Dòng chảy  Văn nghệ

“Nhìn lại quá trình xã hội hoá các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”

Thứ Tư, 19/12/2018 12:32

Đó là chủ đề của Hội thảo khoa học toàn quốc diễn ra sáng ngày 19/12/2019 tại Hà Nội, do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức.

Hội thảo có sự hiện diện của đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Vũ Đức Đam - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều đại diện lãnh đạo các ban, ngành, tổ chức Trung ương. PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương chủ trì Hội thảo.

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội thảo

Năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/CP, đây được xem là dấu mốc quan trọng của tiến trình xã hội hoá các hoạt động văn học nghệ thuật ở Việt Nam. Sau 21 năm vận hành, dưới tác động của chủ trương xã hội hoá, hoạt động văn học nghệ thuật đã có những thay đổi khá toàn diện, đạt được những kết quả bước đầu khá quan trọng như: kích thích tinh thần tự chủ, tiềm năng sáng tạo, huy động được các nguồn lực của toàn xã hội, san sẻ gánh nặng của Nhà nước trong việc tạo ra các giá trị văn hoá nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần thẩm mỹ của nhân dân lao động và yêu cầu phát triển đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp này từ khi ra đời chủ trương đến nay chưa được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách kịp thời để tìm kiếm các bài học, các mô hình, xác định nguyên lý cho sự phát triển văn học nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị cùng các nghị quyết khác của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh đang triển khai thực hiện xã hội hoá. Đây là lý do để Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đề xuất chủ đề và tổ chức Hội thảo này.

Báo cáo đề dẫn Hội thảo, PGS.TS Phan Trọng Thưởng - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - nhấn mạnh: “Đây không phải là hội nghị tổng kết mang tính chất hành chính, quản lý đơn thuần mà là một hội thảo khoa học được xác định bởi phương pháp tiếp cận và thao tác hướng đến các mục tiêu khoa học. Trong khuôn khổ một cuộc hội thảo về một vấn đề lớn, phức tạp, lại đang trong quá trình vận động và phát triển như thế này thì đòi hỏi một sự thống nhất là điều khó có thể đạt được. Do vậy, về mặt khoa học, Ban tổ chức Hội thảo cũng không dám kỳ vọng. Nhưng tranh luận với động cơ trung thực và ý thức phản biện khoa học sẽ là cơ sở để phát hiện và nhận thức chân lý”.

Với tinh thần dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, trách nhiệm cao trước sự nghiệp văn hoá nghệ thuật, tại Hội thảo, các tham luận của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các chuyên gia khoa học, nhà báo và văn nghệ sỹ từ các cơ quan, tỉnh, thành, các lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật trên cả nước đã tập trung trao đổi, thảo luận xung quanh một số vấn đề mà mục tiêu khoa học của Hội thảo hướng đến:

- Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt thực tiễn văn học nghệ thuật từ khi vận hành chủ trương xã hội hoá đến nay, tiến hành phân tích, đánh giá, lý giải thực trạng, chỉ ra các nguyên nhân, từ đó khẳng định mặt tích cực và tiêu cực, những điểm phù hợp và chưa phù hợp của chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật.

- Dựa trên các kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm lý luận; chỉ ra các mô hình phù hợp cần xây dựng và phát triển; nêu lên các bất cập, tồn tại, những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn; đề xuất các kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện, thể chế hoá việc thực hiện chủ trương; dự báo xu thế vận động và phát triển của văn học nghệ thuật dưới tác động của chủ trương này.

Từ kết quả bước đầu của Hội thảo, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương sẽ xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm phục vụ công tác tư vấn đường lối, chính sách phát triển văn học nghệ thuật trong những năm tiếp theo.

HUYỀN KHẢI

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)