“Cái gì cũng phải đặc biệt đối với Đặc công. Chữ đặc biệt quán xuyến tất cả từ lúc tập luyện đến lúc đánh cũng như lúc về”.
Lời huấn thị ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát hết những đặc thù của một binh chủng đặc biệt trong Quân đội nhân dân Việt Nam: Binh chủng Đặc công. Để độc giả có thể hiểu thêm về những người lính Đặc công, nhân kỉ niệm 53 năm ngày thành lập Binh chủng Đặc công (19/3/1967 - 19/3/2020), trong những ngày đầu xuân này, các phóng viên VNQĐ đã nhận được những chia sẻ hết sức cởi mở từ những người lãnh đạo cao nhất của Binh chủng: Thiếu tướng, Tư lệnh Phan Thế Ba và Thiếu tướng, Chính ủy Vũ Hồng Quang về truyền thống cũng như công việc của những người lính binh chủng “đặc biệt” này.
Bài trò chuyện mang tên: Giữ nhịp truyền thống chảy không ngừng trong trái tim người lính đặc công sẽ mở đầu Tạp chí VNQĐ số 936.
Phần Văn xuôi là các truyện ngắn: Đứa con của núi của Hương Văn, Đại gia cơm nắm của Đoàn Ngọc Hà, Gió đàn bà của Triều La Vỹ; bút kí Hoài niệm xanh của Hà Nguyên Huyến; tản văn Đêm nằm nghe sông ho của Y Phương.
Đứa con của núi khắc họa đời sống của con người vùng núi với những câu chuyện, những số phận nhiều éo le. Sự thay đổi của thời cuộc kéo theo nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn những bất trắc. Con người tiếp nhận, đối diện với sự thay đổi đó ra sao? Giữa đúng và sai là những ranh giới vô hình, mọi sự sẽ trở nên dễ dàng hơn khi con người nhìn nhận và ứng xử với nhau bằng tính nhân văn, lòng bao dung.
Đại gia cơm nắm gây ấn tượng bằng giọng kể lôi cuốn và những nhân vật đặc trưng. Nhà văn xoáy sâu vào tâm tính, đời sống của những người thợ xây, và qua cái nhìn của “những người xây lại trời, những kẻ làm lại đất” để thấy được những mặt khác của xã hội. Trong thời buổi đồng tiền có thể chi phối đến mọi công việc thì đâu đó vẫn có những người làm nghề tử tế, giữa những cái xấu sinh sôi thì cái thiện vẫn xuất hiện, nhưng liệu có cái kết nào hoàn tất cho mọi con người: “Đám người khốn khổ không còn biết đi đâu, vỡ ra cửa trông y như chiếc lá vật vờ trôi trên mặt nước bão tố”.
Gió đàn bà là những rạo rực, bồi hồi, khao khát đan xen những nỗi đau, mất mát, thiếu hụt của người phụ nữ mang số phận éo le. Người phụ nữ giữa xứ dừa, đã từng vụng dại, đã từng bản lĩnh, tuổi xuân trôi qua với những đơn độc. Liệu chị có đủ can đảm một lần vượt qua số phận, vượt qua những nỗi sợ hãi mơ hồ luôn bám riết để nắm lấy một điều gì cũng mơ hồ nhưng làm chị thấy hạnh phúc, để chị không còn phải đau đáu ấp trái dừa trăng ăn vào bầu ngực mình và thảng thốt nhớ về những đứa con vừa trôi vừa lớn lên không có mẹ?
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu truyện ngắn Hạt niềm tin của nhà văn Hoàng Công Danh.
Phần Thơ là những thi phẩm mang đậm âm hưởng của cuộc sống, thời đại - ở đó tiếng nói, cảm nhận của mỗi tác giả đã tạo nên những thế giới thơ sinh động và đa dạng. Cùng với sự vận động của đời sống, thơ ca hôm nay luôn mang đến những hơi thở tươi mới, trẻ trung nhưng cũng nhiều sâu lắng và trăn trở. Bên cạnh đó, kí ức là một phần không thể thiếu của thi ca. Kí ức là những câu chuyện, hình ảnh đã qua đi nhưng vẫn hiện diện trong cuộc sống hôm nay và mai sau. Kí ức trong thơ là sự soi chiếu, là tấm gương để ta nhìn nhận mọi thứ được thấu suốt. Cùng đọc những trang thơ của Tạp chí VNQĐ số 936 để chia sẻ những điều đó.
“VNQĐ giới thiệu” chân dung nhà thơ trẻ Ngô Gia Thiên An cùng chùm thơ ấn tượng của chị.
Phần Bình luận văn nghệ có sự góp mặt của các tác giả: Văn Quân, Nguyễn Bích Thu, Hoàng Tố Mai, Phạm Phú Uyên Châu, Ngô Thảo, Uông Triều. Các bài viết trong số này sẽ đi sâu và lật trở các vấn đề để làm sáng rõ hơn những vấn đề, tác phẩm, tác giả được nhiều bạn đọc quan tâm. Diện mạo, chiều kích của các vấn đề, tác phẩm, tác giả sẽ được phác dựng một cách sinh động, sâu sắc và độc đáo.
Văn
P.V
Giữ nhịp truyền thống chảy không ngừng trong trái tim người lính đặc công
Hương Văn
Đứa con của núi
Hà Nguyên Huyến
Hoài niệm xanh
Hoàng Công Danh
Hạt niềm tin
Y Phương
Đêm nằm nghe sông ho
Đoàn Ngọc Hà
Đại gia cơm nắm
Triều La Vỹ
Gió đàn bà
Thơ
Nguyễn Kiên Thụy
Trong khu rừng lặng im; Chiều miền Trung
Phạm Trọng Thanh
Mưa xanh hoàng hôn;
Qua sông Cà Lồ nhớ Hoàng Tố Nguyên
Nguyễn Thị Thùy Linh
Gảy đàn bên vườn hồng; Linh hoa; Ngõ vào nhà nữ sĩ
Thụy Anh
Cây bạch dương; Yasnaya Polyana; Hà Nội ướt vai
Hoàng Vũ Thuật
Những bậc thang giả tưởng; Tôi là ai;
Trò chuyện với cây mắm
Trần Bạch Diệp
Nhận diện; Nòi tình; Trên bệ cửa mùa xuân
Đỗ Thị Tấc
Trầu say; Người ơi
VNQĐ giới thiệu thơ Ngô Gia Thiên An
Được sống; Trên những lời nói dối; Tình yêu
Trúc Linh Lan
Chuồn chuồn bay thấp bay cao;
Linh thiêng rụng một nốt trầm
Lê Nguyệt Minh
Lặng lẽ; Sau đó
Lương Đình Khoa
Tặng cô gái nhỏ gặp ở nghĩa trang liệt sĩ
Nam Nguyên
Trong cơn mưa
Bình luận văn nghệ
Văn Quân
Nhận diện một số luận điệu xuyên tạc nội dung thơ Hồ Chủ tịch
Nguyễn Bích Thu
Các cây bút nghiên cứu phê bình nữ thế hệ thứ ba
Hoàng Tố Mai
Khi văn học chất vấn lại những thành kiến về cái bẩn
Phạm Phú Uyên Châu
Chết ở Venice và bệnh dịch dưới ngòi bút của Thomas Mann
Ngô Thảo
Trần Sơn Nam với “thuở trầm tư”
Uông Triều
Dương Hướng - một thoáng văn và người
Minh họa, ảnh
Bìa 1: Tĩnh vật tháng Ba Tranh: Nguyễn Lương Sáng
Tranh, ảnh, minh họa: Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng,
Trương Đình Dung, Công Quốc Hà,
Phạm Hà Hải, Nguyễn Văn Minh, PV.
VNQD