Tết mùa mưa (Dế khù chà) là một trong bảy cái Tết lớn trong năm theo phong tục cổ truyền của người Hà Nhì, Mường Tè, Lai Châu. Tết mùa mưa thường diễn ra vào cuối hè, khi cây lúa đã lên đòng, ngô gieo đã lên xanh. Tết mùa mưa là cái tết to nhất trong năm của người Hà Nhì, những nghi lễ trong ngày tết này thể hiện đặc trưng tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thần mưa, thần nước để cầu mong cho mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, cuộc sống ấm no.
Tết Mùa mưa (có tên gọi là Dế khù chà) được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm, thường được tổ chức vào ngày hợi hoặc ngày thìn của tháng. Chủ lễ cúng mỗi năm là người có uy tín, được dân làng lựa chọn. Từ chiều hôm trước, phụ nữ trong nhà sẽ đi lấy lá chuối, ngâm gạo nếp, chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng cho lễ cúng. Một cây đu được dựng ở khu đất trống giữa bản để người dân cùng chơi trong ngày tết. Các nghi lễ trong ngày này thể hiện đặc trưng tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp, thờ thần mưa, thần nước của cộng đồng người Hà Nhì, cầu mong cho mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, cuộc sống ấm no. Mở đầu buổi lễ, ông chủ lễ sẽ buộc cây gai vào cây đu để cấm không cho ai được động vào. Khi làm lễ, chủ lễ dùng tay đẩy chiếc đu về phía trước với mong muốn xua đuổi hết tà ma ra khỏi cây đu và ra khỏi bản để không còn cuối nhiễu người dân trong bản.
Chủ lễ cắt tiết gà, đồng thời cho mọi người chuẩn bị cháo, thịt rượu để cúng họ hàng nội, ngoại. Những điệu múa truyền thống đặc trưng của đồng bào Hà Nhì được trình diễn trong ngày lễ. Sau nghi lễ mọi người cùng nhau chơi đu
Hưởng lộc từ những mâm cỗ cúng tổ tiên trong không khí đầm ấm và gắn kết. Tết mùa mưa theo quan niệm người Hà Nhì là một ngày lễ lớn, nhưng chỉ được tổ chức duy nhất một ngày trong năm. Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Phạm Ngọc Thành
VNQD