Dòng chảy

Hội thảo "Tiếp cận văn học từ lí thuyết văn hóa"

Thứ Bảy, 07/09/2024 06:36

Sáng 06/9/2024, tại Viện Văn học (20 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra Hội thảo khoa học “Tiếp cận văn học từ lí thuyết văn hóa”. Đến dự Hội thảo có TS. Nguyễn Huy Bỉnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn học; TS. Phạm Văn Ánh - Phó Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS. Vũ Thanh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn học; PGS.TS. Trần Khánh Thành - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng đông đảo các nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn Hà Nội, Tạp chí Văn nghệ Quân đội...

TS Nguyễn Huy Bỉnh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn học phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Huy Bỉnh - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Văn học, Trưởng ban tổ chức Hội thảo - nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và văn hóa, tầm quan trọng của hướng nghiên cứu, tiếp cận văn học từ các lí thuyết văn hóa, mong muốn các tác giả tham luận đi sâu thảo luận các vấn đề khoa học theo định hướng của Hội thảo.

Hội thảo đã nhận được 34 tham luận. Tại hai phiên làm việc sáng và chiều, 10 báo cáo được trình bày, gồm: 1/ PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh: “Tiếp cận tác phẩm văn học như một hiện tượng văn hóa”; 2/ PGS.TS. Nguyễn Thị Huế và TS. Lèng Thị Lan: “Tiếp cận ngôn ngữ, văn học, văn hóa tộc người Tày - Nùng dưới góc nhìn bối cảnh”; 3/ PGS.TS. Lê Thị Dục Tú: “Lưu giữ văn hóa tộc người trong văn xuôi viết về miền núi sau đổi mới”; 4/ TS. Hoàng Tố Mai: “Căn tính văn hóa của tác giả di cư: trường hợp Ocean Vuong”; 5/ TS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh: “Ứng dụng tư tưởng triết học Nho - Đạo nghiên cứu sinh thái học ở Trung Quốc: xu hướng và thành tựu”; 6/ TS. Đỗ Thị Hường: “Nước Nga như một thực thể văn hóa trong sáng tác của các nhà văn Nga di cư”; 7/ ThS. Khương Việt Hà: “Văn học trong văn hóa (một vài đặc trưng từ Nhật Bản)”; 8/ TS. Lê Thị Dương: “Biểu tượng Hà Nội trong phim Đặng Nhật Minh từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa”; 9/ ThS. Mai Thị Thu Huyền: “Từ Mẹo lừa (Phạm Đình Hổ) đến Cũng vì ham bằng cấp tú tài (Thanh Nhàn) và Bạc đẻ (Nguyễn Công Hoan): Hành trình của cái thực trong văn học Việt Nam”; 10/ ThS. Nguyễn Thị Kim Nhạn: “Viết lại truyện cổ, hình dung mới về phụ nữ và tầm nhìn bình đẳng giới trong Phật giáo hiện đại (trường hợp Quan Âm Thị Kính của thiền sư Nhất Hạnh)”. Bên cạnh các tham luận được trình bày là các ý kiến trao đổi, thảo luận, phản biện.

Quang cảnh hội thảo.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Phạm Văn Ánh - Phó Viện trưởng Viện Văn học cho biết, các tham luận Hội thảo đi từ các vấn đề có tính lí thuyết, đề xuất các thao tác phân tích, giải đọc tác phẩm đến các vấn đề cụ thể tiếp cận trên các mảng văn học như văn học nước ngoài; dân gian, trung đại, cận - hiện đại Việt Nam. Có nhiều hướng tiếp cận, nghiên cứu văn học, như từ góc độ xã hội học, tôn giáo học, phân tâm học, kí hiệu học, v.v.. và hướng tiếp cận văn học từ văn hóa nói chung không phải là hướng tiếp cận mới, song đây là một trong những hướng tiếp cận quan trọng, hứa hẹn nhiều kết quả tích cực cần được tiếp tục quan tâm, thúc đẩy trong thời gian tới.

TÂM ANH

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)