Dòng chảy

Ra mắt dự án “Tủ sách Đời người”

Thứ Năm, 31/03/2022 20:24

Dự án “Tủ sách Đời người” được ra mắt đúng dịp ngành sách Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai các sự kiện, hoạt động cho Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”. Buổi họp báo giới thiệu về dự án và khởi động bình chọn “100+ cuốn sách nên đọc trong đời” do Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam tổ chức đã diễn ra sáng 31/3/2022, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

BẠN ĐỌC SẼ LÀ NGƯỜI TINH TUYỂN

“Tủ sách Đời người” ra đời với mong muốn cùng cộng đồng xây dựng tủ sách tinh tuyển, có giá trị, sức sống lâu bền, nhằm cung cấp danh mục đầy đủ những cuốn sách đáng đọc trong từng giai đoạn cuộc đời, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đọc tới từng gia đình, từng cá nhân.

Bà Trần Hoài Phương, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam chia sẻ rằng, với tư cách là một đơn vị xuất bản, Omega Plus mong muốn đóng góp vào tiến trình phát triển văn hóa đọc bằng những hành động cụ thể. Dự án “Tủ sách Đời người” sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Những cuốn sách nào là thiết thân và có giá trị bền lâu mà ta có thể tin tưởng, bầu bạn? Làm sao để việc đọc trở thành một phần trong cuộc sống, một nguồn dinh dưỡng tinh thần tốt đẹp không ngừng nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người?

Bà Trần Hoài Phương, Giám đốc sản xuất Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam giới thiệu về dự án “Tủ sách Đời người”.

Với slogan “Tinh tuyển cho người Việt”, “Tủ sách Đời người” đặt mục tiêu tinh tuyển tối thiểu 100 cuốn sách có giá trị trường tồn, với các tiêu chí quen thuộc, phổ biến, dễ tiếp nhận đối với đại chúng - những người đang đứng trước ngưỡng cửa của việc hình thành thói quen đọc khoa học và hệ thống. Qua đó, cung cấp những tấm bản đồ chỉ dẫn nguồn tài liệu đọc chất lượng, mang hàm lượng tri thức cao, đồng thời tôn vinh những ấn phẩm giá trị, trường tồn theo thời gian.

Cuộc bình chọn “100+ cuốn sách nên đọc trong đời” là một trong những mục tiêu trọng yếu của dự án, nhằm thu thập ý kiến đóng góp, đề xuất của độc giả trên khắp cả nước. Các tác phẩm được cộng đồng bình chọn sẽ được đánh giá, chọn lọc kĩ lưỡng bởi Ban Cố vấn chuyên môn và được đưa vào xuất bản. Độc giả có thể bình chọn các cuốn sách không giới hạn về ngôn ngữ, thể loại hay thời điểm ra đời. Dự án cũng đưa ra gợi ý 7 tủ sách nhỏ và một số cuốn sách tiêu biểu ở từng thể loại để bạn đọc tham khảo và dễ dàng đề xuất danh mục sách, bao gồm: Dành cho thiếu nhi, Văn học kinh điển thế giới, Văn học Việt Nam, Phát triển bản thân, Phong tục - Tập quán, Văn hóa - Giáo dục, Lịch sử - Tư tưởng.

Dự án "Tủ sách Đời người" nhận được sự quan tâm của báo chí và bạn đọc.

“Chúng tôi tin rằng với danh mục sách giá trị, chất lượng, được đề xuất bởi cộng đồng và được tinh lọc qua kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc của Ban Cố vấn chuyên môn, ‘Tủ sách Đời người’ sẽ đáp ứng được nhu cầu đọc của số đông, vừa cung cấp tri thức nền tảng vừa giúp định hình, phát triển nhân cách, đồng thời có thể nâng đỡ, bồi đắp tâm hồn mỗi người, đặc biệt là trẻ nhỏ” - Bà Hương Nguyễn, Phụ trách dự án “Tủ sách Đời người” của Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam chia sẻ.

KÌ VỌNG THÚC ĐẨY VĂN HÓA ĐỌC

Dự án “Tủ sách Đời người” mang đến những giải pháp, cách thức cụ thể, thiết thực giúp độc giả tự xây dựng thói quen đọc sách, biết cách chọn lọc tủ sách cho gia đình. Bên cạnh kì vọng có thể trở thành tủ sách cốt lõi trong mỗi gia đình Việt, dự án còn thiết kế, triển khai chuỗi hoạt động chia sẻ, thảo luận và các chương trình trải nghiệm, huấn luyện, hướng dẫn đọc, nhằm tìm kiếm giải pháp xây dựng, thúc đẩy thói quen đọc trong mỗi gia đình Việt.

Dự án có sự đồng hành của các đơn vị uy tín trong lĩnh vực xuất bản - truyền thông, quan tâm đến sự phát triển văn hóa, đặc biệt là văn hóa đọc ở Việt Nam như Nhà xuất bản Văn học, Thư viện Quốc gia, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, CLB đọc sách cùng con… cùng sự tư vấn, phản biện, đóng góp của Ban Cố vấn chuyên môn là các học giả, nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội, các nhà xuất bản, những người xuất thân và sinh trưởng trong những gia đình có truyền thống đọc sách cũng như có trải nghiệm và hiểu biết về văn hóa đọc của người Việt. Đó là nhà nghiên cứu Văn hóa Nguyễn Xuân Hoa, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu, nhà nghiên cứu Giáo dục Nguyễn Quốc Vương, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh và anh Vũ Trọng Đại - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam.

Các khách mời cùng trao đổi, thảo luận về chủ đề “Giải pháp xây dựng và thúc đẩy văn hóa đọc”.

Cũng tại buổi họp báo, các khách mời trong Ban Cố vấn chuyên môn của Tủ sách đã cùng bạn đọc trao đổi, thảo luận về chủ đề “Giải pháp xây dựng và thúc đẩy văn hóa đọc”. Cuộc thảo luận này xoay quanh mục tiêu xây dựng, phát triển thói quen, nền nếp đọc cho người Việt, đồng thời cũng là sự mở đầu cho chuỗi chương trình chia sẻ, giới thiệu và trò chuyện về Tủ sách.

Dự án “Tủ sách Đời người” được ra mắt đúng dịp ngành sách Việt Nam đang đẩy mạnh triển khai các sự kiện cho Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”. Có thể coi đây là một hoạt động bản lề, đón đầu, chuẩn bị cho sự kiện lớn nhất trong năm của ngành sách và xuất bản sau một thời gian không thể tổ chức do dịch bệnh. Sắp tới, chuỗi các hoạt động diễn ra trong tháng 4 sẽ rất phong phú với hình thức đa dạng, đáng để các độc giả đón đợi.

HÀ THY LINH

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)