Cửa sổ văn nghệ

Những phong tục đón năm mới thú vị trên thế giới

Thứ Hai, 16/02/2015 11:58

VNQĐ onlineNăm mới luôn luôn là dịp được chờ đợi nhất trong năm ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Và tại nhiều quốc gia, người ta có những cách thức rất độc đáo để chào đón khoảnh khắc đặc biệt này.

Nga: Người Nga có tập tục lặn sâu 40 mét dưới hồ Balkan trong năm mới. Tục lệ này đã có từ năm 1982. Một trong số các thợ lặn sẽ mang cây năm mới xuống đáy hồ, mang theo các thiết bị nặng tới hơn 100kg, và những thợ lặn khác sẽ nhảy múa xung canh cái cây ấy. Họ cũng sẽ mang theo Nữ thần Băng giá và ông già Tuyết, hai nhân vật nổi tiếng trong văn hóa Nga, tượng trưng cho các lễ hội ở quốc gia này.

Tục lệ nhảy xuống hồ nước lạnh trong năm mới cũng xuất hiện ở Canada, Hà Lan với quan niệm càng nhảy sát giao thừa càng may mắn.

nhay xuong ho bang

Colombia: nếu bạn kéo vali rỗng đi quanh khu nhà mình sống vào đêm giao thừa thì cả năm mới bạn sẽ được đi du lịch thỏa thích.

Thuỵ Sĩ : Trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Thuỵ Sĩ có tục thả những cái kem xuống sàn nhà và họ tin làm thế sẽ mang lại một năm tràn đầy niềm vui và may mắn.

Bolivia: Công dân Bolivia chào đón năm mới bằng cách mặc những chiếc quần lót sặc sỡ (màu ưa thích của họ thường là màu đỏ, vàng). Họ tin rằng, điều này sẽ đem lại sự giàu có cho năm tiếp theo, đồng thời giúp họ tìm ra người yêu của mình.

Peru: người dân thường có phong tục đánh nhau với láng giềng để giải quyết những tranh chấp cũ trong dịp năm mới.

Đan Mạch: Có một tục lệ rất kỳ lạ được thực hiện trong dịp năm mới đó là… đập vỡ những chiếc đĩa ở trước cửa nhà hàng xóm. Gia đình nào có nhiều đống đĩa vỡ tại cửa được coi là gia đình may mắn vì điều đó đồng nghĩa rằng họ có rất nhiều bạn bè.

Ngoài ra, người Đan Mạch còn rủ nhau nhảy khỏi ghế trong khoảnh khắc giao thừa khi đồng hồ điểm 12 tiếng chuông vì họ tin rằng nó có thể giúp xua đuổi tà ma của năm cũ và hướng tới một năm mới may mắn nhất.

Ecuador: Người Ecuador có một phong tục độc nhất vô nhị là làm những con bù nhìn bằng rơm và đốt chúng vào lúc sắp sang năm mới. Theo quan niệm của người Ecuador, tục lệ này để xua đuổi những điều xấu xa, kém may mắn trong năm qua và hi vọng may mắn, hạnh phúc cho cả năm.

Philippines: Người dân Philippines quan niệm hình tròn tượng trưng cho thịnh vượng và may mắn. Vì thế, vào ngày Tết, người Philippines thường ăn thức ăn, hoa quả hình tròn, mặc đồ chấm bi để mong một năm “tròn trịa”, viên mãn.

Romania: Một số người dân địa phương sẽ gọt vỏ củ hành vào ngày 31, sau đó ngâm muối, và nhìn vào lớp da của củ hành để xác định thời tiết trong những năm tới.

Bên cạnh đó, trong ngày đầu tiên của năm mới, người dân Romania cũng thường tổ chức lễ hội truyền thống có tên “điệu nhảy gấu” để xua đuổi tà ma. Theo đó, mỗi người sẽ mặc một bộ quần áo hình nộm con gấu và nhảy múa trước cửa nhà.

Belarus: Đối với người Belarus, điều may mắn trong năm mới chính là việc kết hôn. Những cô gái còn độc thân sẽ cùng tham gia các cuộc thi đòi hỏi kỹ năng và sự may mắ. Người chiến thắng sẽ là người làm đám cưới vào tháng sau. Một trong các cuộc thi này bao gồm xếp các bắp ngô trước mặt các cô gái và sau đó họ thả một chú gà trống ra. Nếu chú gà trống chọn bắp ngô của cô gái nào, thì đó sẽ là cô gái may mắn lấy chồng trong năm mới.

Chile: Người Chile thường ăn một thìa đậu lăng vào lúc nửa đêm để mong một năm thành công với công việc và tiền bạc.

Tại thành phố Talca, các nghĩa trang đều được thắp nến sáng rực và tập trung đầy người trong đêm Giao thừa để đón năm mới cùng với những người thân quá cố. Phong tục đón năm mới tại nghĩa trang ở Talca bắt đầu từ năm 1995 khi một gia đình nhảy qua hàng rào để vào nghĩa trang đón năm mới với người cha quá cố. Sau đó, nó đã lan rộng trong cộng đồng người dân nơi đây.

don nam moi o nghia dia chile 1

Scotland: đêm giao thừa còn được gọi là Đêm của lửa. Để chuẩn bị cho năm mới, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa và thanh lọc nhà bằng nghi lễ đốt nhánh cây bách xù và đem xông khắp nhà.

Người Scotland còn tổ chức một lễ hội rất nguy hiểm tên là Hogmanay vào đêm ngày 31/12 hàng năm. Trong dịp này, đàn ông sẽ diễu hành qua các con phố với những quả cầu lửa lực rửa trên tay.

Các quả cầu lửa liên tục được trao qua lại trên đầu họ với ý nghĩa đem lại sự trong sạch và ánh dương cho con người. Lễ hội này có từ thời Viking.

Argentina: Đúng 12h đêm giao thừa, mọi người sẽ bước lên phía trước bằng chân phải để khởi đầu một năm mới. Ngoài ra, người dân quốc gia này còn tâm niệm nếu mặc đồ lót mới màu hồng thì tình yêu sẽ đến.

Ireland: Người dân có thói quen đập bánh mì vào các bức tường để xua đuổi tà ma trong ngày năm mới.

Brazil: Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, nơi mọi người đổ tới các bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.

Đức: Tại nhiều thành phố ở Đức, người dân có cách đón năm mới khá kỳ lạ là cả nhà sẽ quần tụ xem bộ phim hài Dinner for One trong lúc chờ đón giao thừa. Bộ phim kể về một phụ nữ Anh năm nào cũng đón sinh nhật của mình bằng cách dọn bàn ăn tiếp 4 vị khách đã mất từ nhiều năm trước.

Mỹ: Một số người Mỹ có thói quen xua đuổi xui xẻo và đón may mắn bằng cách ném muối qua vai nhau. Nhiều người Mỹ còn ăn đậu đen hoặc đậu xanh để mong được tốt lành và rủng rỉnh tiền bạc trong năm mới.

Nhật Bản: Theo một tục lệ có tên là Joya no Kane, người Nhật đánh tới 108 tiếng chuông trong đêm giao thừa để chào đón năm mới. Mỗi tiếng chuông ngân lên tượng trưng cho một điều xấu tan đi, giúp thanh lọc tâm hồn con người và hướng tới những điều tốt đẹp.

Estonia: Người dân thường chào đón năm mới bằng việc ăn, ăn và… ăn. Theo truyền thống, một người phải ăn 7 lần trong đêm giao thừa nhằm làm tăng thêm sức mạnh cho năm mới. Các món ăn bao gồm xúc xích, salad khoai tây, dưa chua sauerkraut, bánh hạnh nhân…

Phần Lan: Có một truyền thống lâu đời là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những vỏ lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại. Nếu có hình một trái tim hay một chiếc nhẫn nghĩa là sẽ có đám cưới, hay một chuyến du lịch vào năm mới; Nếu có hình một con lợn thì đó là dấu hiệu của sự no đủ.

Myanmar và Thái Lan: Hai quốc gia này cùng có chung tập tục té nước vào năm mới tượng trưng cho sự gột rửa những bụi bẩn của năm cũ để thanh khiết bước sang năm mới.

Nam Phi: Trong đêm giao thừa, người dân Johannesburg và đặt biệt là cư dân Sith Baltic sẽ vứt tất cả đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ với ý nghĩa là vứt bỏ mọi điều không may trong năm cũ. Đồ vật bị vứt có thể là một chiếc TV, lò vi sóng hay thậm chí là cả một chiếc giường.

Bỉ: Vào các buổi sáng ngày đầu năm, các thành viên trong gia đình sẽ đến bên các vật nuôi có trong nhà mình như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo… chúc Tết.

Tây Ban Nha: Người dân có tục ăn 12 trái nho khi nghe 12 tiếng chuông nhà thờ lúc giao thừa để thể hiện niềm mong muốn sang năm mọi người có những vụ mùa nho bội thu.

Ngoài ra, đối với người Tây Ban Nha và một số nước Ý, Mexico thì mặc đồ lót màu đỏ trong ngày đầu năm mới là biểu tượng của may mắn.

Thục Quyên (Tổng hợp từ các báo nước ngoài)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Nguyên mẫu nhân vật Năm Thao, Năm Lựu Đạn trong "Hoa xương rồng"

Sòng nhậu đầu tiên ở bãi, không bến không bờ tức giang hồ thiệt thọ, đã phết cho tôi Tàn sau Minh để hóa một Minh Tàn... (NGUYỄN TRÍ)