Dòng chảy  Văn nghệ

"Mô hình thiết kế - từ ý tưởng tới hiện thực”

Thứ Năm, 04/04/2019 20:48

Vừa qua, tại AGOhub 12 Hòa Mã, Hà Nội, giáo sư Axel Kufus - một trong những nhà thiết kế tiên phong cho xu hướng thiết kế đơn giản hóa triệt để đến từ Đại học Nghệ thuật Tổng hợp Berlin, Đức - đã có buổi thuyết trình và trao đổi với những người yêu kiến trúc về chủ đề "Mô hình thiết kế - từ ý tưởng tới hiện thực”.

Buổi nói chuyện do Heritage Space phối hợp với CA' Library và AGOhub tổ chức, nằm trong khuôn khổ dự án Pure Gold khởi xướng bởi IFA, kết hợp với Viện Goethe Hà Nội và Heritage Space.

Axel Kufus sinh năm 1958 tại Essen, lớn lên tại Recklinghausen. Từ năm 1993-2004 ông giảng dạy môn thiết kế sản phẩm tại khoa Thiết kế trường Đại học Bauhaus Weimar. Hiện ông đang điều hành một xưởng thiết kế tại Berlin đồng thời là giáo sư môn thiết kế thử nghiệm tại Đại học Nghệ thuật Tổng hợp Berlin. Trong những năm 1980 ông phát triển một phong cách thiết kế nội thất triệt để đơn giản và cung cấp các workshop hợp tác tại trung tâm Tây Berlin. Kể từ những năm 1990, ông phát triển một chuỗi sản phẩm nội thất cho các thương hiệu quốc tế và thiết kế nội thất cho các nhà thờ, bảo tàng, chung cư…

Giáo sư Axel Kufus tại buổi nói chuyện

Đối với Axel Kufus, đơn giản không phải là một giải pháp cắt giảm tầm thường, mà là thành quả phong phú của sự tập trung thanh nhã mang tính phức tạp cao độ. Tại trường đại học, ông khởi xướng những dự án liên ngành cho những cách tân xuyên ngành và cởi mở, sử dụng những công cụ tay và kĩ thuật số với những chiến lược mẫu thử nghiệm.

Tại sự kiện, giáo sư Axel Kufus đã có những chia sẻ nghề nghiệp thú vị xung quanh "Mô hình thiết kế - từ ý tưởng tới hiện thực”. Theo ông, đối với nhà thiết kế, các mô hình thiết kế nằm dao động trong một vùng bảo hộ (nơi tập trung tư duy của họ). Đó là nơi thiết kế vẫn còn là những ý tưởng và tiềm năng trước khi chúng trở thành những vật dụng đóng một vai trò thực tế trong thế giới này. Không gian của vùng tư duy ấy chính là mảnh đất phì nhiêu cho những thử nghiệm - nơi tất cả những gợi ý từ đời sống thường nhật, những thói quen thịnh hành được chào đón với những quy tắc luôn biến đổi, và rời xa những đối sánh truyền thống - những gì chúng ta đã biết và những cái còn chưa định hình - để tạo ra một vùng hỗn loạn màu mỡ cho sáng tạo. Theo cách này, các mô hình thiết kế tạo ra không gian phát triển cho những ý tưởng tiềm năng. Chúng cũng có thể giữ nguyên sự linh hoạt để những kết luận lâm thời tiếp tục thách thức nhà thiết kế liên tục biến đổi các ý tưởng ngắn hạn đó, mang lại cho chúng chu kì sống lâu dài hơn.

Với phẩm tính vừa thông tuệ vừa hài hước, giáo sư Axel Kufus luôn tạo nên những tương tác thú vị với cử toạ 

Sự kiện nằm trong chuỗi “HS-Talk” - chuỗi các buổi nói chuyện và trao đổi liên ngành giữa các chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, mĩ học, môi trường, kinh tế, xã hội học, lịch sử, triết học... được xây dựng nhằm khơi mở sự đối thoại đa chiều giữa các lĩnh vực hàn lâm và thực tế, sáng tạo và nghiên cứu, từ đó hướng tới xóa bỏ những khoảng cách và biệt lập trong xã hội và tạo nhiều nguồn cảm hứng ở nhiều chiều kích tới nhiều cộng đồng đa dạng hiện tại.

VIỆT PHONG

 

 

 

 

 

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)