Dòng chảy

Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1002+1003 (số đặc biệt tháng 12/2022)

Chủ Nhật, 11/12/2022 20:14

“…Khi trở về đời thường, các cựu chiến binh lại hòa mình cùng với nhân dân, họ chính là nhân dân với khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực và niềm tin cho Tổ quốc. Đối với mỗi cựu chiến binh Việt Nam, ai cũng đều xác định phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa, cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với các đồng đội đã khuất, để tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân…”

Nhân dịp kỉ niệm 33 năm ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2022) và hướng đến Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kì 2022-2027, Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) đã có cuộc trao đổi, trò chuyện với Trung tướng Khuất Việt Dũng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Bài trò chuyện mang tên Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của nhân dân sẽ mở đầu tạp chí số đặc biệt tháng 12 này.

Dương Hướng là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học hậu chiến Việt Nam. Tiểu thuyết Bến không chồng của ông (cùng Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường) được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Năm 2017 ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Hiện ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam. Trong số đặc biệt này, VNQĐ có bài trò chuyện giữa nhà văn Đinh Phương và nhà văn Dương Hướng với nhan đề Danh hiệu nhà văn là do nhân dân tôn vinh.

Miếu ông Đời của Lê Nguyên Ngữ là câu chuyện về người chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật dưới thân phận một người giữ miếu. Truyện hấp dẫn bởi những tình tiết bất ngờ, gay cấn. Trong chiến tranh, đã có biết bao người chiến sĩ như ông Đời, dũng cảm, mưu trí và hiến dâng một cách giản dị, lặng lẽ…

Truyện kí Chuyện người lính chốt của Thái Chí Thanh xúc động bởi trong chiến tranh, giữa lằn ranh của sự sống và cái chết, những mối tình đã nảy nở thật đẹp đẽ và diệu kì. Nhưng cũng thật đau xót khi phải chứng kiến tình yêu ấy bị chiến tranh huỷ hoại: “Đã nhiều lần chôn cất đồng đội, những người lính trận như tôi chỉ biết giấu nước mắt vào trong, nén đau thương để tiếp tục cho những trận đánh mới. Nhưng lần này, khi nhặt được bàn tay nhỏ có đeo chiếc nhẫn mica khắc hai chữ lồng vào nhau B và S, không rõ họ trao tặng nhau từ bao giờ giữa trận đánh ác liệt này, tôi sụp xuống, khóc tức tưởi như một đúa trẻ…”

Chợ Âm Dương của Sương Nguyệt Minh khắc hoạ những nỗi đau thân phận của người phụ nữ thời hậu chiến. Trong không khí bảng lảng huyền ảo, như thực như mơ, những nỗi đau, hụt hẫng, ám ảnh lại như càng rõ rệt hơn, khắc sâu hơn vào tâm thức người ở lại. Nhưng ở một góc nhìn khác, đó cũng là cách để xoa dịu đi những vết thương tưởng mãi không lành…

Sinh tử của Quyên Gavoye nhuốm màu huyền ảo nhưng cũng rất chân thực, bởi những nhân vật, những chi tiết trong tác phẩm gợi ra những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, số phận. Mỗi người sẽ có một quan sát riêng về cuộc đời, cho đến khi trải qua biến cố, trải nghiệm sẽ cho ta thấy được cuộc đời ở một góc nhìn khác. “Những ai đã từng qua cửa sinh tử rồi sẽ đều thay đổi...”

Phần Văn xuôi còn có bút kí Mễ Trì, lắng trong hương cốm của nhà văn Nguyễn Xuân Thuỷ với những hình ảnh, dấu ấn xúc động về Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"; bút kí Thím tôi của nhà văn Hà Nguyên Huyến viết về những người đàn bà ở làng Mông Phụ - Đường Lâm; kí ức chiến trường Quân hàm “lậu” của Nguyễn Điền; ghi chép Thật gần, Hương Ngải của nhà văn Phùng Văn Khai.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Sẻ cụt bay đi của nhà văn Phan Đình Minh.

Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Nguyễn Trọng Luân, Lê Thị Mây, Trần Quốc Toàn, Hà Phi Phượng, Nhuỵ Nguyên, Lê Hoà, Võ Văn Luyến, Bùi Phan Thảo, Nguyễn Trọng Văn, Bùi Thanh Hà, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Hiền, Nguyễn Thánh Ngã, Trần Xuân Trường, Đặng Bá Khanh, Nguyễn Vĩnh, Lương Kim Phương, Phạm Văn Dũng.

Đây là số tạp chí khép lại Cuộc thi thơ 2021-2022 trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ban biên tập cảm ơn sự tham gia hưởng ứng cuộc thi một cách nồng nhiệt nhất, sáng tạo nhất của các tác giả. Sau cuộc thi, ban biên tập kì vọng sẽ tiếp tục nhận được sự cộng tác đầy tâm huyết của các cộng tác viên cho những số tạp chí tiếp theo.

“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Nguyễn Tiến Thanh cùng chùm thơ ấn tượng của anh.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Những nhịp đập song hành của Nguyễn Thị Kim Nhung giới thiệu thi tập Đất nước tôi màu xanh của P.N.Thường Đoan.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Hải âu của nhà văn Nhật Bản Dazai Osamu. Truyện do Hoàng Long dịch từ nguyên tác Nhật ngữ.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Trần Thị Hồng hoa, Mai Anh Tuấn, Hoàng Minh Đức, Hoài Nam, Mã Giang Lân, Hiền Trang, Phạm Vân Anh, Đỗ Thị Thanh Nga.

Bài viết Phim "Hà Nội 12 ngày đêm": bi tráng vừa tầm là những nhận định mang tính chuyên môn về bộ phim Hà Nội 12 ngày đêm. Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những kiến giải sâu sắc, khách quan với mong muốn sẽ có thêm những thước phim mới, xứng tầm hơn với sự kiện lịch sử này để công chúng tiếp cận trên phương diện nghệ thuật.

Trong cuộc đấu tranh gian khổ nhưng rất đỗi tự hào, có một người con Quảng Bình, miền gió Lào cát trắng, đã trọn đời đi theo Đảng, con đường mà Bác Hồ đã chọn. Cuộc đời ông gắn liền với con đường Trường Sơn, con đường Hồ Chí Minh huyền thoại, gắn liền với đường đi của cả dân tộc Việt Nam. Đó là Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên. Bài viết Một lát cắt của lịch sử cách mạng Việt Nam là những nhìn nhận về cuốn sách của ông gắn với phần nào lịch sử cách mạng của dân tộc.

"…Tôi sẽ không nói đây là một giấc mơ thành hiện thực, vì tôi còn chưa từng mơ về nó. Ngôn từ, kì diệu như nó vẫn luôn thế, là một tấm thảm bay kéo ta vào những vùng mây xa lạ. Ta chỉ cần bước lên tấm thảm ấy, điểm đến không cần chuẩn bị trước, bởi mọi điểm đến mà ta chuẩn bị đều không đẹp bằng nơi mà tấm thảm sẽ dẫn ta đi..." Bài viết Bất an và ảo tưởng ở thiên đường văn chương Iowa là một cách nhìn sinh động, thú vị, hấp dẫn về thế giới văn chương.

Còn nhiều bài viết hấp dẫn, mang tính phân tích, kiến giải, luận bình về các lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Những đề tài cũ được nhìn nhận theo những nghiên cứu mới; những chân dung và tác phẩm được lí giải, phân tích kĩ lưỡng; và những câu chuyện, trao đổi về nghề viết sẽ góp phần làm nên sự phong phú cho phần này.

Tạp chí VNQĐ số đặc 1002 + 1003 với nhiều tranh, ảnh đẹp dự kiến sẽ phát hành ngày 15/12/2022. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn

VNQĐ

Trung tướng Khuất Việt Dũng - Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Sáng mãi phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ - Bộ đội của nhân dân

Lê Nguyên Ngữ

Miếu ông Đời

Thái Chí Thanh

Chuyện người lính chốt

Nguyễn Xuân Thủy

Mễ Trì, lắng trong hương cốm

Sương Nguyệt Minh

Chợ âm dương

Quyên Gavoye

Sinh tử

Đinh Phương

Nhà văn Dương Hướng: “Danh hiệu nhà văn là do nhân dân tôn vinh”

Phan Đình Minh

Sẻ cụt bay đi

Hà Nguyên Huyến

Thím tôi

Nguyễn Điền

Quân hàm “lậu”

Phùng Văn Khai

Thật gần, Hương Ngải

 

Thơ

Nguyễn Trọng Luân

Uống rượu cần trên cao điểm 1049; Mưa đã xa; Nỗi nhớ tháng tư

Lê Thị Mây

Trang sách hòa bình; Hai con đèo

Trần Quốc Toàn

Trên phiên gác mùa xuân; Mỗi tối ngồi vẽ một giấc mơ; Nón ngựa Phú Gia

Hà Phi Phượng

Câu chuyện ban mai; Gửi sang phía nắng

Lê Hòa

Đôi bờ; Một cánh đồng thị hiện trong tôi

Nhụy Nguyên

Mơ phơi trên đồng; Hiên nhà nắng đợi; Thơm về Thanh Tiên

Võ Văn Luyến

Đakrông ngày mở núi; Gửi những loài chim vô tư

Bùi Phan Thảo

Mắt lá; Lên ngàn nhớ người xưa

Nguyễn Trọng Văn

Cảm nghĩ cao nguyên đá; Trên cánh đồng thời gian

Bùi Thanh Hà

Chiều thu lặng lẽ; Tìm anh bốn mùa; Sông ru

Hoàng Anh Tuấn

Đền Bắc Hà; Kép

Hoàng Hiền

Người đi câu sông mây; Đập cánh

VNQĐ giới thiệu thơ Nguyễn Tiến Thanh

Lời buồn cho em; Gửi Trường Sa; Rồi có thể cỏ mùa thu sẽ úa

Nguyễn Thánh Ngã

Qua đèo Ngoạn Mục; Ôi, những đóa hoa

Trần Xuân Trường

Giấc mơ trôi; Khúc ca dao

Đặng Bá Khanh

Bóng mẹ

Nguyễn Vĩnh

Chảy với Vu Gia

Lương Kim Phương

Hằng hạc bên hồ

Phạm Văn Dũng

Khúc ca người lính

Nguyễn Thị Kim Nhung

Những nhịp đập song hành (Đọc Đất nước tôi màu xanh của P.N.Thường Đoan)

 

Văn học nước ngoài

Dazai Osamu

Hải âu (Hoàng Long dịch từ nguyên tác Nhật ngữ)

 

Bình luận văn nghệ

Trần Thị Hồng Hoa

Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ - một trường hợp đặc biệt của thi ca Việt Nam hiện đại

Mai Anh Tuấn

Phim Hà Nội 12 ngày đêm: bi tráng vừa tầm

Hoàng Minh Đức

Một lát cắt của lịch sử cách mạng Việt Nam

Hoài Nam

Lửa từ những cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí

Mã Giang Lân

Thơ và không chỉ là thơ

Hiền Trang

Bất an và ảo tưởng ở thiên đường văn chương Iowa

Phạm Vân Anh

“Ngựa thồ văn hóa” và câu chuyện quảng bá văn chương Việt ra thế giới

Đỗ Thị Thanh Nga

Những không gian văn hóa đặc trưng của Hà Nội trong tản văn giai đoạn 2010 - 2020

Nguyễn Văn Học

Sự thôi thúc khi môi trường bị bức hại

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)