- Vượt qua sự truy lùng, tận diệt, ngay trên đỉnh Ngọc Linh, một “vương quốc” sâm đang hiện hữu và “sống yên ổn” bởi sự chăm sóc, nâng niu của vài trăm công nhân của Công ti CP Sâm Ngọc Linh - Kon Tum. Vườn sâm hơn 400 ha, 21 năm tuổi đang được canh gác và bảo vệ nghiêm ngặt ngày càng phát triển, mở rộng dưới tán rừng già trên độ cao gần 2000m thuộc huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei, tỉnh Kom Tum.
Cây sâm Ngọc Linh bắt đầu vươn cao từ mùa xuân, sâm có thể sống nghìn năm tuổi. Sâm phát triển thân rễ trong đất. Mỗi năm cây thường mọc chồi lên thêm một đốt. Tuy nhiên có nhiều cây sâm mọc ở nơi có đất tốt sẽ có ít đốt hơn, nên không thể nhìn đốt để đoán năm tuổi. Trong năm sâm Ngọc Linh có 9 tháng phát triển, 3 tháng ngủ đông. Sâm trồng sau 7 năm là có thể thu hoạch mà vẫn đảm bảo lượng sinh khối. Tuy nhiên sâm ở đây có cây trồng được 21 năm mà vẫn chưa khai thác. Vào tiết thu hạt sâm có màu đỏ rực rỡ.
Tháng 8 hàng năm là thời diểm thu hạt, đây là giai đoạn cuối thời kì phát triển.
Những hạt sâm quý được bảo quản cẩn thận và mang ươm giống khi hạt còn tươi.
Trước đây sâm Ngọc Linh đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi sự tận thu của con người
Nhờ có sự can thiệp của Nhà nước và chính quyền địa phương mà nguồn dược liệu quý được hồi sinh và đang phát triển mạnh mẽ.
Hiện tại, 300 công nhân lao động là đồng bào dân tộc thiểu số xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lei chăm sóc và hình thành được gần chục khu trồng và nhân giống sâm.
Bằng sự tâm huyết, coi cây như tài sản của gia đình của mỗi công nhân mà vườn sâm đã được nhân rộng cả về số lượng và diện tích.
Sâm giống được khoanh nuôi và bảo vệ cẩn mật.
Và có một môi trường thuận lợi để phát triển.
Gọi là trồng sâm, nhưng thực chất cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên dưới tán rừng. Những lớp mùn được gom tại chỗ, nên giá trị y dược vẫn giữ nguyên.
Luống sâm 21 năm tuổi tại đây vẫn chưa được khai thác.
Sâm giống sinh sôi phủ kín dưới tán cây rừng, tạo việc làm cho 300 hộ dân của 20 thôn xã Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lei và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ loài cây đặc hữu quý giá của vùng núi cao.
Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Hoàng Thành