Lịch sử thể hiện qua tranh áp phích của Nhật suốt thế kỉ 20

Thứ Ba, 04/04/2023 07:22

Thiết kế áp phích Nhật Bản phản ánh văn hóa thị giác phong phú và ngành công nghiệp in ấn của đất nước. Đồng thời, nó cũng được sử dụng trong suốt thế kỉ 20, để đại diện cho quốc gia trước thế giới.

Tại một cuộc triển lãm mới ở Poster House tại New York (Mĩ), một loạt các áp phích thời chiến và hậu chiến của Nhật đang được trưng bày, thể hiện sự chuyển đổi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa tiêu dùng,…. Các họa sĩ đã sử dụng áp phích để giải quyết các vấn đề văn hóa lớn từ biến đổi khí hậu đến giải trừ hạt nhân.

Petticoat Osen: Câu chuyện về sự lãng quên, 1966, họa sĩ Tadanori Yokoo.

Tấm áp phích này được thiết kế để quảng bá cho buổi biểu diễn Petticoat Osen của nhà hát Jōkyō Gekijō. Nó là biểu tượng cho thiết kế vui tươi và phá cách của họa sĩ Tadanori Yokoo.

Màu sắc tươi sáng và bố cục động không chỉ truyền cảm xúc mạnh mẽ, năng lượng và sự táo bạo của nhà hát kabuki thời Edo, mà còn đại diện cho phong cách nghệ thuật thử nghiệm kết hợp hình ảnh phương Tây với họa tiết, biểu tượng và nhiếp ảnh Nhật Bản, tạo ra sự tổng hợp giữa tiên phong và văn hóa tiêu dùng cùng các vật dụng hàng ngày.

Cửa hàng Mitsui tại con phố Suruga-cho ở Edo (nay là Tokyo) từ sê-ri 36 quang cảnh núi Phú Sĩ, 1832, họa sĩ Hokusai Katsushika.

Bản vẽ này cho thấy mái nhà của tiệm Echigoya (còn được gọi là Cửa hàng quần áo Mitsui), một cửa hàng bán lẻ vải kimono được thành lập vào năm 1673 và là tiền thân của cửa hàng bách hóa Mitsukoshi, được thành lập vào năm 1903.

Các biển hiệu ở cả hai bên đường Suruga-cho cho thấy thời kì đỉnh cao của Mitsui và góc nhìn từ trên cao này phản ảnh hiệu quả sự tương phản giữa cái nhộn nhịp của các doanh nghiệp bán lẻ với sự tĩnh lặng yên bình của núi Phú Sĩ.

Nhật Bản, 1988, họa sĩ Yūsaku Kamekura.

Tấm áp phích này được thiết kế cho Hiệp hội các nhà thiết kế đồ họa Nhật Bản (JAGDA) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành thiết kế áp phích Nhật sau chiến tranh. Các chữ cái ghép lại thành từ Japan (Nhật Bản) ở trung tâm vừa thể hiện những tiến bộ công nghệ đương đại đồng thời bày tỏ lòng kính trọng đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản.

Matsuda Quick Special Oil Colours, 1961, không rõ danh tính tác giả.

Đây là áp phích quảng cáo cho công ty sản xuất sơn dầu Matsuda Gaso. Công ty được thành lập vào năm 1948 bởi Matsuda Mokuhei đến nay vẫn sản xuất sơn dầu chất lượng cao và các vật liệu nghệ thuật khác.

Nhiều nghệ sĩ phàn nàn rằng sơn dầu của Nhật Bản có chất lượng kém, khiến công ty Matsuda quyết định cho ra mắt loại sơn dầu Super Oil Paint vào năm 1952, kết hợp dầu anh túc cao cấp để tránh đổi màu và phai màu. Năm 1961, hãng cũng tung ra loại sơn dầu có khả năng khô nhanh có tên là Speed ​​Color.

The Cell, 1966, họa sĩ Kazumasa Nagai.

Kazumasa Nagai đã nhận thiết kế cho ấn bản tiếng Nhật của bộ sách Thư viện Khoa học Đời sống, được xuất bản lần đầu trong khoảng thời gian 1963-1967. 26 tập sách giới thiệu các chủ đề về khoa học tự nhiên dành cho nhiều đối tượng độc giả.

Tấm áp phích này là hình ảnh quảng cáo cho 1 trong 26 bộ sách có tên The Cell, được viết bởi John E Pfeiffer. Bản vẽ phản ánh sở thích của Nagai với phong cách trừu tượng và màu sắc ảo giác

Trò chơi Sugoroku, 1914, họa sĩ Ryuushi Kawabata.

Sugoroku là một trò chơi với xúc xắc phổ biến của Nhật Bản. Tấm áp phích trên là một hình ảnh sử dụng trong trò chơi được gọi là tranh sugoroku. Nhiều trò chơi sugoroku bằng hình ảnh vào đầu thế kỉ 20 đã được tạo ra dưới dạng quảng cáo, được in trên áp phích và làm phụ lục cho các tạp chí phụ nữ nổi tiếng.

Lời kêu gọi ở Hiroshima, 1983, họa sĩ Yūsaku Kamekura.

Đây là tấm áp phích đầu tiên trong sê-ri “Lời kêu gọi ở Hiroshima” (Hiroshima Appeals), một chiến dịch áp phích do JAGDA hợp tác với Quỹ Văn hóa Quốc tế Hiroshima tạo ra.

Nó nhằm mục đích truyền đạt hi vọng về hòa bình sau vụ đánh bom tàn khốc ở Hiroshima. Sê-ri này được thực hiện đến năm 1990, có tổng cộng 21 áp phích. Thông qua việc sử dụng những cánh bướm sặc sỡ bị cháy, Kamekura Yūsaku ám chỉ về vụ nổ bất ngờ bao trùm lên thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945. Đây là một trong hai vụ đánh bom nguyên tử vào cuối thế chiến thứ hai gây chấn động thế giới.

Phim Rikyū, 1988, họa sĩ Kōichi Satō.

Đây là tấm áp phích quảng cáo cho bộ phim Rikyū năm 1989 kể về Sen no Rikyū - bậc thầy về trà ở thế kỉ 16. Rikyū gắn liền với phong cách trà đạo wabi-cha với nét đặc trưng là sự đơn giản, bình tĩnh và khiêm tốn.

Họa sĩ Satō tạo ra hào quang xung quanh một cốc trà làm từ gốm raku đứng ở vị trí trung tâm với sự chuyển màu rực rỡ. Phía trên cốc trà là dòng chữ có ý nghĩa “vẻ đẹp không lay chuyển”.

Triển lãm '70, 1967, hoa sĩ Yūsaku Kamekura.

Năm 1970, sau phản ứng tích cực của quốc tế đối với Thế vận hội Tokyo 1964, Nhật Bản đã tổ chức Triển lãm Thế giới đầu tiên, thu hút 64 triệu du khách.

Thiết kế giành chiến thắng của họa sĩ Kamekura đã được sử dụng để quáng bá. Tấm áp phích sử hình ảnh 5 cánh hoa anh đào thiết kế dạng hình học - một biểu tượng cộng hưởng văn hóa của Nhật Bản.

Nước giải khát Suntory Orange 50, 1978, họa sĩ Tadanori Yokoo.

Ban đầu được thành lập vào năm 1899, Suntory nổi tiếng với việc phát triển loại rượu mang hương vị của Nhật trên những loại rượu phương Tây như rượu vang và rượu whisk.

Ngoài đồ uống có cồn, Suntory còn là nhà sản xuất thực phẩm và nước giải khát hàng đầu, bao gồm Orange 50 – một loại đồ uống có vị cam được sản xuất từ ​​năm 1974 đến giữa những năm 1980 ('50' biểu thị 50% nước cam).

Phim Dance Party, 1973, họa sĩ Tadanori Yokoo.

Tấm áp phích này quảng cáo cho bộ phim truyền hình Dance Party của hang Asahi Broadcasting Corporation (ABC). Đây là một tác phẩm cổ trang lấy bối cảnh thời Minh Trị (1868–1912) và được chuyển thể từ tiểu thuyết trinh thám, bí ẩn Meiji Enlightenment Ango Detective Story của tác giả Sakaguchi AngoText.

TRẦN ANH THUỲ DƯƠNG dịch

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)