Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 1011+1012 (cuối tháng 4, đầu tháng 5/2023)

Thứ Sáu, 28/04/2023 12:38

 Trong số đặc biệt kỉ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tạp chí VNQĐ có nhiều bài viết, sáng tác hấp dẫn, thú vị, sâu sắc gửi đến bạn đọc.

Bộ đội Công binh là một bộ phận hợp thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và chiến thắng; được Đảng quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, Bộ đội Công binh đã không ngừng trưởng thành, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Trên sóng nước trùng khơi, giữa Nhà giàn DKI - Trạm dịch vụ Kinh tế - Khoa học kĩ thuật thềm lục địa phía Nam cách đất liền 700km (công trình Bộ Quốc phòng giao cho Bộ đội Công binh nghiên cứu, thiết kế, xây dựng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1988). VNQĐ đã có cuộc đối thoại hết sức thú vị với Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Binh chủng Công binh trong chuyến công tác ở Trường Sa đầu tháng 4 vừa qua. Bài đối thoại Những chiến sĩ đào núi và lấp biển sẽ mở đầu tạp chí số đặc biệt 1011+1012.

Từng là một kĩ sư thông tin phục vụ trong quân đội nhưng đam mê nghệ thuật đã khiến Nguyễn Thụy Kha trở thành một người cầm bút chuyên nghiệp. Ông được biết đến là tác giả của nhiều tập thơ, ca khúc nổi tiếng. Gần đây nhất, ông còn mở rộng biên độ sáng tác khi bất ngờ ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Hương, in năm 2022. Dù viết ở thể loại nào thì ông cũng chọn đi trên một mạch riêng khi hướng những sáng tác của mình về người lính. Ông cũng vừa được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Nhân dịp này, VNQĐ đã có bài trò chuyện với ông xoay quanh câu chuyện thơ ca và người lính - bài trò chuyện mang tên Trong chiến tranh tôi viết về sự hi sinh, hòa bình tôi viết vì hi vọng.

Phần Văn xuôi với các truyện ngắn: Pơ Thi của Phạm Đức Long, Hai mươi năm và hai cuộc gặp của Hoài Hương, Lúa dự của Vũ Thanh Lịch, Chè chốt của Lê Na, Đứa con người điên của Tịnh Vũ.

Pơ Thi không đơn thuần là câu chuyện kể về người anh hùng A Tin huyền thoại của làng Lơ Bơ cũng như những năm tháng chiến đấu kiên cường, bất khuất của ông. Qua truyện ngắn này, bạn đọc sẽ thêm hiểu về đời sống văn hoá và những phong tục tập quán mang đầy bản sắc của đồng bào Tây Nguyên.

Hai mươi năm và hai cuộc gặp là những nhớ mong đằng đẵng, là tình yêu thương và nỗi đau vô hạn của người mẹ miền Nam có chồng và con tập kết ra Bắc. Chiến tranh gây nên những chia cắt, biệt li, có những khoảnh khắc mà dường như chỉ máu mủ tình thâm mới cảm nhận được, và điều đó càng trở nên đáng quý hơn giữa ranh giới của sự sống, cái chết.

Lúa dự gây ấn tượng bởi lối viết khai thác sâu sắc nội tâm nhân vật. Bà Chiu là người phụ nữ truyền thống, luôn cố gắng để giữ lại những giá trị cốt lõi của gia đình, của quê hương cho con cháu. Đặc biệt bà muốn giữ được giống lúa cổ mà biết bao thế hệ trong gia đình bà đã gìn giữ. Tuy nhiên, đời sống và xã hội thay đổi, liệu rằng nếp nghĩ của bà có được con cháu coi trọng, tiếp nối?

Chè chốt khai thác câu chuyện tình yêu của những người trẻ trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến nào cũng làm nên những đợi chờ, những li biệt. Nhân vật tôi không đến được với Xuân vì những rào cản của chiến tranh. Sau đó Xuân đến được với Trung nhưng rồi lại phải đau lòng vì sự hi sinh của chồng. Những ước mơ mãi còn dang dở…

Đứa con người điên gây xúc động bởi hoàn cảnh éo le, bất hạnh mà mẹ con người điên phải trải qua. Dù không có được nhận thức như người bình thường nhưng ở chị tình mẫu tử cũng tồn tại lớn lao và không thôi thổn thức khi đứa con mình dứt ruột đẻ ra nhưng không được bên cạnh. Truyện hướng đến tính nhân văn sâu sắc.

Ghi chép Paris in dấu chân Người của Trình Quang Phú là bài viết sâu lắng, hàm súc nhưng cũng hết sức sinh động về Bác Hồ thời kì ở Paris; ghi chép Trúc tre giữ đất quê hương của Phạm Học là bài viết thú vị, sâu sắc về việc trồng tre của bộ đội biên phòng, dân bản ở Quảng Ninh; bài viết Người cha khó tính của Đặng Ngọc Duy là kí ức của một người lính hôm nay về người cha của mình.

“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Lựa chọn thứ ba của nhà văn Hùng Lý.

Phần Thơ với sự tham gia của các tác giả: Thanh Thảo, Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Trọng Luân, Hoàng Dương, Nguyễn Văn Song, Bùi Việt Phương, Trần Quốc Toàn, My Tiên, Kiều Duy Khánh, Hương Giang, Võ Thị Hồng Tơ, Trần Thu Hà, Vân Khánh, Nguyễn Kiên Thái, Nguyễn Hải Yến, Phạm Vân Anh, Doãn Long, Đinh Hạ, Trần Nguyệt Ánh, Vi Thuỳ Linh, Lại Quốc Biểu, Phạm Văn Vũ.

Đề tài chiến tranh cách mạng và người lính là chủ điểm của phần thơ số này. Từ những bài thơ viết về đề tài chiến tranh cách mạng và người lính đã vang lên một tinh thần vượt lên đau thương, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu, chiến thắng kẻ thù, thống nhất đất nước. Sự góp mặt của những tác giả thân quen và những tác giả lần đầu xuất hiện làm nên sự đa dạng trong giọng điệu, phong cách cho trang thơ số này.

VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Lệ Hằng cùng chùm thơ ấn tượng của chị.

“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Diễn ngôn của ngày mới của Nguyễn Kiến Thọ giới thiệu thi tập Mây âm tính của Võ Văn Luyến.

Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Hoa hướng dương của nhà văn Trung Quốc Tô Đồng, Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung.

Phần Bình luận văn nghệ với sự góp mặt của các tác giả: Tâm Anh, Đỗ Anh Vũ, Mã Giang Lân, Hồng Thanh Quang, Trần Mạnh Hảo, Thảo Thư, Võ Nguyễn Bích Duyên, Y Ban, Lê Vũ Trường Giang.

Hình ảnh người lính đi ra từ chiến tranh, cuộc sống của họ khi “giã từ vũ khí” tái hòa nhập với đời thường là một đề tài lớn của văn học Việt Nam sau Đổi mới 1986. Thơ ca nói chung và thơ lục bát nói riêng cũng không ngoại lệ. Bài viết Hình ảnh người lính trở về trong lục bát hiện đại sẽ đem đến những luận bàn sâu sắc về đề tài này.

Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Mai Ninh (Nguyễn Thường Khanh) đến nay vẫn còn hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người viết, vẫn còn nhiều điều cần nói, cần làm sáng rõ. Bài viết Trần Mai Ninh, người nghệ sĩ, chiến sĩ tài hoa phần nào cho bạn đọc hiểu thêm về chân dung ông.

Nhà văn Lê Lựu (1942 - 2022): Một đời thương là một góc nhìn nhiều tình cảm và sự trân quý với nhà văn Lê Lựu của nhà thơ Hồng Thanh Quang.

Còn nhiều bài viết hấp dẫn, mang tính phân tích, kiến giải, luận bình về các lĩnh vực của văn học nghệ thuật. Những đề tài cũ được nhìn nhận theo những nghiên cứu mới; những chân dung và tác phẩm được lí giải, phân tích kĩ lưỡng; những câu chuyện, trao đổi về nghề viết sẽ góp phần làm nên sự phong phú cho phần này.

Tạp chí VNQĐ số đặc biệt 1011 + 1012 dày 200 trang dự kiến sẽ phát hành ngày 30/4/2023. Thân mời các bạn đón đọc!

Văn
P.V Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường - Chính ủy Binh chủng Công binh: Những chiến sĩ đào núi và lấp biển… 3. Phạm Đức Long Pơ Thi 14. Trình Quang Phú Paris in dấu chân Người 23. Hùng Lý Lựa chọn thứ ba 50. Hoài Hương Hai mươi năm và hai cuộc gặp 63. Vũ Thanh Lịch Lúa dự 72. Đặng Ngọc Duy Người cha khó tính 100. Nguyễn Thị Kim Nhung Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: Trong chiến tranh tôi viết về sự hi sinh, hòa bình tôi viết vì hi vọng 122. Lê Na Chè chốt 130. Phạm Học Trúc tre giữ đất quê hương 138 Tịnh Vũ Đứa con người điên 154.


Thơ
Thanh Thảo Chỗ của người bạn; Sài Gòn “bao” đủ thứ; Gửi... 36. Nguyễn Việt Chiến Bản hợp xướng Đất nước viết sau mùa đông 1972; Hai con lạc đà; Những câu thơ bằng đất nung 40. Nguyễn Trọng Luân Tìm lại những cung đường; Đêm Bến Đình; Hoa loa kèn đỏ 43. Hoàng Dương Anh về tháng tư; Hà Nội những đêm; Phù sa 47. Nguyễn Văn Song Tiếng cuốc nửa đêm; Đưa học trò thăm đền La Tiến 82. Bùi Việt Phương Phía ấy; Hội trong mường; Giao mùa 84. Trần Quốc Toàn Tiếng thơ trên mặt đất; Chuyển dạ; 87. My Tiên Đồi; Hoa lựu 89. Kiều Duy Khánh Gửi người bạn công nhân cầu đường; Xòe 91. Hương Giang Những buổi sớm mai; Gặp lại má 93. VNQĐ giới thiệu thơ Lệ Hằng Bài thơ thứ nhất; Ở đây có nhiều hơn một mặt trăng; Người họa sĩ già 95. Võ Thị Hồng Tơ Chiều Trường Sơn 144. Trần Thu Hà Dấu chân 145. Vân Khánh Khuya phố 146. Nguyễn Kiên Thái Mẹ 147. Nguyễn Hải Yến Tiếng vọng 149. Phạm Vân Anh Đêm biên khu 150. Doãn Long Lợp lại nhà 151. Đinh Hạ Cha tôi 152. Trần Nguyệt Ánh Đón mẹ 153. Vi Thùy Linh Đổ lửa; Phác họa 174. Lại Quốc Biểu Bên gồ cỏ xanh; Hoa xuyến chi 176. Phạm Văn Vũ Cây ngô non; Nghe; Một buổi chiều hành khất 178. Nguyễn Kiến Thọ Diễn ngôn của ngày mới (Đọc Mây âm tính của Võ Văn Luyến) 180.


Văn học nước ngoài

Tô Đồng

Hoa hướng dương (Châu Hải Đường dịch từ nguyên bản tiếng Trung) 164.

Bình luận văn nghệ

Tâm Anh Hình ảnh người lính trở về trong lục bát hiện đại 105. Đỗ Anh Vũ Hành trình của trang văn - hành trình của đời người 110. Mã Giang Lân Trần Mai Ninh, người nghệ sĩ, chiến sĩ tài hoa 114. Hồng Thanh Quang Nhà văn Lê Lựu (1942 - 2022): Một đời thương 119. Trần Mạnh Hảo “Nghi lễ của ánh sáng” hay nghi lễ của thi ca? 183. Thảo Thư Toại kì sinh một hoài niệm an nhiên 187. Võ Nguyễn Bích Duyên Đi tìm Dora “ta rất muốn hiểu tại sao lại thế” 191. Y Ban Tôi đã đứng ở vị trí nào khi viết? 195. Lê Vũ Trường Giang Người đàn ông của li cà phê buổi sáng 198.


Minh họa ảnh
Bìa 1: Miền biên thùy Tranh của họa sĩ Nguyễn Văn Hoàn

Minh họa: Lê Trí Dũng, Đỗ Dũng, Trương Đình Dung, Nguyễn Văn Đức, Phạm Minh Hải, Ngô Xuân Khôi, Hải Kiên, Nguyễn Đăng Phú, Lê Anh Vân, Nguyễn Anh Vũ, PV,...

VNQD
Thống kê