VNQĐ kết nối  Nhân vật tuần này

Các nhà văn ở Văn nghệ Quân đội (Phần II)

Thứ Năm, 28/07/2011 15:32
11. Nhà văn LƯU TRÙNG DƯƠNG


I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Lưu Quang Luỹ. Bút danh Lưu Trùng Dương, Trần Hướng Dương, Trần Thế Sự, Lưu Ly... Sinh ngày 5 tháng 5 năm 1930. Quê gốc Hải Châu, Đà Nẵng. Nơi ở hiện nay: Thành phố Đà Nẵng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Lưu Trùng Dương trải qua các công tác: Uỷ viên thường vụ Hội văn nghệ giải phóng Nam Trung Bộ; Phó trưởng tiểu ban Văn nghệ Quân đội liên khu 5, Tổ trưởng tổ thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội; Trưởng đoàn nghệ thuật quân tình nguyện Việt Nam ở Lào; Phó trưởng phòng phát thanh quân giải phóng miền Nam Việt Nam; Bí thư Đảng đoàn, Phó chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Nam - Đà Nẵng, Tổng thư ký Hội Văn nghệ thành phố Đà Nẵng.

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải thưởng Nam Trung Bộ 1948 với tác phẩm Bài ca tự túc

- Giải thưởng Phạm Văn Đồng miền Nam Trung Bộ 1950 -1951 (Tập thơ của người lính)

- Tặng thưởng của báo Văn nghệ 1971-1972 (Truyện ký Dẫn đầu cả trăm người cùng xốc tới)

- Hai giải thưởng loại A của UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng 30 năm 91945-1975) và 10 năm (1975 -1985)

- Tặng thưởng của Bộ nội vụ 1985 (Bản trường ca 40 năm).

- Giải thưởng UBND Đà Nẵng 1998 – 2000 với tác phẩm Con đường sắt vô hình, truyện phim Ba anh em khác màu da.

- Giải thưởng UBTQ Liên hiệp Hội VHNT Việt Nam với tác phẩm Bài ca người Đà Nẵng.

- Giải thưởng Bộ Quốc phòng 2004 - 2009

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Tập thơ của người lính (Thơ, 1949)

- Những người đáng yêu nhất (Thơ, 1960)

- Nỗi nhớ màu xanh (Thơ, 1975)

- Tình nguyện (Thơ, 1964)

- Như hòn Non nước (Truyện Thơ, 1971)

- Trên đỉnh núi Thành ta hát (Thơ, 1979)

- Thơ tặng anh bộ đội cụ Hồ (Thơ, 1990)

- Bài thơ tình về chim hải âu (Thơ, 1988)

- Bài ca người Đà Nẵng (Thơ, 2000)

- Tuyển tập thơ Lưu Trùng Dương (Thơ, 2001)

- Lưu Trùng Dương, thơ với tuổi thơ (Thơ, 2003)

- Họ đi tìm thiên đường (Tiểu thuyết, 1988)

- Con đường sắt vô hình (Tiểu thuyết, 2001)

- Chết rồi sống lại (Tiểu thuyết, 2003)

- Bà chánh án mồ côi (Tiểu thuyết, 2003)

- Huyền thoại ở Dak Xing (Tiểu thuyết, 2003)

- Sống vì lý tưởng (Ký, 2004)

- Lưu Trùng Dương truyện ký (Truyện, 2006)

- Người báo thù đáng yêu (Tiểu thuyết, 2008)

- Những linh hồn sống và chất độc da cam (Tiểu thuyết, 2008)

- Muối của Bok Hồ (Kịch dân ca, 1964)

12. Nhà văn TRUNG TRUNG ĐỈNH



I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Phạm Trung Đỉnh. Sinh ngày 21 tháng 9 năm 1949. Quê quán xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nhà văn Trung Trung Đỉnh xuất thân trong gia đình nông dân, từng nhiều năm hoạt động ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ cứu nước. Sau khi tốt nghiệp khóa 1 trường viết văn Nguyễn Du, nhà văn Trung Trung Đỉnh về công tác tại ban văn xuôi tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Hiện nhà văn Trung Trung Đỉnh là giám đốc nhà xuất bản Hội Nhà văn.

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải A cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam (1998 – 2000) với tác phẩm Lạc rừng.

- Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2007.

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Thung lũng đá hoa ( Truyện ngắn in chung, 1979)

- Người trong cuộc (Truyện ngắn, 1980)

- Đêm nguyệt thực (Truyện ngắn, 1982)

- Những người không chịu thiệt thòi (Truyện ngắn, 1982)

- Ngược chiều cái chết (Tiểu thuyết, 1989)

- Tiễn biệt những ngày buồn (Tiểu thuyết, 1990)

- Chuyện tình ngõ lỗ thủng (Tiểu thuyết, 1990)

- Bậc cao thủ (Truyện ngắn, 1994)

- Lạc rừng (Tiểu thuyết, 1997)

- Sống khó hơn là chết (Tiểu thuyết, 2008)

13. Nhà văn DŨNG HÀ


I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Phạm Điệng. Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1929. Mất ngày 1tháng 3 năm 2011. Quê quán xã Hồng Phong huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nhà văn Dũng Hà từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến đấu trong lực lượng hải quân, rồi đặc công. Chiến tranh kết thúc ông làm Trưởng ban ký sự lịch sử quân sự rồi Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội (1982-1993).

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải khuyến khích cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (1959) với truyện ngắn Theo chồng.

- Giải ba cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội (1961) với truyện ngắn Trung thành.

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Gió bấc (Truyện ngắn, 1963)

- Sao Mai (Tiểu thuyết, 1974, 1980, 1987)

- Mảnh đất yêu thương (Tiểu thuyết, 1978)

- Đường dài (Tiểu thuyết, 1987)

- Quãng đời xưa in bóng (Tiểu thuyết, 1990)

- Cây số 42 (Truyện ngắn, 1994)

- Sông cạn (Tiểu thuyết, 2006)


14. Nhà văn NAM HÀ


I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Nguyễn Anh Công. Sinh ngày 18 tháng 1 năm 1935 tại xã Bắc Sơn, Đô Lương, Nghệ An. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nhà văn Nam Hà tham gia thanh niên cứu quốc ở địa phương rồi nhập ngũ. Từng làm phóng viên báo Giữ làng (của tỉnh đội Nghệ An các năm 1950-1951), biên tập viên và cán bộ sáng tác ở tạp chí Văn nghệ Quân đội. Hiện về nghỉ hưu với quân hàm đại tá.

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1954 với truyện ngắn Tuổi hăm hai.

- Giải thưởng Văn nghệ của Hội Nhà văn năm 1954 với truyện ngắn Đôi bạn.

- Tặng thưởng Hội Nhà văn 1995 về đề tài quốc phòng an ninh với tiểu thuyết Trong vùng tam giác sắt.

- Giải thưởng Bộ Quốc phòng năm 2004

- Giải thưởng Hội Văn nghệ sông Bé 1994

- Giải thưởng Nguyễn Thông 1996

- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Chuyện một người cha (Truyện ngắn, 1960)

- Gió vịnh Cam Ranh (Truyện ngắn, 1969)

- Trên chốt thép (Ký sự, 1974)

- Trở lại Bắc Ái (Truyện ký, 1976)

- Khi Tổ quốc gọi lên đường (Thơ, 1976)

- Mùa rẫy (Truyện vừa, 1978)

- Mặt trận Đông bắc Sài Gòn (Ký sự, 1978)

- Chị tham mưu trưởng (Truyện ngắn, 1978)

- Đất miền Đông (Tiểu thuyết 2 tập, 1984)

- Mùa xuân (Truyện ngắn, 1985)

- Đường về Sài Gòn (Tiểu thuyết 2 tập, 1990)

- Lửa xuân (Tiểu thuyết, 1993)

- Trong vùng tam giác sắt (Tiểu thuyết 2 tập, 1995)

- Dưới những cánh đồng ô rô (Tiểu thuyết, 1995)

- Trận Xuân Phong (Truyện ký, 1992)

- Ngày rất dài (Tiểu thuyết 2 tập, 2001)

- Sông dài như kiếm (Tiểu thuyết, 2001)


15. Nhà phê bình văn học NGUYỄN HÒA



I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Nguyễn Hòa. Sinh ngày 4 tháng 3 năm 1956. Quê quán Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

- Nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa nhập ngũ năm 1974. Từng là giảng viên Trường Chính trị - Quân sự (Bộ Quốc phòng). Tháng 3 năm 1998, nhà phê bình Nguyễn Hòa chuyển về công tác tại ban lý luận phê bình tạp chí Văn nghệ Quân đội.

- Từ tháng 4 năm 2005 cho đến nay, nhà phê bình Nguyễn Hòa chuyển sang công tác tại Báo Nhân dân.

II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Bàn phím và cây bút (phê bình văn học, 2008)


16. Nhà văn TỪ BÍCH HOÀNG


I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Trần Văn Hồng. Sinh ngày 26 tháng 8 năm 1922 tại Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Từ Bích Hoàng là con một nhà giáo dạy tiểu học. Tốt nghiệp đại học y khoa ông tham gia cách mạng tháng Tám. Năm 1946 vào bộ đội. Năm 1947 lên chiến khu Việt Bắc làm các tờ Vệ quốc quân, Quân đội nhân dần. Sau ông chuyển về làm biên tập viên rồi Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông chuyên dịch các bài báo, các tác phẩm văn học Pháp, Trung Quốc và có viết phê bình văn học truyện ngắn

- Nhà văn Từ Bích Hoàng nghỉ hưu năm 1984 với quân hàm đại tá

II. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

- Thượng Cam Lĩnh (Dịch chung với Thọ Hồng, 1954)

- Hoa núi (Truyện ngắn, 1981)


17. Nhà văn HẢI HỒ


I. TIỂU SỬ

-Tên khai sinh Lê Ngọc Lưu. Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1928. Mất năm 2001. Quê quán tại xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Hải Hồ từng là bộ đội ở sư đoàn chủ lực 304. Từ năm 1957 ông được điều về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên về sau là Thư ký toà soạn.

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải nhìn cuộc thi truyện ngắn báo báo Văn nghệ 1958 với tác phẩm Anh bộ đội và lũ trẻ nhỏ

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Mùa xuân (Truyện ngắn, 1960)

- Bài ca từ chiến hào (Truyện ngắn, 1962)

- Chuyện nhỏ giữa rừng (Truyện, 1970)

- Người chiến sĩ trẻ (Kịch, 1965)

- Những người cùng tuyến (Tiểu thuyết, 1975)

- Con đường mới sau chiến tranh (Truyện ngắn, 1975)

- Hải đảo xa xôi (Truyện thiếu nhi, 1970)

- Chú bé sợ toán (Truyện thiếu nhi, 1973)

- Chú gà trống choai (Truyện thiếu nhi, 1974)

- Bí mật đêm giao thừa (Truyện thiếu nhi, 1984)


18. Nhà văn NGUYỄN TRÍ HUÂN


I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Nguyễn Trí Huân. Sinh ngày 20 tháng 9 năm 1947. Quê quán Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Tây. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nhà văn Nguyễn Trí Huân nhập ngũ năm 18 tuổi vào đơn bị công binh thuộc binh chủng Phòng quân – Không quân. Năm 1968 ông được điều về Cục Chính trị viết văn, viết báo. Năm 1971 theo học lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức rồi vào chiến trường khu V. Năm 1978, ông theo học trường viết văn Nguyễn Du rồi về làm biên tập viên, trưởng ban văn, Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 2005 ông được biệt phái sang làm Tổng biên tập báo Văn nghệ

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1990 với tác phẩm Chim én bay.

- Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 1989.

- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Mặt cát (Truyện ngắn, 1977)

- Năm 1975, họ đã sống như thế (Tiểu thuyết, 1979)

- Dòng sông Xô nét (Tiểu thuyết, 1980)

- Chim én bay (Tiểu thuyết, 1988)

- Dấu thời gian (Ký, 2004)


19. Nhà văn NGUYỄN THẾ HÙNG



I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Nguyễn Thế Hùng. Sinh ngày 16 tháng 1 năm 1972. Quê quán Sơn Diệm, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Nhà văn Nguyễn Thế Hùng tốt nghiệp tốt nghiệp khoa sáng tác – lý luận – phê bình văn học, Đại học văn hóa Hà Nội. Nhà văn Nguyễn Thế Hùng về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006

- Nhà văn Nguyễn Thế Hùng chuyển công tác sang báo Công an Nhân dân từ tháng 6/2012

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải nhất cuộc thi truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long với tác phẩm Người giữ cồn.

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội 2005 – 2006 với tác phẩm Lộc trời.

- Giải thưởng hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội năm 2009 với tiểu thuyết Họ vẫn chưa về.

III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN

- Đàn chim về sau bão (Tập truyện ngắn, 2006)

- Truyện ngắn Nguyễn Thế Hùng (Chuyên luận, 2006)

- Ngược ngàn (Tập truyện ngắn, 2007)

- Người đi bỏ mặc câu thề (Tập truyện ngắn, 2007)

- Họ vẫn chưa về (Tiểu thuyết, 2009)


20. Nhà thơ CHÍNH HỮU

I. TIỂU SỬ

- Tên khai sinh Trần Đình Đắc, sinh ngày 15 tháng 12 năm 1926 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Quê gốc huyện Can Lộc, Hà tĩnh. Nơi ở hiện nay 34 Lý Nam Đế, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

- Chính Hữu xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, học thành chung ở Vinh và học tú tài ở Hà Nội. Năm 1945 tham gia hoạt động cách mạng. Tháng 12 năm 1946 tham gia quân đội tại trung đoàn Thủ đô. Đã đảm nhiệm các chức vụ: Phó trưởng ban Văn nghệ Quân đội (1949-1952) Trưởng phòng Văn nghệ Quân đội (1957); Phó cục trưởng Cục tuyên huấn (1970 -1983). Chuyển ngành ra làm Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khoá 3, Uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khoá 4.

II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000

III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN

- Đầu súng trăng treo (Thơ 1966, 1972, 1984)

- Thơ Chính Hữu (1997)

(Còn nữa)




VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)