Năm mới là sự khởi đầu mới với những mong ước, khát khao tốt đẹp và xua đi những điều xui xẻo trong năm cũ.Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều đón Năm mới theo phong tục và truyền thống riêng của mình nhưng đều mang một tinh thần tươi mới, vui vẻ khi năm mới về. Tuy các tôn giáo có sựu khác nhau nhưng họ đều tin rằng Năm mới đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc sống mới với những điều tốt đẹp và may mắn. Một số Tôn giáo đón năm mới với những lời nguyện cầu thì những Tôn giáo khác lại chào đón năm mới với những lời chúc tụng và những món ăn truyền thống.
Chính vì sự khác nhau về phong tục và truyền thống của các Tôn giáo nên đã mang lại những sự thú vị và đặc biệt mỗi khi Năm mới đến. Trên thế giới, Năm mới bắt đầu vào hầu hết các tháng trong năm do sự
khác biệt giữa các Tôn giáo. Một số Tôn giáo tổ chức đón mừng năm mới vào mùa xuân, tuy nhiên lại có một số Tôn giáo đón Năm mới vào mùa thu. Năm mới của người Do Thái bắt đầu vào thời điểm mặt trời lặn của ngày đầu tiên của tháng Chín hoặc tháng Mười và kết thúc vào thời điểm mặt trời lặn của 10 ngày sau đó. Năm mới của đạo Thiên Chúa (Cơ đốc giáo) được bắt đầu với những bữa tiệc, lễ hội, những bữa ăn và kết thúc với những chuyến thăm viếng người thân trong gia đình và bạn bè. Những người Hindu thì đón năm mới ở hầu hết các tháng trong năm vì tôn giáo Hindu có sự đa dạng trong nền văn hóa. Năm mới được đón chào với sự tươi vui tràn ngập trên khắp Ấn Độ. Năm mới của những người Hồi giáo được tổ chức để tưởng nhớ tới chuyến đi của Thánh Muhammad từ thành phố Mecca tới Thánh địa Medina. Đạo Baha’i đón năm mới vào lúc mặt trời lặn. Trong khi đó, các nước Phật giáo đón năm mới vào tháng Giêng hoặc tháng Tư.
Thiên chúa Giáo (Cơ đốc giáo)
Năm mới của những người theo đạo Thiên chúa (Cơ đốc giáo) bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Một theo lịch Gre-goa. Lịch Gre-goa là sự sửa đổi từ lịch Julian do Julian Caesar ban hành vào năm 46 trước Công
nguyên) được sửa đổi. Năm 1582 Giáo hoàng Gregory XIII ban hành lệnh bãi bỏ lịch Julian vì nó hơi dài. Theo lịch Julius thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày cho nên
lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây. Dần dần, lịch Gre-
goa được chấp nhận ở các nước trên thế giới vì nó tạo ra sự cân bằng giữa các mùa và lịch.
Lễ đón năm mới theo truyền thống mang ý thức trách nhiệm và cũng là dịp thắt chặt các mối quan hệ giữa mọi người với nhau. Những người theo đạo Thiên chúa cũng thể hiện lòng mộ đạo và niềm hạnh phúc của mình trong lễ đón năm mới. Khi năm mới đến, trước những ngôi nhà của những người theo đạo Thiên chúa xuất hiện hình ảnh em bé với tấm băng rôn chào mừng năm mới được gọi là New Year Baby. New Year Baby được xem là hiện thân của sự khởi đầu một năm mới và năm cũ qua đi, có thể nói đó là sự tái sinh.
Các lễ hội chào đón năm mới sẽ không trọn vẹn ý nghĩa nếu thiếu sự vang lên của bài hát truyền thống Auld Lang Syne (Những ngày cũ tốt đẹp). Mọi người thường cùng nhau hát vang ca khúc này trong đêm giao thừa. Theo truyền thống, người ta cho rằng số phận của họ sẽ được quyết định bởi loại thức ăn mà họ sử dụng trong ngày đầu tiên của năm mới. Mọi người đón năm mới bằng cách chuẩn bị những bữa ăn mang ý nghĩa tốt lành với và ăn những hạt đậu đen. Cũng theo truyền thống, phong tục xông nhà truyền thống (được gọi là first-footing) được coi là phong tục quan trọng của những người theo đạo Thiên chúa. Những người khách đến xông nhà phải là những người đàn ông khỏe mạnh, cao lớn và có màu tóc đen.
Một truyền thống nữa thường diễn ra trong lế đón năm mới của những người theo đạo Thiên chúa là tạo ra những Quyết định đầu năm (New Year's resolution). Quyết định đầu năm là sự cam kết của một người thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu, dự định hoặc thay đổi thói quen. Hiện nay, những quyết định đầu năm được đưa ra thường là những lời hứa giảm cân hoặc bỏ thuốc và nhiều thói quen xấu khác.
Một truyền thống cũng rất nổi tiếng khác là những cuộc diễu hành đón năm mới (New Year Parades) với sự tham gia của mọi người dân ở tất cả các lứa tuổi. Điểm thu hút chính ở các lễ hội đón năm mới là các trận đấu bóng, các trận đấu bóng thường diễn ra trước các cuộc diễu hành trên các con phố ở West End (khu Tây Luân Đôn).
Cuối cùng, khi thời khắc giao thừa đến gần, mọi người cùng nhau ăn mừng và bắn pháo hoa để xua đi những điều không may mắn trong năm cũ và đón chào những điều tốt đẹp trong năm tới.
Năm mới cũng là sự báo hiệu của mùa lễ hội,mọi người thường tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí. Năm mới mang đến niềm vui và hạnh phúc, mọi người đều háo hức chờ đợi năm mới đến. Năm mới được bắt đầu từ đêm Giao thừa. Khi tiếng chuông đồng hồ báo hiệu thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới,mọi nguười ôm, hôn và chúc nhau “Năm mới tốt lành”. Trong ngày đầu tiên của năm mới, việc đầu tiên mà những người theo đạo Thiên chúa giáo làm là đến nhà thơ dù có tiệc tùng cả đêm. Họ thường thăm viếng người thân, bạn bè, đi dã ngoại, xem phim và ăn những món ăn ưa thích trong những ngày đầu năm mới.
Đạo Hindu
Năm mới của những tín đồ Hindu diễn ra theo lịch Panchanga (một loại lịch âm của đạo Hindu). Năm mới của đạo Hindu được gọi với cái tên phổ biến là Vikram Samvat. Theo lịch của người Ấn Độ, mùa được tính theo mặt trời, tháng tính theo mặt trăng, ngày được tính theo cả mặt trời và mặt trăng. Kỷ nguyên Vikram Samvat bắt đầu từ năm 57 trước Công nguyên. Do lịch Hindu phải trừ đi 57 năm để tương ứng với lịch dương, vì vậy năm mới được bắt đầu vào ngày đầu tiên của tháng Kartik Maas ( tháng được cho là linh thiêng nhất trong lịch âm Hindu).
Hai lịch âm và dương của Ấn Độ đều có 12 tháng, với thứ tự ngày tháng như nhau. Một lịch (Vikram) bắt đầu từ ngày 1 tháng 1(âm lịch) của tháng Chaitra (ngày 15 tháng 3 dương lịch) & lịch Shalivahana từ ngày 1 tháng 1 của tháng Boisaak (Ngày 14-15 tháng tư - dương lịch). Người dân ở phía Tây và Bắc Ấn Độ theo lịch Vikram và Nam Ấn Độ, Maharashtra (một tỉnh ở phía tây Ấn Độ) là theo lịch Shalivahana. Lịch
Bengali (giới thiệu từ năm 1584), được sử dụng rộng rãi ở miền đông Ấn Độ (Bengal, Tripura và Assam).
Vào năm mới, mọi người thắp đèn dầu, và trang hoàng nhà cửa với những loài hoa tượng trưng cho sự tốt lành nhiều màu sắc như hồng, đỏ ,tím, vàng. Nghệ thuật Rangoli cũng là một điểm thu hút trong năm mới. Đây là loại hình nghệ thuật trang trí sử dụng bột hoặc hoa, lá thật sắp xếp trên nền đất, hình thù tùy theo sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Người Ấn Độ cho rằng, làm ra Rangoli giống như gửi gắm một điều ước. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt điều ước đó bay cao, bay xa, hình Rangoli sẽ ra đi. Vào buổi sáng sớm, người dân Ấn Độ thường dậy sớm và mặc những bộ quần áo mới. Họ mang về nhà các vị thần như Nữ thần Laxmi (nữ thần của sự giàu có) và Chúa Ganesha. Năm mới là dịp mọi người tặng nhau những món quà và bánh kẹo.
Ấn Độ một quốc gia với sự đa dạng tuyệt vời, thường đón mừng năm mới như đa số các quốc gia khác trên thế giới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch. Ấn Độ có nhiều vùng miền với những văn hóa đón tết khác nhau theo các khoảng thời gian khác nhau. Do vậy, lễ hội được tổ chức vào các thời điểm khác nhau theo những cách khác nhau và chính điều này lại làm nên nét đẹp riêng trong văn hoá đón năm mới của Ân Độ. Năm mới của các tín đồ Hindu được tổ chức trên toàn quốc với không khí vui tươi và sống động.
Lễ hội Ugadi (Karnataka và Andhra Pradesh (AP), 2 tỉnh ở miền nam Ấn Độ) được tổ chức tại AP và Karnataka, ngày đầu tiên của tháng Chaitra (ngày 15 tháng 3). Mọi nhà được vệ sinh sạch sẽ, mặc quần áo mới và các thành viên thân thuộc của gia đình được mời tới dự một bữa cơm thịnh soạn. Một ngày mới sẽ bắt đầu với nghi lễ tắm vòi sen (có dầu tắm) và sau đó là cầu nguyện, ăn uống với một món ăn thập cẩm có các hương vị đặc trưng có tên là Neem Buds, bao gồm Hoa có vị cay đắng, Xoài xanh biểu trưng cho vị chua nhẹ, Me ép đặc trưng cho hương vị chua đậm, ớt xanh cho vị nóng, đường thốt lốt &chuối chín cho vị ngọt, một nhúm muối cho vị mặn. Món ăn này mang thông điệp rằng cuộc sống là một hỗn hợp của những trải nghiệm khác nhau (nỗi buồn, hạnh phúc, giận dữ, sợ hãi, ghê sợ, bất ngờ) và phải được kết hợp cùng với nhau một cách hài hoà.
Ở Karnataka, có một món ăn đặc biệt gọi là Obbattu và ở AP Bobbatlu gọi là Puran Poli, được mọi người chuẩn bị nhân dịp năm mới này. Vào ngày này, theo truyền thống, mọi người nghe và ngâm thơ của các tôn giáo và thông qua các bài thơ này sẽ dự báo tương lai trong năm tới. Lễ kỷ niệm Yugadi được đánh dấu bởi các cuộc thảo luận văn học, ngâm thơ và các tác giả của tác phẩm văn học này được mọi người ghi nhận tài năng thông qua các giải thưởng và chương trình văn hóa. Các chương trình âm nhạc và khiêu vũ cổ điển được tổ chức vào buổi tối.
Tết "GUDIPAWDA được tổ chức ở Maharashtra, một tỉnh ở miền tây Ấn Độ.
Tết Puthandu được tổ chức ở Tamil Nadu, một tỉnh ở phía nam Ấn Độ.
Tết Gudi Padwa được tổ chức tại Maharashtra, ngày 15 tháng 3 (Ugadi). Đó là phong tục để dựng lên “Gudis” (một cây tre bằng vải lụa màu và gắn một ly có chân được trang trí bằng vòng hoa trên đỉnh nó) tượng trưng cho sự chiến thắng. Phân phát 1 món ăn đặc trưng của đạo HINDU là món "Prasad" bao gồm 1 loại lá non có tên gọi là Neem, hột đậu xanh và thạch là những thành phần cần có theo phong tục. Nhiều nơi kỷ niệm bằng cách làm một loại thức ăn tên là Shrikhand Puri. Sân nhà ở các vùng nông thôn được làm sạch và trát vữa trộn với phân bò tươi. Trên các bậc cửa ra vào thường được trang trí bằng các
hoa văn rất đẹp mắt. Mọi người mặc quần áo mới và chuẩn bị các món ăn ngon đặc biệt để đón tết.
Tết Puthandu (Varsha pirappu) được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Chithirai (Tamil tháng, 14 tháng 4). Phụ nữ vẽ biểu tượng KOLAM trên thềm cửa ra vào và đặt đèn Kuttuvilaku tại chính giữa hình khối này, điều này tượng trưng cho sự xoá bỏ mọi tăm tối. Một nghi lễ gọi là KANNI được cử hành (ẩn ý một năm sung túc với nhiều trang sức vàng, bội thu với mùa màng và rau quả...) cùng với một niềm tin mãnh liệt rằng nghi lễ này sẽ mang lại sự thịnh vượng. Mọi người đều mặc quần áo mới và chuẩn bị các món ăn ngon đặc biệt để đón tết.
Ngoài ra, Ấn Độ còn có nhiều Tết khác, theo đặc trưng từng vùng.
Tết Poila Boisak ở Phía Tây Bengal, một địa danh nổi tiếng vì nơi đây là nơi sinh ra rất nhiều hổ.
Tết Vishu ở Kerala, một tỉnh ở phía nam Ấn Độ.
Tết Mahabishuba Sankranti ở Orissa, trên Vịnh Bengal.
Tết Bestu Varas ở Gujrat, một tỉnh phía tây Ấn Độ.
Đạo Hồi (Hồi giáo)
Đạo Hồi có một loại lịch âm riêng khoảng 354 ngày, do lịch âm này ngắn hơn lịch dương 11 ngày nên Năm mới của mỗi năm cũng thay đổi. Năm mới của các tín đồ Hồi giáo được gọi là Maal Hijra, rơi vào ngày đầu tiên của tháng Muharram ( đây là tháng đầu tiên trong lịch Hồi giáo). Muharram có ý nghĩa là sự tôn trọng. Mọi người đón chào năm mới trong hòa bình cùng với những lời nguyện cầu.
Người Hồi giáo không coi năm mới là một sự kiện lễ hội, năm mới diễn ra trong không khí nghiêm trang và tĩnh lặng. Mọi người thường tụ tập trong một nhà thở hoặc một điện thở để cầu nguyện. Những người Hồi giáo tổ chức lễ mừng năm mới này như một sự bày tỏ lòng tôn kính đến người sáng lập ra đạo Hồi, Thánh Muhammad. Phần quan trọng nhất trong ngày lễ này là kể lại câu chuyện về chuyến đi của Thánh Muhammad từ Thánh địa Mecca đến Medina. Câu chuyện này cũng được phát sóng trên đài phát thanh. Năm mới hay Maal Hijra là dịp để các tín đồ Hồi giáo suy nghĩ về cuộc sống sau này của họ.
Hiện nay, ở các cộng đồng Hồi giáo, mọi người thường tặng nhau những món quà và những tấm thiệp để chúc mừng năm mới. Tuy nhiên, những tín đồ Hồi giáo Shia không tham gia vào các hoạt động đón năm mới. Họ tưởng niệm đến trận chiến Karbala và xem đó là một tháng tang tóc. Lễ tưởng niệm kết thúc vào ngày thứ mười của tháng Muharram được gọi là Ashurah. Cũng tương tự, các tín đồ Hòi giáo Sunni cũng không tổ chức lễ đón năm mới vì đó là ngày Quốc vương Hồi giáo Abu Bakr qua đời.
Ngày 1 Muharram được xem là một ngày quan trọng đối với những người Hồi giáo Shia. Họ diễn lại các cảnh trong trận chiến Karbala tại nhà thờ Hồi giáo. Ở một số nơi, những tín đồ Hồi giáo mặc những trang phục màu đen. Họ đọc những bài thơ buồn thảm để tưởng niệm cái chết của cháu trai nhà Tiên tri
Muhammad trong thế kỷ thứ 7, là Imam Hussein. Nhiều người đàn ông tự đấm vào ngực hoặc đi chân trần trên than lửa để nhớ đến nỗi đau của Imam Hussein. Tiếng khóc lớn của các giáo đoàn để thể hiện sự bất lực của họ khi không thể cứu Hussain khỏi sự tra tấn bạo tàn.
Sau đó, thức ăn và nhiều thứ đồ khác được phân phát cho những người nghèo. Chín ngày đầu tiên của tháng Muharram, mọi người thường mô phỏng mộ của những người chết vì đạo bằng tre và giấy. Ngày thứ 10 được gọi là Ashurah, những ngôi mộ (được gọi là taziyas) được rước đi khắp các đường phố. Con ngựa dẫn đầu đoàn rước phải có mối liên hệ với chú ngựa Dul Dul của Hussain.
Đạo Xích:
Đạo Sikh - Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lý của đạo Xích có sự kết hợp giáo lý của đạo Hinđu và giáo lý của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjapd.
Lễ hội Baisakhi, còn có tên gọi khác là Vaisakhi, là một lễ hội rất quan trọng của những tín đồ đạo Xích và những người nông dân ở Punjapd. Lễ hội Baisakhi thường được tổ chức vào ngày 13 hoặc 14 tháng Tư (đó là ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Nanakshahi). Đây là dịp để các tín đồ đạo Xích tưởng nhớ vị Lạt Ma thứ 10 của đạo Xích, Guru Gobind Singh. Đây chính là ngày Lạt Ma đạo Xích chấm dứt sự khác biệt đẳng cấp và thành lập Khalsa Panth (một đoàn thể của các nam và nữ tín đồ đạo Xích) vào năm 1689.
Đối với cộng đồng những người nông dân ở Punjab và Haryana, lễ hội Baisakhi cũng là thời điểm thu hoạch mùa màng. Những người nông dân ăn mừng với sự vui mừng khi mùa màng bội thu. Đàn ông và đàn bà cùng nhau chạy trên những cánh đồng và hét lớn: "Jatta aayi Baisakhi" Vào ngày lễ Baisakhi truyền thống, mọi người đều dậy sớm, tới các ngôi đền và cầu nguyện. Ở hầu hết các ngôi đền, những cuốn sách thánh của đạo Hồi đều được làm sạch bằng sữa và nước. Ở các ngôi đền, sẽ có những người đọc các Kinh Thánh đạo Xích. Theo truyền thống từ thời Lạt Ma Guru Gobind Singh Ji, nước thánh sẽ được đựng trong một chén sắt. Các tín đồ sẽ được tập hợp lại và uống loại nước thánh này 5 lần. Sau đó, các Ragis sẽ hát những khúc hát cầu nguyện và biểu diễn bài hát Kirtan. Sau khi thực hiện các truyền thống tôn giáo, bánh Karah Prasad sẽ được phát cho các thành viên trong giáo đoàn. Các nghi lễ tôn giáo sẽ kết thúc bằng một bữa ăn, được gọi là Guru - ka – Langar. Đó là bữa ăn gồm món Dal Makhani, một vài món ăn chay, sữa đông, sa lát và một số món ngọt.
Các bài hát và điệu múa truyền thống được biểu diễn để nâng cao tinh thần và không khí của lễ hội Baisakhi. Sau khi thực hiện tất cả nghi lễ ở các ngôi đền, những tín đồ đạo Xích sẽ diễu hành quanh các khu phố. Kinh thánh của đạo Xích cũng được rước lại các đám rước này. Dẫn đầu đám rước là 5 người đàn ông to cao, khỏe mạnh.
Không khí và tinh thần của lễ hội được thể hiện qua các đám rước trong nhiều giờ quanh các khu phố. Các tín đồ đạo Xích mặc những trang phụ sặc sỡ và biểu diễn các điệu nhảy. Không khí lễ hội Vaisakhi càng trở nên sôi động bởi các cuộc đấu kiếm, những tiếng trống và các loại bánh quy.
Bái hỏa giáo
Tín đồ Bái hỏa giáo ở miền Tây Ấn Độ, họ là hậu duệ của những người Ba Tư sang Ấn Độ tị nạn từ thế kỷ
thứ bảy.
Năm mới của các tín đồ Bái hỏa giáo được gọi là Jamshedi Navroz, rơi vào ngày 21 tháng Ba. Năm mới được gọi là Jamshedi Navroz sau khi vị vua huyền thoại của Ba Tư Jamshed bắt đầu tính ngày theo lịch Bái hỏa giáo.
Jamshedi Navroz là thời gian được ở bên những người thân trong gia đình và cũng là dịp để bày tỏ lòng tôn kính với những người lớn tuổi. Vào ngày nay, mọi người thường dậy sớm, vệ sinh nhà cửa và mặc những bộ quần áo mới. Họ trang trí lối vào bằng bột màu, hương trầm và đặt thùng đựng than cháy rắc với bột gỗ đàn hương. Việc đặt thùng than rắc bột gỗ đàn hương giúp cho không khí trong lành. Ngoài ra, trong ngày này, mọi người thường phân phát thức ăn cho những người nghèo.
Vào ngày này, các tín đồ Bái hỏa giáo thường đặt các đồ vật mang ý nghĩa tốt lành lên bàn. Các đồ vật này bao gồm một cuốn sách linh thiêng, một bức ảnh của nhà tiên tri Zarathustra, gương, nến, hương trầm, trái cây, hoa, một bát cá vàng, đường, bánh mì và tiền xu. Những đồ vật đó là biểu tượng của sự thịnh vượng và vĩnh cửu cho các thành viên trong gia đình.
Các món ăn ngon đóng vai trò quan trọng trong lễ đón năm mới của các tín đồ Bái hỏa giáo.Bữa sáng tuyệt hảo gồm món truyền thống Ravo (được làm từ đường, sữa và hạt lúa mì) và miến. Sau bữa sáng, hầu hết các gia đình đều tới các ngôi đền. Các linh mục cầu nguyện ở các ngôi đền, các giáo đoàn mang gỗ đàn hương tới . Họ cùng chúc nhau : “Sal Mubarak”.
Bữa trưa của họ bao gồm món pulav (gồm các loại hạt và nghệ tây), cá và các món ăn mặn. Cơm cùng với các loại đậu là những món ăn bắt buộc trong cộng đồng các tín đồ Bái hỏa giáo. Mỗi người khách khi đến chơi, sẽ được chào đón bằng cách rắc nước hoa hồng và tặng một loại miến ngon cho gia chủ.
Lễ đón năm mới sẽ kết thúc vào ngày thứ mười ba tính từ ngày đầu tiên của năm mới, được gọi là “Sizdah be dar”. Ngày này, mọi người rời khỏi nhà và tới các hoạt động công cộng, họ tới thăm bạn bè và những người thân. Vào ngày này, mọi người ném những hạt giống sabzeh xuống sông. Những cô gái chưa lập gia đình buộc mầm hạt giống sabzeh và ước mong gặp may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống.
Tôn giáo của người Do Thái
Năm mới là sự kiện quan trọng nhất của người Do Thái. Năm mới rơi vào tháng Chín hoặc tháng Mười (theo lịch Gre-goa). Mọi người đều háo hức đón chờ năm mới. Năm mới được bắt đầu bằng lễ hội Rosh Hashanah và kết thúc bằng lễ hội Yom Kippur.
Mọi người đều mong ước có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no và hạnh phúc trong dịp năm mới. Một lễ đón năm mới quy mô lớn được diễn ra, mọi người đều hồ hởi với không khí đón năm mới, thể hiện qua gương mặt của những người dân Do Thái. Nhiều niềm tin tôn giáo có sự kết hợp với lễ đón năm mới. Người ta tin rằng, vào ngày lễ đón năm mới, Chúa đã tái tạo số mệnh của loài người.
Năm mới kéo dài trong 10 ngày , bắt đầu từ lúc mặt trời lặn của ngày đầu tiên đến thời điểm mặt trời lặn của ngày thứ 10. Lễ hội Rosh Hashanah được tổ chức vào hai ngày đầu tiên và có nghĩa là Năm mới theo truyền thống của người Do Thái. Lễ hội Yom Kippur diễn ra vào ngày cuối cùng, khoảng thời gian giữa hai lễ hội được gọi là Shabbat Shuva.
Rosh Hashanah andvà Yom Kippur là hai lễ hội lớn được tổ chức trong dịp lễ đón năm mới.
Lễ hội Rosh Hashanah
Lễ hội được trang hoàng cùng với đèn và nến. Những ngày diễn ra lễ hội là dịp mọi thành viên trong gia đình gặp gỡ, tụ họp bên nhau. Người Do Thái ăn những món ăn truyền thống trong đó có món táo ngâm mật ong và những ổ bánh trứng nướng. Những lời cầu nguyện cũng đóng vai trò quan trọng trong lễ hội. Mọi người thường đọc lời khấn nguyện trước bữa ăn.
Lễ hội Yom Kippur
Ngày diễn ra lễ hội được gọi là Ngày chuộc tội, diễn ra vào ngày thứ 10 của tháng Tishri. Người ta cho rằng, đây là cơ hội Đức Chúa trời ban cho để mọi người sám hối tội lỗi mình gây ra. Tiếp sau lễ hội Yom Kippur là truyền thống ăn chay nghiêm ngặt của người Do Thái. Mọi người chỉ ăn một bữa, tắm nước thánh và làm từ thiện. Ngày diễn ra lễ hội Yom Kippur được xem là ngày trọng đại nhất trong năm. Người Do Thái cầu xin Đức chúa trời gột rửa tội lỗi của họ
Tôn giáo của người Celt
Người Celt là một nhóm đa dạng các bộ lạc thời kì đồ sắt và thời kì La Mã ở châu Âu, những người đã nói
tiếng Celt. Họ có nhiều lễ hội khác nhau nhưng lễ hội được cho là quan trọng nhất là lễ đón năm mới, được gọi là Samhain. Trong tiếng Ailen, Samhain có nghĩa là “tháng Mười một” và được bắt đầu vào ngày 1 tháng Mười một. Samhain trong ngôn ngữ Scotland mang nghĩa là “kết thúc mùa hè”.
Vào dịp này, người Celt thường thực hiện nhiều nghi lễ cho ông bà, tổ tiên. Họ đặt thức ăn và trái cây lên bàn và mở cửa để những người đã khuất có thể vào nhà. Nhưng không phải tất cả các linh hồn ở thế giới
khác đều tốt. Để những linh hồn xấu không thể bước vào nhà, họ khắc những vị thần giám hộ lên những củ cải và để những quả bí ngô được chạm khắc trước cửa nhà.
Đêm giao thừa của người Celt, còn được gọi là Oidhche Shamhna, cũng đóng vai trò quan trọng trong lễ đón năm mới. Họ mang tới bữa tiệc những sản vật thu hoạch được, thịt của những loài gia súc và đốt lửa mừng vui đón năm mới. Đây cũng là dịp mọi người cùng nhảy múa và hát những bài ca truyền thống của mình.
Năm mới của người Celt được biết đến nhất là lễ hội Halloween, diễn ra vào ngày 31 tháng Mười. Đặc biệt trong ngày này những đứa trẻ sẽ hoá trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo. Ngày lễ này được tổ chức ở các nước phương Tây, chủ yếu ở Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ireland, Puerto Rico và bắt đầu trở nên phổ biến tại Úc, New Zealand và có cả ở Việt Nam.
Trick-or-treating (dịch là cho kẹo hay bị ghẹo) là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục halloween và xách theo một túi để đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo,đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi, "Trick-or-treat (Cho kẹo hay bị ghẹo)". Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu kẹo không được đưa ra.
Tại Bắc Mỹ , trick-or-treating đã trở thành một phong tục truyền thống của Halloween ít nhất là từ cuối những năm 1950. Chủ nhà khi tham gia vào Halloween thường trang trí lối vào riêng của họ với những hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô . Một số chủ nhà thường để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ. Trong những năm gần đây, trick-or-treating đã lan rộng đến mọi nhà trong một khu phố, bao gồm cả nhà ở cao cấp và chung cư cao tầng.
Ở Anh và Ireland, trẻ em hóa trang trong trang phục đi từ nhà này sang cửa nhà khác lấy thực phẩm, tiền kim loại - cũng xảy ra trước trick-or-treating, và được ghi lại ở Scotland tại Halloween vào năm 1895, nơi masqueraders cải trang mang theo đèn lồng làm từ củ cải, thăm gia đình được khen thưởng với bánh ngọt, trái cây và tiền bạc. Trong lúc đi từ nhà này sang nhà khác trong khi ngụy trang vẫn còn phổ biến trong Scotland và Ai Len, phong tục Bắc Mỹ nói "Trick-or-treat (Cho kẹo hay bị ghẹo)" gần đây đã trở nên phổ biến . Hoạt động này được phổ biến tại Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Cộng hòa Ireland, Puerto Rico, và tây bắc và miền trung Mexico. Sau này, thực hành này được gọi là calaverita (tiếng Tây Ban Nha cho "hộp sọ nhỏ"), và thay vì "trick or treat", các em hỏi ¿me da mi calaverita ("bạn có thể cho tôi hộp sọ nhỏ của tôi? "); nơi một calaverita là một hộp sọ nhỏ làm bằng đường hoặc sô cô la.
Đạo Baha’i
Năm mới của đạo Baha’i được diễn ra vào ngày Xuân phân, khoảng 21 tháng Ba hàng năm. Lịch Baha'i cũng như lịch của Đức Giáo Hoàng Gregory XIII, căn bản của lịch là năm theo mặt trời, chứ không phải theo tuần trăng. Theo niên lịch Baha'i mỗi năm có 19 tháng, mỗi tháng có 19 ngày (361 ngày) và 4 ngày xen kẻ giữa tháng thứ 18 và tháng thứ 19 để điều chỉnh lịch theo năm mặt trời 365 hoặc 366 ngày (5 ngày cho năm nhuận). Những ngày xen kẻ này (intercalary day) còn gọi là “Dư nhật” mà tín đồ Baha'i thường dùng cho công việc tiếp khách, thăm viếng, giúp đở người nghèo khó và công tác từ thiện.Năm mới của các tín đồ đạo Baha’I được gọi là Naw Ruz, được bắt đầu từ lúc hoàng hôn ngày hôm trước. Đây là lễ hội phổ biến của người Iran và cộng đồng tín đồ Bái hỏa giáo.
Để chuẩn bị đón mừng Tết Baha'i tín đồ Baha'i đã thực hiện một kỳ Trai giới - tháng chay kéo dài 19 ngày
thuộc tháng thứ 19 là tháng cuối của niên lịch. Trong suốt 19 ngày này tín đồ Baha'i nhịn ăn, nhịn uống từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lăn. Như vậy họ thường thức dậy từ trước lúc bình minh để cầu nguyện rồi ăn uống, đến khi mặt trời mọc là họ không ăn không uống gì nữa cho đến lúc mặt trời lặn, họ lại cầu nguyện và ăn uống lại bình thường (ăn bất cứ thức ăn nào, không kiêng cử cá, thịt gì hết).
Để mừng Ngày Tết Baha'i (Naw-Ruz) tín đồ thường họp mặt để cùng nhau cầu nguyện, đọc Thánh Thư, ca hát và diễn kịch hoặc các loại hình nghệ thuật khác và cùng nhau ăn uống chuyện trò trong tinh thần đầy hân hoan và yêu thương, thống nhất. Tại Thánh Lễ Naw-Ruz tín đồ có thể tự do đọc các bản kinh do mình lựa chọn.
Naw Ruz được tổ chức trong niềm vui hân hoan của những người dân. Họ mặc quần áo mới, gặp gỡ người thân, bạn bè và trao tặng những món quà , tầm thiệp mừng năm mới. Vào ngày cuối cùng của năm mới, họ giành thời gian bên cạnh gia đình, ném những hạt đậu lăng xuống dòng nước đang chảy. Họ tin rằng, việc đó sẽ mang đi những vận xui.
Bàn ăn tối bao gồm trái cây, trứng màu, bánh, sách thánh và gương. Trong Thánh Lễ Naw-Ruz, mọi người thường ăn các món như Sabzi Polo Mahi ( được nấu từ gạo, các loại thảo mộc và cá), Reshteh Polo (gạo nấu với mì) và Dolme Barg (thịt nấu với lá mầm, lá nho). Những món ăn đặc biệt trong Thánh Lễ Naw-Ruz tượng trưng cho hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Đạo Phật
Ở các quốc gia theo đạo Phật, năm mới diễn ra vào những ngày khác nhau. Ở các nước Phật giáo Nguyên thuỷ hay Phật giáo Nam tông như Thái Lan, Lào, Campuchia… năm mới thường diễn ra trong 3 ngày và vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng Tư. Ở các nước Phật giáo Đại thừa, năm mới diễn ra vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng Một. Các nước này đón năm mới theo phong tục truyền thống và văn hóa riêng của mình. Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam… đón năm mới vào tháng Một hoặc đầu tháng Hai, trong khi Tây Tạng đón năm mới sau đó 1 tháng.
Năm mới là thời điểm mọi người cùng ước nguyện một năm mới tốt đẹp hơn và xua đi những gì không may mắn trong năm cũ. Mọi người đều đón năm mới trong tinh thần tươi vui và phấn khởi. Điển hình cho lễ đón năm mới của đạo Phật là Tết Campuchia
Tết Campuchia:
Chol Chnam Thmay (hoặc Chaul Chnam Thmay) là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Lễ Chôl Chnăm Thmay cũng là những ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka.
Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác
xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già kể cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe.
Thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo
dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau.
Ngày đầu tiên có tên: Moha Songkran (Chôl sangkran Chmây)
Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbơf)
Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơm săk)
Nếu năm nhuận cũng có tên là: wonbơf
Trong các này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật.
Gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều sửa sang, quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết. Trước đây người ta giã gạo, chà gạo sẵn, làm bánh. Ngày nay họ chuẩn bị gạo đầy đủ, cùng các đồ ăn như bánh trái, hoa quả, cá, thịt, rau... tất cả đều sẵn sàng. Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi, trâu bò thả tự do. Người người hào hứng chăm lo cho ngày tết. Sửa sang nhà cửa, chuồng trâu chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ.
Đêm giao thừa, nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ, đón rước Têvôđa mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành.
Ngày Chôl sangkran Chmây: Ngày thứ nhất làm lễ rước đại lịch. Mọi người tắm gội, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa. Vào giờ tốt đã được chọn, bất kể sáng hay chiều (thường là vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều).
Mọi người mang theo lễ vật: nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran. Môha Sang-Kran đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng trang trọng, vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu, tùy vào cuộc rước có hoàn thiện hay không, rồi mới vào chính điện làm lễ. Sau đó, tất cả vào lễ Phật, tụng kinh chúc mừng năm mới.
Ngày Wonbơf: Ngày thứ hai làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Mỗi gia đình làm cơm dâng cho các vị sư; sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực, những người mang vật thực đến cho nhà chùa. Buổi chiều, tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Mọi người đắp cát thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm, tượng trưng cho vũ trụ. Tục này có dẫn chứng theo tích lâu đời biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc của con người.
Ngày Lơm săk: Ngày thứ ba làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng dâng cơm sáng cho các sư, họ tiếp tục nghe thuyết pháp. Chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Biết ơn thương nhớ Đức Phật đồng thời gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới, mọi sự như ý. Sau đó tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau lễ tại chùa, mọi người rước các nhà sư tới nghĩa trang, để thực hiện lễ cầu siêu cho linh hồn những người quá cố. Sau đó ai về nhà nấy, làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà cha mẹ, xin tha thứ những thiếu sót, lỗi lầm năm cũ.
NGỌC ANH( theo Happywink)