Đảng ta lãnh đạo thành công Cách mạng tháng Tám vĩ đại

Thứ Bảy, 10/08/2024 07:05

. NGUYỄN DUY THÀNH


Gần đây có nhiều tờ báo mạng trong nước và nước ngoài, hình như cay cú với sự phát triển mạnh mẽ cùng nhiều thành tựu không thể phủ nhận của cách mạng Việt Nam mà ra sức phủ nhận những giá trị lịch sử. Họ cho rằng Cách mạng Việt Nam ở ngày hôm nay là do “ăn may” bởi thời đại biến chuyển, Cách mạng tháng tám thành công cũng là do “ăn may” bởi ngày đó do tình hình thế giới thuận lợi một cách “ngẫu nhiên”… Cách mạng Tháng Tám là thành quả vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là sự kết tinh của sức mạnh, niềm tin, bản lĩnh Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công là do công lao lãnh đạo trí tuệ, bản lĩnh của Đảng ta!

Trong Lời khai mạc lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thành lập Đảng, Bác Hồ viết:

Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,

Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình!

Đảng ta là đạo đức, là văn minh,

Là thống nhất, độc lập, là hòa bình, ấm no.

Công ơn Đảng thật là to,

Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng.

Trước hết Đảng ta do Bác Hồ là người sáng lập. Xin không nhắc lại quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì ai cũng biết, chỉ xin nhấn mạnh Đảng ta do Bác Hồ là người khai sinh và dìu dắt Đảng ta trưởng thành. Do vậy có thể nói Đảng ta là Đảng của Bác Hồ. Và từ khi ra đời (3-2-1930) đến nay Đảng ta luôn lấy tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng nên Đảng ta ngày càng vững mạnh. Đảng ta đã vượt qua bao khó khăn ghềnh thác, cho đến hôm nay chúng ta càng khẳng định dân tộc ta ngày càng văn minh tiến bộ, đất nước ta ngày càng phát triển là do nhờ Đảng ta lãnh đạo.

Từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám, Đảng ta 15 tuổi nhưng toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích dân tộc, tuyệt đối trung thành với nhân dân. Đảng ta là: “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nghĩa là những người thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân” (1). Như vậy Đảng ta là sự tập hợp của những người con ưu tú nhất của giai cấp công nhân, nông dân và trí thức, nói như Bác Hồ, Đảng ta là: “Tổ chức cao nhất của giai cấp cần lao” (2), do vậy mà quyền lợi của Đảng ta thống nhất với quyền lợi của dân tộc ta. Sau này, tại Đại hội lần thứ 2 (2-1951) Bác Hồ đã nói: “Trong giai đoạn này, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là đảng của dân tộc Việt Nam” (3). Đến năm 1961, Người cũng khẳng định: “Đảng ta là đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên vị” (4). Chính vì Đảng ta có Bác Hồ lãnh đạo nên lợi ích của Đảng ta không nằm ngoài lợi ích dân tộc. Nói khác đi nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng ta là lãnh đạo toàn dân ta đoàn kết một lòng vượt qua mọi phong ba bão tố giành lại tự do, độc lập 1945. Từ đây nước Việt Nam mới xuất hiện trên bản đồ thế giới

Đảng ta hoạt động theo nguyên tắc của một đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập trung là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Dân chủ “là của quý báu nhất của nhân dân” nên phải phát huy ở mức cao nhất. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý” (5). Chỉ nhờ vậy mà Đảng ta, trước 1945 chỉ trên dưới 5000 đảng viên nhưng thực sự là đội ngũ lãnh đạo tinh hoa để lãnh đạo cách mạng tháng Tam tiến tới thành công. Đó là một thắng lợi lịch sử vĩ đại, mà nếu không có Đảng lãnh đạo sẽ không thể có.

Vấn đề dân chủ trong Đảng là bài học lớn cho hôm nay, làm sao phải tuân thủ triệt để hơn ý kiến của Bác Hồ. Làm sao cho mọi đảng viên đều được nói ra ý kiến của mình nhưng phải là những ý kiến “góp phần tìm ra chân lý” chứ quyết không thể nói trái, nói ngược để coi đấy là những ý kiến mới mẻ. Đấy là lợi dụng dân chủ để cơ hội, để thể hiện ý đồ cá nhân.

Đảng ta là một đảng mạnh vì có tinh thần đoàn kết, “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Từ khi ra đời, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và giáo dục của Bác Hồ, Đảng ta luôn là một khối thống nhất. Mọi đảng viên đều tự răn mình: “... sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo” (6). Một trong những hạt nhân tư tưởng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết, “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ thành công, thành công, đại thành công”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta đoàn kết là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo nên thành công của Cách mạng tháng Tám:

Việt Nam Độc lập thổi kèn loa

Kêu gọi dân ta trẻ lẫn già

Đoàn kết vững bền như khối sắt

Để cùng nhau cứu nước Nam ta”…

Chúng ta trước phải ra tay kết đoàn.

(Mười chính sách của Việt Minh)

Cùng nhau đoàn kết để mà đấu tranh

(Dân cày)...

Đảng ta mạnh, linh hoạt, chính xác vì Đảng ta có hệ thống tuyên truyền rộng khắp, liên lạc nhanh, đồng bộ, nhờ đó có những điều chỉnh kịp thời, có những quyết định phù hợp với thực tế. Ngày nay thế giới ngạc nhiên ở thời ấy giao thông, liên lạc chưa phát triển nhưng cuộc khởi nghĩa tháng Tám rất “ăn khớp”, thống nhất. Từ ngày 14 đến 18/8, Tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế, ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre...

Đảng ta mạnh vì từ khi ra đời luôn hoạt động và phấn đấu theo phương châm sống của Bác Hồ là Dĩ công vi thượng, Dĩ bất biến ứng vạn biến. Dĩ công vi thượng là lấy cái chung là trên hết, lấy lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Đảng viên là người phục vụ nhân dân, là người “đầy tớ thật trung thành” của nhân dân. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là sự thể hiện phương pháp cách mạng biện chứng của tư duy và hành động. Cái “bất biến” là nền độc lập tự do của Tổ quốc, là hạnh phúc của nhân dân. Cái “bất biến” của Đảng ta thống nhất với cái “bất biến” của Bác Hồ: tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Như vậy “dĩ bất biến ứng vạn biến” là bản lĩnh, là ý chí, là phương pháp tư duy năng động, khoa học, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử chứ không giáo điều, cứng nhắc, khuôn mẫu. Cái “bất biến” là độc lập tự do cho, cái “vạn biến” là sự linh hoạt, chớp thời cơ. Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật đảo chính Pháp. Ngay hôm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề tổng khởi nghĩa. Các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh được thay đổi cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam… Ngay những sự kiện ấy cũng cho thấy Đảng ta trí tuệ, có tầm nhìn nắm bắt tình hình rất chính xác.

Ngày nay cái “bất biến” của Đảng ta là tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để ứng với cái “vạn biến” của thời thế. Thực tế đã chứng minh Đảng ta đúng đắn.

N.D.T

-----------------

 

(1) Hồ Chí Minh, toàn tập - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1995, 1996, tập 6, tr.175.

(2) Sđd, tập 7, tr. 230.

(3) Sđd, tập 6, tr.175.

(4) Sđd, tập 10, tr.467.

(5) Sđd, tập 8, tr.216.

(6) Sđd, tập 7, tr.492.

(7), (8), (9) Sđd, tập 5, tr.232, 262.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)