Một buổi trưa tôi đến Quảng Sơn, âm thanh rộn rã, sự tất bật chuẩn bị cho mùa vụ mới của bà con nông dân xã vùng cao biên giới huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đã xua tan cái nắng gay gắt của miền Bắc. Mặt trời đỏ rực, treo lơ lửng trên ngọn cây in rõ những chiếc lưng lom khom trên thửa ruộng xâm xấp nước. Từng giợt mồ hôi rơi theo đôi tay thoăn thoắt găm từng mầm xanh trên mặt đất nhão. Mỗi mầm xanh cắm xuống mang theo nhiều kì vọng về một vụ mùa bội thu. Tiếng máy cày, tiếng người cười nói lanh lảnh trên cánh đồng. Xa xa một vài tiếng trẻ hồn nhiên nô đùa, một vài tiếng lách cách chậm rãi phát ra sau khung cửi, một cụ già lặng lẽ ngồi khâu vá bên hiên nhà khiến hồn ta lắng đọng, tuổi thơ ta chợt hiện về trong những vụ mùa xa xưa.
Trong thời đại công nghiệp người dân ở những vùng đồng bằng chủ yếu canh tác bằng việc gieo xạ trực tiếp hoặc dùng mạ khay cấy máy chứ không còn mặn mà với việc cấy trực tiếp bằng cây mạ nữa vì rất mất công thì người dân nơi đây vẫn trung thành với phương thức canh tác cũ.
Những bàn tay thoăn thoắt đang lấp đầy những rảnh mạ vào các khoảnh ruộng và chỉ hơn 3 tháng nữa thôi là những cây mạ này sẽ thành những cây lúa cho thu hoạch.
Những ngôi nhà truyền thống bình dị với đụn rơm trước ngõ là hình ảnh không còn nhiều ở vùng đồng bằng thì ở nơi đây vẫn là hình ảnh quen thuộc, làm nên bản sắc của địa phương.
Đến Quảng Sơn vào mùa cấy ta như được trở về với những kí ức tuổi thơ êm đềm, vùng đất sát biên giới này vẫn như một miền cổ tích còn phong kín.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY Thực hiện: PHẠM MINH HẢI
Tôi như một vị quan tòa trong cuộc hôn nhân chơi vơi của đôi vợ chồng - những nguyên mẫu của nhân vật trong truyện ngắn Người đàn bà đi tìm nước của mình... (VÕ DIỆU THANH)
Chịu khó đọc, tự tin mình cũng có thể viết được như mọi người, nhưng lúc đó tôi chưa có ý thức trở thành người viết chuyên nghiệp, chỉ muốn kể lại những câu chuyện chiến tranh gian khổ ác liệt... (TRUNG SỸ)
Trong tiểu thuyết, nhân vật Nhà văn trẻ có một người vợ bỗng dưng mất tích, trước khi rời đi, cô tháo cái sim điện thoại bỏ vô bể cá, nên cuộc kiếm tìm trở nên vô vọng... (TRẦN NHÃ THỤY)
Thế hệ tôi 8x sinh sau năm 1975, không biết chiến tranh là gì, bom đạn là gì, chưa cảm được mất mát, chia li, đau khổ của cảnh binh đao, khói lửa một thời mà các thế hệ trước đã phải trải qua... (LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG)
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Ngày 28/07, tại Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.
Triển lãm khai mạc ngày 21/7 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 97 Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Triển lãm sẽ diễn ra tại Trung tâm Thông tin Văn hoá Hồ Gươm, số 2 Lê Thái Tổ, P. Hàng Trống, Q. Hoàn kiếm, Hà Nội.
Triển lãm đang diễn ra và kéo dài đến 29/06/2023 tại Mây artspace, 36/70 Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM.
216 tác phẩm với nhiều chất liệu và thể loại tranh từ sơn Acrylic, màu nước, sáp dầu, đến chì, than, màu bột… đã bày tỏ thế giới nội tâm phong phú của các em
Dự án mang đến không gian trực tuyến miễn phí có thể tìm hiểu về văn hóa trầu cau của Việt Nam qua các hiện vật 3D, văn bản, hình ảnh và video giàu tính tương tác.
Các tác phẩm được xếp đặt theo dòng chảy mà mà tác giả tạo ra với từng cụm tác phẩm rời rạc - kết nối...
Kiên và Vũ chênh nhau 4 tuổi. Vũ ở Hưng Yên, Kiên sinh sông tại Đà Nẵng nhưng họ cùng chung một linh hồn.
Lê Tiến Vượng chia sẻ, là một người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông thích vẽ về phố phường thủ đô với bề dày văn hóa hàng nghìn năm.