Ống kính nhà văn

Mùa na vùng biên ải

Thứ Năm, 15/08/2019 15:31

Những ngày này đến Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) một không khí nhộn nhịp khác với ngày thường, bà con dân tộc Tày, Nùng từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... đang hối hả thu hoạch na. Năm nay, na được mùa, cả huyện Chi Lăng có diện tích thu hoạch na đạt trên 1.600ha, sản lượng ước tính đạt 16.000 tấn, đạt giá trị kinh tế khoảng 650 tỉ đồng. Điều này đem lại niềm vui, phấn khởi cho bà con thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng, xã Chi Lăng, xã Quang Lang và xã Mai Sao.

Huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ lâu được coi là thủ phủ của na. Na vùng núi đá này có vị ngọt đậm, thơm, quả to và có giá trị kinh tế cao.

Cây na được trồng ở Chi Lăng từ những năm 1980 và phát triển mạnh từ những năm 2000 trở lại đây.

Na được trồng dọc theo quốc lộ 1A thuộc các thị trấn Đồng Mỏ, thị trấn Chi Lăng, xã Chi Lăng, xã Quang Lang và xã Mai Sao năm nay đạt năng suất cao.

Tổng diện tích trồng toàn huyện đạt trên 1.600 ha. Trong đó trên 190 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap và 5 ha theo chuẩn GlobalGAP. 
Những cây na trồng trên núi đá cao, được hái bằng tay, sau đó dùng ròng rọc vận chuyển xuống chân núi.
Những sọt na chất đầy có ngọn trên vai,
 trên xe thồ của đồng bào dân tộc Tày, Nùng từ Chi Lăng, Hữu Lũng, Cai Kinh, Hòa Lộc... đổ về Đồng Bành.
Đây là chợ na lớn nhất cả nước.
Na Chi Lăng được tiêu thụ trong nước và các thương lái thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc.
Mỗi ha cho thu nhập bình quân hơn 250 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với việc trồng cây lương thực khác.
Cây na đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo, mang lại cuộc sống ấm no và niềm vui cho bà con vùng dân tộc thiểu số tại Chi Lăng trong nhiều năm qua.
Tổ chức trang: VŨ THÀNH DUY
Thực hiện: PHẠM NGỌC THÀNH
VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)