Bị cấm tới trường cô gái khuyết tật lập lớp vẽ tranh bằng miệng

Thứ Bảy, 16/07/2022 00:18

Không thể sử dụng tay chân, họa sĩ Robaba Mohammadi người Afhanistan đã làm được những điều không thể xảy ra ở một đất nước phân biệt đối xử với phụ nữ. Bị từ chối nhập học khi còn nhỏ, cô đã tự học vẽ bằng cách ngậm cọ vẽ trong miệng để tạo ra những bức chân dung phức tạp và đầy màu sắc.

Afghanistan từ lâu được coi là một trong những nước nổi tiếng với tệ phân biệt đối xử với phụ nữ, đặc biệt là với những người phụ nữ bị khuyết tât sống dưới chế độ Taliban. Theo một khảo sát quốc gia năm 2021, có khoảng 1,5 triệu người Afhanistan khuyết tật trong số 35 triệu dân, bao gồm hàng chục ngàn người bị thương do bom mìn.

Khao khát học chữ

Nữ họa sĩ Robaba Mohammadi, 21 tuổi được sinh ra với một khuyết tật thể chất vĩnh viễn, điều đó có nghĩa là cô không thể sử dụng tay chân của mình. “Tôi thậm chí không bao giờ có thể được đến trường vì khuyết tật của mình. Nhiều lúc, tôi ganh tị với các anh chị em khi họ được đi học” - Mohammadi chia sẻ. Câu chuyện về cô gái trẻ thân thể không lành lặn người Afhanistan vượt lên số phận, vượt lên định kiến để trở thành họa sĩ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người.

Bị khuyết tật tay chân, Robaba Mohammadi học cách vẽ tranh bằng miệng.

Không thể sử dụng tay chân, họa sĩ Robaba Mohammadi người Afhanistan đã làm được những điều không thể xảy ra ở một đất nước phân biệt đối xử với phụ nữ. Bị từ chối nhập học khi còn nhỏ, cô đã tự học vẽ bằng cách ngậm cọ vẽ trong miệng để tạo ra những bức chân dung phức tạp và đầy màu sắc.

Mohammadi đã lấy trộm quyển sổ của chị gái cô bé và bắt đầu luyện tập chỉ bằng 2 cây bút. “Cả gia đình đã không thể ngờ rằng cháu có thể lấy cắp quyển sổ bởi cháu không thể dùng tay và chân”, Mohammadi kể lại trong một cuộc phỏng vấn. Ban đầu, cô bé vẽ bằng cách giữ một cây bút chì lỏng lẻo trong miệng, nhưng sau đó nhận ra rằng cô bé có thể cải thiện các chi tiết trong bản phác thảo của mình bằng cách kẹp bút chì giữa hai hàm răng.

Nghị lực vươn lên

"Tôi đã khóc rất nhiều lần tưởng như mình không vượt qua được thử thách đó. Thật khó để tạo độ sáng và bóng cho các bức tranh. Nhưng cha tôi đã ở bên tôi và khuyến khích tôi mỗi ngày", cô giải thích khi tô màu cho một khung cảnh rực rỡ. Hiện nay, các tác phẩm của cô gái 19 tuổi được xuất hiện tại các buổi triển lãm quốc tế. "Tôi chủ yếu vẽ tranh về phụ nữ Afghanistan, sức mạnh của phụ nữ, vẻ đẹp của họ, tình yêu và những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt", Mohammadi nói. "Tôi cảm thấy mệt mỏi và phát ốm vì không thể rời khỏi nhà. Khi người thân đến thăm nhà, họ sẽ thì thầm rằng cha mẹ tôi đã phạm phải tội lớn là sinh ra đứa con gái dị tật như tôi", Mohammadi nói. Đối với Mohammadi, nghệ thuật là một cách để giải phóng sự thất vọng của mình.

Tranh của Robaba Mohammadi được triển lãm trước công chúng.

Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, cuối cùng cô đã tự học đọc và viết. Giờ đây cô có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội trên điện thoại di động của mình một cách lão luyện như bất kì thiếu niên nào khác bằng cách gõ bằng lưỡi. Giấc mơ của Mohammadi là được tổ chức tại cuộc triển lãm nghệ thuật ở Bảo tàng Aga Khan, Toronto, một trong những bảo tàng lớn nhất Canada. “Tôi đang kêu gọi mọi người Afghanistan giúp tôi đạt được ước mơ có một buổi triển lãm nghệ thuật ở Canada”, Mohammadi nói với Reuters.

Mở lớp học vẽ

Robaba Mohammadi đã thành lập một trung tâm đào tạo vẽ riêng bằng tiền bán tranh để giúp đỡ những người kém may mắn như mình. Hiện lớp học của Robaba có 50 học viên. Học viên Noor Ahmad Azizi, 22 tuổi, cho biết không thể đến trường vì là người khuyết tật, nhưng muốn tạo nên những giá trị cho cuộc sống. Anh tìm đến trung tâm bởi được truyền cảm hứng từ nghị lực phi thường của Robaba. "Tôi thích vẽ tranh và muốn được theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Tôi hi vọng có thể nổi tiếng như Robaba", anh nói.

Bằng tiền vẽ tranh, cô đã tự mở một trung tâm đào tạo vẽ.

"Chúng tôi rất tự hào về Robaba, cô ấy là nguồn cảm hứng cho những người dị biệt", anh trai cô, Ali Mohammadi, 24 tuổi, hi vọng sẽ lập ra một khóa học xóa mù chữ cho những người khuyết tật không thể đến trường. Nghị lực và khát vọng của Mohammadi được người dân hi vọng là tiếng chuông ngân vang để mọi người có thể chú ý và chung tay giúp đỡ, giải thoát cho những số phận bị đối xử tồi tệ tại nơi đây, cho họ hi vọng sống và theo đuổi ước mơ của cuộc đời.

Mất mát và tổn thương là hậu quả nhãn tiền của cuộc xung đột kéo dài 19 năm ở Afghanistan. Theo LHQ, hơn 3.800 dân thường, trong đó có 900 trẻ em đã thiệt mạng do xung đột vào năm 2021. Trẻ em phải được dạy về cách nhận biết vật liệu nổ và biết cách tránh bị bom mìn sát thương, đây là điều cấp thiết tại Afghanistan.

NGUYỄN HƯNG

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)