Ống kính nhà văn

Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Si La

Thứ Ba, 07/05/2019 15:31

Cuộc sống của người dân tộc Si La gắn chặt với núi rừng, điều kiện canh tác khó khăn, đồng bào Si La luôn mơ ước về sự no đủ. Đó là lí do ra đời Lễ mừng cơm mới (Ồ ứng khẹ ê). Lễ mừng cơm mới của dân tộc ít người nhất miền Bắc ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, còn là dịp để các dòng họ tưởng nhớ người đã khuất, để anh em họ hàng hội tụ, biểu thị sự đoàn kết và sức mạnh cộng đồng. Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm. Đây là nét đẹp văn hóa của đồng bào Si La tỉnh Lai Châu.

Lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La. 
Được người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác.
Người dân Si La tổ chức lễ mừng cơm mới với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.
Lễ hội được diễn ra tại gia đình trưởng họ, gia chủ sẽ thay mặt dòng họ làm nghi lễ,
Lễ vật thường là những đồ ăn thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được bà con chuẩn bị từ trước đó. Mỗi gia đình phải tự đồ cơm bằng gạo mới của nhà mình, gói cẩn thận trong lá chuối, một số loại củ như: khoai sọ, gừng cùng với một con sóc, một con cua, một con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín đem đến nhà trưởng họ.
Trưởng họ lấy từ gói cơm của mỗi gia đình một nắm cơm cho vào giỏ cơm chung để dâng lên tổ tiên.
Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong gia chủ sẽ mang vào trong buồng đặt cạnh bếp chính bên giường của gia chủ. (với người dân tộc Si La chỉ có gia đình trưởng họ mới được làm bếp này, bếp được làm trong nhà, cạnh cột chính của nhà, là nơi giữ lửa ấm cho cả họ, bảo vệ che chở cho mọi người, là nơi chủ họ sưởi ấm và hút thuốc).
Ba viên đá, đại diện cho thần linh, trưởng họ và khách đến nhà được đặt tại bếp nhà trưởng họ trong buổi lễ.
Thầy cúng đặt cơm và cây lúa lên ban thờ tổ tiên để kết thúc nghi thức. Lễ cúng thường được làm vào buổi chiều, bởi theo quan niệm của người Si La khi mặt trời lặn ông bà mới có thể về bên con cháu.
Đồng bào dân tộc Si La tưng bừng nhảy múa các bài hát dân ca truyền thống, trò chơi dân gian của dân tộc mình.
Khi cúng xong các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Gia đình nào khó khăn, trưởng dòng họ cho đem lễ vật đã cúng về nhà ăn cùng con cái và người thân. Người Si La rất coi trọng Lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. 

Tổ chức trang: Thành Duy

Thực hiện: Hoàng Thành 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)