Sách về nhà số 4

An nam thời thuộc Pháp thế nào?

Thứ Bảy, 26/09/2020 09:57

Tác phẩm được đăng lần đầu (nhiều kì) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín) vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa. “Đế quốc An nam và người dân An nam” được xuất bản mà không có tên tác giả. Trên thực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận ra đó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trên các địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam.

Khi nhận xét về tính cách của người An Nam, các tác giả cho rằng trước hết phải xem An Nam là quốc gia văn minh; sau Trung Hoa và Nhật Bản, không có dân tộc nào trong vùng Viễn Đông xứng đáng được khách viễn du chú ý hơn An Nam. Bên cạnh những mô tả về ưu điểm của người dân bản địa thì các tác giả cũng nhận xét về khuyết điểm như: nhẹ dạ, sự kiêu căng tự phụ. Họ mê sự hào nhoáng, thích khoe khoang, dũng cảm khi không cần phải dè dặt. Ngay khi nỗi lo sợ xâm nhập vào lòng người An Nam, thay vì được kiềm chế, nó lại bùng ra, rồi mọi thứ gần như hết ngay. Sau đó, họ trở lại như cũ và tiếp tục mọi việc như trước đây. Người An Nam dối trá và lạnh lùng ở bề ngoài. Vì vậy, họ luôn phân biệt cái mà họ gọi là lí lẽ và thực tế (lí, tình), nghĩa là họ chỉ nói dối khi thấy quá bất tiện để nói sự thật và sự khôn ngoan này phải được chấp nhận là đúng và có lí do chính đáng đủ để trả lời các vấn đề rắc rối... Đối với tính háu ăn, cờ bạc và say rượu, đó là những tệ nạn ở đất nước này...

Sau phần đầu tiên, khi tôn trọng một cách nghiêm cẩn văn bản gốc, Jules Silvestre mạn phép thêm một Phụ lục để làm thành phần thứ hai của cuốn sách. Các ghi chú trong phần này có thể đem lại một vài lợi ích, một số ghi chú bổ sung cho những sự kiện các chi tiết vốn bị bỏ qua nhưng đầy quan trọng và không được trình bày; một số khác có mục đích làm rõ hoặc hoàn thiện các chủ đề chưa được xử lí thỏa đáng hoặc bị các tác giả của Aperçu (Tổng quan) bỏ sót.

Ra đời trước tác phẩm “Tâm lý dân An Nam” của Paul Giran gần năm mươi năm, công trình nghiên cứu này có một vị thế khác, và có một cách đánh giá cũng tương đối khác. "Đế quốc An nam và người dân An nam" do Nxb Đà Nẵng ấn hành.

VNQĐ (Thông tin từ "Góc sách")

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)