Sỹ Ngọc - đỉnh cao hội họa theo phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa

Thứ Bảy, 12/01/2019 00:20

. NGUYỄN QUÂN

Nguyễn Sỹ Ngọc là học trò xuất sắc cuối cùng của trường Mĩ thuật Đông Dương khóa 1939-1944, nổi tiếng với sự vững vàng họa pháp phương Tây và tay nghề làm tranh sơn mài truyền thống đã cách tân. Tuy nhiên nếu tiếp xúc thuần túy với các tác phẩm ta khó tin hội họa của Sỹ Ngọc thuộc về “trường phái Đông Dương” mà rõ ràng xuôi chảy theo một dòng thẩm mĩ khác hẳn. Chỉ nhìn vào hình tượng người phụ nữ, là tiêu biểu và kết tinh thành công của phong cách hội họa Đông Dương 1925-1945, đã đủ thấy sự khác biệt từ ngọn bút của ông: không thị thành đài các như Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân, không hồn bướm mơ tiên như Vườn xuân Trung Nam Bắc của Nguyễn Gia Trí, không mộng mị liêu trai kiểu đàn bà của Phổ, cũng không thanh đạm hoài cổ như ở Nguyễn Phan Chánh. Người nữ của ông không phải các nàng thơ bay bổng, không lãng mạn trữ tình, không hoàn mĩ lí tưởng, mà chỉ luôn là con người cá nhân có thật với da thịt và tâm tư “tầm thường” của chính họ mà thôi. Cái mĩ của Sỹ Ngọc khác biệt với cái mĩ của các bậc đàn anh Đông Dương, tương tự cái mĩ của Courbet khác với lí tưởng lãng mạn chủ nghĩa (romanticism) và ấn tượng chủ nghĩa (impressionism) trước và sau ông. Đây chính là đóng góp định hướng thẩm mĩ quan trọng nhất của Sỹ Ngọc trong bước ngoặt của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn giữa thế kỉ XX.

OÂng laø moät giaûng vien đầu tiên đầy uy tín của khóa Mĩ thuật kháng chiến và trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam sau này - những pháo đài của trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nếu được tiếp xúc với ông - một bậc trí thức quảng bác nhất trong thế hệ mình - sẽ thấy ông đúng là “dễ tính với mọi người, khó tính với nghệ thuật, hay đùa vui hóm hỉnh” (như nhận xét của Mai Văn Hiến).

Du kích Cảnh Dương - tranh in đá màu

Chính ông, bằng phong cách sáng tác và những tác phẩm thành công nhất của mình, dường như đã thị phạm cái gọi là phương pháp sáng tác và định hình bản sắc nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ta: đi vào đời sống hàng ngày của những con người bình dân mới, “ba cùng” với họ, tìm hiểu ghi chép, chưng cất suy tư tình cảm để tìm ra tính cách điển hình của các nhân vật điển hình trong những hoàn cảnh điển hình nhằm dựng nên những hình tượng điển hình của thời đại mới. Đó là những hình tượng mang tinh thần lạc quan cách mạng - công, nông, binh, lãnh tụ - thuộc bốn đề tài mũi nhọn mà nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa yêu cầu.

Bức Bác Hồ với thiếu nhi được vẽ ngay sau Cách mạng tháng Tám đã sớm góp phần định hình mô thức ca ngợi lãnh tụ còn thịnh hành đến ngày nay. Dung dị, hiền từ và gần gũi chứ không thần thánh hóa, siêu phàm hóa như cách các lãnh tụ xã hội chủ nghĩa khác được ngợi ca.

Đặc biệt là bức in đá màu Du kích Cảnh Dương vẽ năm 1949. Bố cục cận cảnh trước biển với nhân vật trẻ khỏe, chất phác, tự tin mà tính mới mẻ thời sự có thể khiến ta nghĩ nó được sáng tác bởi một họa sĩ lão luyện nào đó ở mấy chục năm sau, vào thời thống trị của phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa trên miền Bắc những năm 1970-1980.

Hình tượng anh bộ đội và chủ đề tình quân dân đạt tới hoàn hảo ngay từ 1949 với bức sơn mài Cái bát. Bố cục hình và màu nền đều hoành tráng với hai nhân vật điển hình hết sức chân thật, cô đọng và xúc động, tới mức buộc ta phải nhớ ngay tới hai hình tượng ấy khi hình dung về anh bộ đội và người mẹ thời kháng chiến chống Pháp cũng như về “tình quân dân cá nước” cùng đạo lí “uoáng nöôùc nhôù nguoàn” cuûa ngöôøi Vieät.

Hai bức Đổi ca (1963) và Một ngày mới lại bắt đầu (1965) là đỉnh cao không bàn cãi về ngôn ngữ sơn mài và hình tượng người công nhân trong lao động tập thể. Bối cảnh không gian lộng lẫy, lạc quan, các nhân vật nam nữ giàu cá tính có sức thuyết phục vật lí và tâm lí, có hình hài cá nhân đời thực đồng thời đạt tới sức khái quát. Suốt mấy chục năm sau trong hội họa Việt Nam vẫn xuất hiện vô số hình tượng cô nông dân khăn đen mỏ quạ, anh thợ mỏ xốc vác với chiếc máy khoan hay anh du kích miền biển… theo “kiểu mẫu” Sỹ Ngọc.

Thẩm mĩ hiện thực của Sỹ Ngọc là triệt để nhất. Ở bức chân dung Học giả Đào Duy Anh chẳng hạn, tính cách và chiều sâu tâm tư nhân vật đã hiện thực hóa một trí tuệ tiêu biểu của lớp “Nho học cuối cùng, Tây học đầu tiên ở xứ An Nam ta”. Thậm chí chỉ với những nét minh họa bằng mực nho sắc sảo và phóng khoáng, ông đã “thật hóa” được cả các nhân vật hư cấu như Chí Phèo, Thị Nở khiến ta tin rằng ở cái làng kia ắt có hai cá thể như thế thực!

Có rất nhiều tác giả và tác phẩm thể hiện hình tượng công, nông, binh - con người mới như Sỹ Ngọc nhưng Sỹ Ngọc độc đáo và khác biệt nhất trong số đông “na ná” nhau ấy. Phong cách hiện thực vật lí - tâm lí của ông là hiếm có trong nghệ thuật Việt Nam. Anh bộ đội của Sỹ Ngọc không anh hùng hóa, bi tráng hóa như ở tranh của Nguyễn Sáng hay Bùi Xuân Phái. Hình tượng nam nữ công nhân, nông dân của ông cũng không cách điệu hóa, cố tình “đúc kết” như ở Nguyễn Đỗ Cung, không lãng mạn hóa với cảnh tắm suối nên thơ hay tát nước yểu điệu như múa trong tranh của Trần Văn Cẩn và nhiều họa sĩ khác. Nhìn rộng ra, phong cách hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Sỹ Ngọc sở dĩ rất Việt Nam, có “da thịt” Việt, vì nó không bị định hướng tuyên truyền biểu tượng hóa kiểu Trung Quốc, anh hùng hóa kiểu Liên Xô hay lãng mạn hoá kiểu “Đông Dương thuộc Pháp”.

Một thế kỉ, hội họa Việt Nam đã trải qua lớp lớp sóng dồi của ba, bốn trào lưu lớn. Sỹ Ngọc hiển nhiên là một đỉnh sóng phi thường của trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa.

N.Q

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)