Tên tuổi của nhà văn Cao Duy Sơn đã được khẳng định trong dòng văn học viết về đề tài miền núi. Đọc văn Cao Duy Sơn, ta luôn thấy ở đó những cách tiếp cận riêng vào các giá trị nguồn cội, bản sắc văn hoá hiện tồn của dân tộc, thấy ở đó cả những phận người, phận làng trước sự biến động của xã hội đương đại. Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Cao Duy Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa các dân tộc về văn học đề tài miền núi và sự phát triển của đội ngũ người viết văn dân tộc thiểu số hiện nay.
Bài trò chuyện mang tên Hãy viết bằng tình yêu và trách nhiệm cao nhất với đồng bào, quê hương mình sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 985.
Phần Văn xuôi được tiếp nối với các truyện ngắn: Tấm bia chùa Jorin-Ji của Phùng Văn Khai, Mật gấu của Trần Nguyên Mỹ, Bóng lửa của Hồ Thị Linh Xuân.
Tấm bia chùa Jorin-Ji viết về những con người đã tham gia phong trào Đông du ở Nhật Bản trong những ngày đầy khó khăn, phải đối mặt với rất nhiều thách thức, hiểm nguy. Truyện mang không khí của nước Nhật trong những năm đầu thế kỉ 20 và đặc biệt khắc hoạ rõ nét chân dung bác sĩ Asaba Sakitaro người có công lớn trong việc giúp đỡ phong trào Đông du…
Mật gấu để lại nhiều suy nghĩ cho bạn đọc bởi đề tài bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã. “Lão” đã cách biệt với bà con để kín cổng cao tường nuôi gấu lấy mật làm giàu, và cái kết ám ảnh đã đến. “Vài người cứng vía xúm vào, thì ra kẻ xấu số bị gấu ngựa xé tan vùng bụng lôi buồng gan ra chỉ móc mật ăn, còn nội tạng thịt xương nguyên vẹn. Nghĩa tử là nghĩa tận, cái thị tứ dân góp chín người mười làng đến chật cổng đồng, không thiếu hộ nào. Ai cũng than khóc và dặn nhau: “Lấy của rừng rưng rưng nước mắt”.
Bóng lửa lại là một chuỗi dài đan xen giữa kí ức và hiện tại về một làng nghề rèn. Chị ngồi day mặt về phía mặt trời lặn, nhìn đe quai búa. Nghề rèn không đủ để gia đình chị sinh sống đủ đầy nhưng chính vì nghề rèn mà chị đã bỏ quê, bỏ gia đình để ra đi lang bạt những mong có đất cho nghề phát triển, bỏ lại phía sau dằng dặc những câu chuyện những phận người của quá khứ và hiện tại…
“Pháo đài” 513, những ngày đáng nhớ là ghi chép của Đoàn Hữu Hiệp về những ngày đầu lên tàu của một người lính Hải quân. Ngoài ra còn có bài viết Anh Ruộng của Hồ Tĩnh Tâm thú vị và cảm xúc.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Nguyễn Minh Khiêm, Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thánh Ngã, Trang Thanh, Bùi Việt Phương, Nguyễn Đức Sơn, Luân Lê, Nông Văn Khiêm, Bạch Văn Tín, Quang Tuyến.
Cuộc thi thơ tiếp tục ghi nhận những tác phẩm ấn tượng, có chiều sâu và đề tài phong phú. Bên cạnh những thi phẩm dạt dào cảm hứng về lịch sử đất nước, chiến tranh người lính là những suy tư về thế sự, tình yêu đôi lứa, tình yêu con người và những rung cảm đặc biệt trước đời sống… Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Thời nắng xanh đã khác của Nguyễn Thị Kim Nhung giới thiệu thi tập Thời nắng xanh & những bài thơ khác của nhà thơ Trương Nam Hương.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Mùa xuân của nhà văn Nga Anton Pavlovich Chekhov - người được xem là một trong những nhà truyện ngắn vĩ đại nhất của nhân loại. Truyện do Đào Tuấn Ảnh dịch từ nguyên bản tiếng Nga.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Đức Anh, Trần Thọ Xương, Huệ Ninh, Hương Lê, Đinh Thanh Huyền, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Trần Nhã Thuỵ, Đinh Phương.
Sức lan tỏa của một giải thưởng khả tín sẽ đầy sức khơi gợi. Người vô danh nhìn thấy một ngọn đuốc nhận đường mờ tỏ, cũng bước ra khỏi bóng tối để thi thố chữ nghĩa. Tản mạn về giải thưởng văn chương và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2021 là bài viết thú vị và sâu sắc.
Có quá nhiều định nghĩa về thơ đã được nêu ra, đây là điều đáng mừng, vì nó chứng tỏ không thể định nghĩa thơ theo cách đã làm với tiểu thuyết và các thể loại khác. Một khi thơ vẫn là cái chưa thể định nghĩa thì thế giới của nó vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật. Thơ - như tôi nghĩ là bài viết đưa đến những kiến giải xác đáng, ấn tượng.
Thị trấn của tôi là những câu chuyện, những kí ức về thị trấn nơi nhà văn Đinh Phương sinh ra, lớn lên, góp phần làm nên dấu ấn cho tác phẩm của anh sau này.
Bên cạnh đó là những bài viết, những nghiên cứu thú vị và sâu sắc về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí VNQĐ số 985 dày 120 trang với những bài viết thú vị, tranh, ảnh minh họa đẹp dự kiến sẽ phát hành ngày 20/3/2022. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
Lý Hữu Lương
Nhà văn Cao Duy Sơn: “Hãy viết bằng tình yêu
và trách nhiệm cao nhất với đồng bào, quê hương mình”
Phùng Văn Khai
Tấm bia chùa Jorin-Ji
Đoàn Hữu Hiệp
“Pháo đài” 513, những ngày đáng nhớ
Hồ Tĩnh Tâm
Anh Ruộng
Trần Nguyên Mỹ
Mật gấu
Hồ Thị Linh Xuân
Bóng lửa
Thơ
Nguyễn Minh Khiêm
Người gảy đàn bầu;
Họp cựu chiến binh: Những cánh bèo
Nguyễn Thanh Hải
Nhà quê; Gia đình; Chiều rất gần nhưng chiều lại rất xa
Nguyễn Thánh Ngã
Vị đất; Núi Ấn sông Trà; Chạm vào cọc nhọn
Trang Thanh
Viết từ mảnh vườn của mẹ; Chữ chữ gọi mùa;
Tên tôi hai chữ thanh không
Bùi Việt Phương
Căn cước hòa bình; Nơi địa đầu sắc nhọn; Ngày qua F
Nguyễn Đức Sơn
Bếp lửa; Gió lồng lộng dưới cánh hoa bạc hà
Nguyễn Thị Kim Nhung
Thời nắng xanh đã khác
(Đọc Thời nắng xanh & những bài thơ khác của Trương Nam Hương)
Luân Lê
Đêm bên ngoài cửa sổ
Nông Quang Khiêm
Mùa nương
Bạch Văn Tín
Chiếu cói ngày xưa
Quang Tuyến
Cỏ dại; Nhặt quê
Văn học nước ngoài
Anton Chekhov
Mùa xuân (Đào Tuấn Ảnh dịch từ nguyên bản tiếng Nga)
Bình luận văn nghệ
Đức Anh
Tản mạn về giải thưởng văn chương và giải thưởng
Hội Nhà văn Việt Nam 2021
Trần Thọ Xương
Thực trạng tiếp nhận tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc
ở Việt Nam hiện nay
Huệ Ninh
Một số vấn đề đặt ra qua Hội diễn sân khấu kịch nói toàn quốc
đợt 1 - 2021
Hương Lê
Trinh nữ và cứu chuộc
Đinh Thanh Huyền
Thơ - như tôi nghĩ
Nguyễn Thị Tịnh Thy
Anh hùng còn chi?...
Trần Nhã Thụy
Cùng nhau trên những chuyến “về nhà”
Đinh Phương
Thị trấn của tôi
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Thu Hương Tranh của họa sĩ Nguyễn Thị Hòa
Minh họa: Tô Chiêm, Trương Đình Dung, Bùi Quang Đức, Nguyễn Văn Đức, Phạm Minh Hải, Lê Anh Vân, PV...
VNQD