“Kịch Tây” - Góc cạnh khác của nghệ thuật xứ Đông Dương

Thứ Hai, 22/06/2020 11:09

Kịch Tây từng có thời kì đỉnh cao tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX. Nghiên cứu về lĩnh vực này trong luận án của mình, Nguyễn Khiếu Anh mong muốn làm rõ hơn một phần đời sống văn hóa - nghệ thuật xứ Đông Dương, đặc biệt là Hà Nội trong thời kỳ thuộc địa, giúp công chúng tiếp cận một phần lịch sử dường như không được biết tới nhiều của sân khấu Việt Nam.

Đó là nội dung mà buổi nói chuyện “Kịch Tây” - một khía cạnh khác của lịch sử sân khấu Việt Nam” mang đến cho khán giả tại Hà Nội ngày 19/6.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Kịch Tây du nhập vào Đông Dương

Về Nguyễn Khiếu Anh

Là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Nghiên cứu Văn học Liên ngành (CIELAM), Đại học Aix-Marseille, Pháp, hiện Khiếu Anh đang thực hiện luận án Tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Corinne Flicker.

Các nghiên cứu của Khiếu Anh tập trung vào kịch Pháp tại Đông Dương trong giai đoạn thuộc địa (1865 - 1954), được xuất hiện trong nhiều ấn bản chuyên ngành tại Pháp và các hội thảo quốc tế.

Khi những nhu cầu về truyền đạo của chính quốc tới thuộc địa ngày càng được chú trọng, các linh mục Kito giáo ngoài việc giảng đạo cho dân chúng thì còn phải truyền bá chữ quốc ngữ. Việc truyền bá này lại thông qua các vở kịch dựa trên Kinh Cựu Ước, Kinh Tân Ước hay từ cuộc đời của các vị Thánh. Tuy nhiên, việc truyền bá kịch theo con đường này bị giới hạn trong các trường dòng và chưa có sự ảnh hưởng tới quần chúng mặc dù những hoạt động đó mang tính giáo dục cao.

Theo tham luận trong cuốn “Sự ảnh hưởng của sân khấu Pháp với sân khấu Việt Nam” của Giáo sư Hoàng Như Mai thì: “Những người mang những đêm đẹp đẽ, dối trá đến viễn chinh hay còn vinh quang trong văn chương của những nhà văn cuồng bút, là những người đi chinh phục, thực chất là những người dân có vợ con có cha mẹ, có nhà ở quê hương. Họ nhớ những người thân, họ có nỗi sầu xứ, bọn cầm quyền phải tìm cách giải buồn cho những người lính chiến. Họ điều động những đoàn văn công từ Pháp sang để phục vụ cho bọn binh sĩ”. Đối với Khiếu Anh, nhận định này lại không phải là nhận định chính xác nhất về sự du nhập của kịch Tây.

Nhưng vở kich xuất hiện lần đầu tiên không phải do những nhà cầm quyền đưa tới mà chính do binh lính dựng những sân khấu đầu tiên. Nó như một cầu nối giữa thuộc địa và Đất mẹ, kịch được người Pháp đưa tới Đông Dương để giải tỏa những khó khăn về tinh thần, để thay thế những hình thức giải trí của dân bản địa mà họ không thể hiểu được.

Áp phích quảng cáo vở Le Malade imaginaire (Bệnh tưởng) năm 1920

Ảnh hưởng của kịch Tây đến Việt Nam

Với ba biểu tượng chính trong thời kì đỉnh cao là Nhà hát Hải Phòng, Nhà hát lớn Hà Nội, Nhà hát lớn Sài Gòn, nhiều vở kịch và đoàn kịch luôn có được sự chú ý từ khán giả là người Pháp hay trí thức Việt Nam. Và không chỉ loại bỏ những thói quen mua vui thiếu lành mạnh như cờ bạc, thuốc phiện, kịch như một luồng gió mới để gắn kết con người thời buổi đó. Đặc biệt, kịch cổ điển Pháp và những tác giả như Pierre Corneille, Jean Racine,… còn được nhiều trí thức Việt Nam tôn vinh là đỉnh cao của thể loại kịch cổ điển tại Đông Dương.

Nhắc tới nhà soạn kịch người Pháp tại Đông Dương, Claude Dourrin - nhà soạn kịch tài năng sau này trở thành giám đốc của cả ba nhà hát tại Việt Nam thì kịch Tây mới được cách tân vào cuối thập niên 30 của thế kỉ XX bởi ông cố gắng thay đổi chương trình để sao cho phù hợp với thị hiếu của công chúng. Sinh viên theo học những trường đại học nhận ra tính giáo dục cao qua kịch của ông còn đến ngỏ lời, xin diễn lại những vở kịch trong trường.

Về giới tri thức Việt Nam, Nguyễn Văn Vĩnh được coi như là người “An Nam hóa” sân khấu kịch Tây, dịch kịch Tây ra chữ Quốc ngữ và đặt nền móng đầu tiên cho kịch nói Việt Nam. Ông năng nổ dịch lại nhiều vở kịch của Molière và được đăng trên Đông Dương tạp chí. Vở Le Malade imaginaire (Bệnh tưởng) gây tiếng vang lớn trong ngày đầu diễn năm 1920 tại Nhà hát lớn Hà Nội được thuật lại như sau:

“Tất cả những người nổi tiếng của người bản địa đã tranh nhau đến buổi biểu diễn hôm 25/4 ở Nhà hát lớn Hà Nội. Nhiều vị quan chức quần áo chỉnh tề sang trọng, dẫn đầu là Tổng đốc Hà Đông, tiếp theo đó là những doanh nhân danh tiếng, sinh viên đến chật kín nhà hát. Nhiều phụ nữ An Nam trang điểm kiều diễm như lễ hội kích thích sự tò mò của đám đông. Tất nhiên, ngài phụ trách hội Khai Trí Kiến Đức An Nam đứng ra trình bày ý tưởng và mục đích dàn dựng của buổi kịch khi đã dịch ra chữ Quốc ngữ….

…Mở màn có 16 nghệ sĩ áo dài hồng, đầu chít khăn xanh mềm mại đi vòng tròn. Những khúc dạo đầu, các cô múa quạt bằng cái thân hình mềm mại uốn lượn bằng cách kiều diễm. Sau màn dạo đầu, các cô biến vào trong sân khấu. Ba hồi trống nổi lên, các nghệ sĩ người An Nam trình diễn vở kịch… Cảnh nhà hát im lặng chăm chú theo dõi, tất cả khán giả đều tỏ ra căng thẳng hoặc cố gắng lắng nghe cho chính xác lời thoại của từng nhân vật. Rồi đột ngột sự im lặng bị phá vỡ bởi những tiếng cười, người xem cảm thấy mỗi từ ngữ nghe như rõ hơn. Dường như mọi người càng bị cuốn hút, buổi diễn càng ngày sống động hơn…”.

Kịch Tây thoái trào

Theo Khiếu Anh, kịch Tây sau khoảng thời gian năm 1930, việc tuyển đoàn kịch tuỳ tiện, quay lại một nội dung cũ vì sự an toàn, sự kiểm duyệt gắt gao về nhiều thể loại kịch như kịch trừu tượng, kịch thuộc địa, kịch chiến tranh,… đã khiến cho kịch Tây không còn ưa chuộng.

Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mà Khiếu Anh cảm thấy thú vị nhất bởi đây cũng chính là lúc kịch nói Việt Nam phát triển, những nghệ sĩ người An Nam lúc này được nói lên suy nghĩ của mình, nhất là nhà viết kịch nổi tiếng Nam Xương. Với những lý thuyết chương hồi, kết cấu của một vở kịch phương tây đã học và kinh nghiệm rút ra từ kịch Molière, tác phẩm “Ông Tây An Nam” vừa mang cái khung của kịch Tây nhưng lại chứa cái hồn người Việt, vở kịch vừa hài hước nhưng cũng đấy châm biếm những con người “muốn mất gốc” đi theo mơ tưởng hão huyền của nước Pháp.

Tại Việt Nam, kịch Tây tuy ít xuất hiện nhưng dư âm từ thời kì Đông Dương của chúng vẫn ảnh hưởng tới hiện tại. Mặc dù đây chỉ là một phần của nghiên cứu kịch Tây từ góc nhìn cá nhân, nhưng với sự đam mê, mong muốn chia sẻ kiến thức của mình, có thể một chương tiếp theo của kịch Tây sẽ được “vén màn” theo một hướng hấp dẫn hơn rất nhiều.

THANH TÙNG

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)