Một mùa giải văn chương Việt (cả già lẫn trẻ) vừa được trao, danh sách hội viên mới đã được công bố, VNQĐ số này có cuộc trò chuyện cùng nhà văn/ nhà văn viết phê bình Văn Chinh, nhằm lắng nghe những chia sẻ của ông quanh đề tài tốn nhiều giấy mực và vẫn thường gây tranh cãi này.
Bài trò chuyện mang tên Cuộc trao giải thưởng và kết nạp hội viên năm nay là đích đáng sẽ mở đầu tạp chí số 983.
Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Tàu đắm của Sơn Trần, Sát thủ hồ bơi của Huỳnh Long, Gió đông rưng rức của Hoàng Lệ Thuỷ; ghi chép Lời hẹn Sarakuđao của Nguyễn Thành Dũng.
Tàu đắm khắc hoạ sâu sắc số phận của những người đàn ông, đàn bà vùng biển. Kẻ ra khơi không hẹn ngày về, người đợi chờ đằng đẵng lê thê. Nếu những chuyến đi biển của Hoạt khiến cho tình cảm vợ chồng phai nhạt dần trong mỗi lần anh trở về thì chuyến đi không hẹn ngày về của chồng Xuân lại đẩy cuộc đời cô về một bến khác. Chuyện gì đến sẽ đến hay tất cả là do sự lựa chọn của mỗi người?
Sát thủ hồ bơi giống như một câu chuyện viễn tưởng nhưng điều đáng nói là những gì trong tác phẩm đề cập đến lại rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Câu chuyện vì thế mà trở nên rất đáng suy ngẫm. Sau tất cả những điều mà gã sát thủ đã làm bằng sự lạnh lùng của nghề nghiệp thì đọng lại trong chúng ta là giá trị của sự nhân văn: Gã bắt đầu ngồi vào bàn viết. Cảm hứng thiện lương bừng trỗi khiến nhịp tim của gã dập dồn…
Gió đông rưng rức ám ảnh người đọc bởi cuộc tình của Pàn - Sóng - Hặc (người chồng đã mất của Sóng). Bên cạnh bức tranh khung cảnh miền núi nên thơ, trữ tình trong những ngày tết là câu chuyện đầy éo le, ma mị mà những người trong cuộc trải qua. Sau tất cả, có lẽ chỉ có sự chân tình, thấu hiểu, yêu thương mà các nhân vật dành cho nhau mới giúp họ hoá giải, vượt qua những éo le nhất của cuộc đời.
Phần Thơ với sự góp mặt của các tác giả: Trần Thế Vinh, Trần Huy Minh Phương, Bùi Thị Diệu, Lương Mỹ Hạnh, Trần Lê Anh Tuấn, Hoàng Vũ Thuật, Hoàng Dương, Myo, Trương Công Tưởng, Vân Phi, Vũ Quang Trạch, Huỳnh Minh Tâm, Bùi Phan Thảo.
Trang thơ cuối tháng 2 mang tới nhiều phong vị của mùa xuân, của đời sống, với những vẻ đẹp và sự lắng sâu. Bên cạnh đó không thể thiếu những bài thơ về người lính và chiến tranh cách mạng - đề tài lớn của thơ ca mọi thời kì.
Cuộc thi thơ đang bước vào giai đoạn quan trọng với sự góp mặt của những cây bút nội lực, ấn tượng. Ban biên tập mong các tác giả sẽ tiếp tục trau chuốt, nuôi dưỡng những tác phẩm để gửi đến cuộc thi những tác phẩm tâm đắc, trọn vẹn.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Trở về dưới cội cây đức hạnh của TS Nguyễn Thanh Tâm giới thiệu thi tập Lục bát tình nhân của Trương Xuân Thiên.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Anh Khang trở về của Vương An Ức do Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung.
Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Thuấn, Hồ Anh Thái, Nguyễn Chi Anh, Thương Tỉnh Ưu, Thu Sang, Châu La Việt.
Văn học đương đại Nhật Bản ghi nhận sự khác biệt lớn trong phong cách sáng tác của các nhà văn so với thế hệ trước. Có nhận xét rằng các nhà văn Nhật Bản đương đại mất gốc hay Tây hóa quá mức, tuy nhiên họ đã thổi một luồng gió mang hơi thở thời đại mới vào văn đàn nước này. Bài viết Một vài phác họa diện mạo văn học Nhật Bản đương đại sẽ bàn sâu về vấn đề này.
Bên cạnh một Bảo Ninh tiểu thuyết là một Bảo Ninh truyện ngắn. Kí ức chiến tranh với tất cả những gì đau thương, đẹp đẽ còn được Bảo Ninh thể hiện hấp dẫn và sâu sắc nơi những tự sự ngắn này. Bài viết Truyện ngắn về chiến tranh của Bảo Ninh sẽ bàn thêm về truyện ngắn của ông.
Bên cạnh đó là những bài viết nhiều lí thú, về các vấn đề đáng quan tâm của văn học nghệ thuật hôm nay.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 983 dày 120 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 20/2/2022. Thân mời các bạn đón đọc!
- Ảnh:
Văn
Đinh Phương
Nhà văn Văn Chinh: “Cuộc trao giải thưởng và kết nạp
hội viên năm nay là đích đáng”
Sơn Trần
Tàu đắm
Nguyễn Thành Dũng
Lời hẹn Sarakuđao
Huỳnh Long
Sát thủ hồ bơi
Hoàng Lệ Thủy
Gió đông rưng rức
Thơ
Trần Thế Vinh
Màu xanh có từ cây lá xanh
Trần Huy Minh Phương
Nẩy lên những vòm xanh vảy bạc; Nhé về…
Bùi Thị Diệu
Cha; Còn bông cúc vàng ở lại
Lương Mỹ Hạnh
Nhà sàn; Đời sông
Trần Lê Anh Tuấn
Người gác hầm Babonneau; Sự bắt đầu
Hoàng Vũ Thuật
Mùa xuân đang nói gì; Phục sinh; Tượng bán thân
Hoàng Dương
Ngôi sao phương nam; Tìm em biên giới
Myo
Khúc Sình ca cho anh; Khúc Sình ca cho em
Trương Công Tưởng
Con đường; Những đêm về sáng
Vân Phi
Giấc cổ tự; Dưới gốc tra già
Nguyễn Thanh Tâm
Trở về dưới cội cây đức hạnh
(Đọc Lục bát tình nhân của Trương Xuân Thiên)
Vũ Quang Trạch
Chị còn; Ngọn khói
Huỳnh Minh Tâm
Khu vườn tháng ba và những tờ di chúc; Lồng đèn
Bùi Phan Thảo
Các em khiếm thị đá bóng; Muối mặn
Văn học nước ngoài
Vương An Ức
Anh Khang trở về
(Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung)
Bình luận văn nghệ
Trần Đình Sử
Phê bình văn học trước thời hiện đại
Nguyễn Văn Thuấn
Truyện ngắn về chiến tranh của Bảo Ninh
Hồ Anh Thái
Chuyện biên tập: Vùng trắng đối diện bản thảo
Nguyễn Chi Anh
Một vài phác họa diện mạo văn học Nhật Bản đương đại
Thương Tỉnh Ưu
Trong chiếc bình Nhã Nam: Đọc Trần Vũ
Thu Sang
Hình ảnh người phụ nữ trong tranh Vũ Giáng Hương
Châu La Việt
Nổi lửa lên em - từ nữ chiến sĩ nuôi quân Trường Sơn
thuở ấy
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Tranh của họa sĩ Công Quốc Hà
Minh họa: Lê Anh, Nguyễn Vân Chung,
Trương Đình Dung, Tào Linh, Lê Huy Quang,
Nguyễn Đăng Phú, PV...
VNQD