Ống kính nhà văn

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ tất bật đón tết

Thứ Bảy, 12/01/2019 07:18

Mỗi sáng tinh sương người dân Phú Mỹ (thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) lại lục đục chuẩn bị nguyên liệu để quết bánh phồng, tiếng cối chày âm vọng đánh thức làng quê đã trở nên quen thuộc với bà con nơi đây gần cả trăm năm qua. Khắp xóm có gần ba chục lò bánh. Vào dịp tết, mỗi lò sản xuất chừng 20 ngàn cái/ngày, góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân.

Để chuẩn bị cho một ngày làm việc, người thợ thức giấc từ 3 giờ sáng. Công việc đầu tiên là đem gạo nếp ủ sẵn đi vo, nấu thành xôi, sau đó đưa vào cối quết (giã) cho “chín”, ép bánh rồi phơi. Trước đây, người dân chủ yếu quết bánh bằng tay. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay các lò bánh phồng ở Phú Mỹ đã chuyển sang dùng máy cho năng suất cao gấp 5 lần.

Năm 2006, UBND tỉnh An Giang đã công nhận làng nghề bánh phồng Phú Mỹ là “làng nghề thủ công truyền thống”.

Bánh phồng Phú Mỹ được làm từ nếp dẻo danh tiếng ở Phú Tân nên có hương vị thơm ngon, được người dân trong khu vực ưa thích. Hiện tại, các sản phẩm sản xuất từ làng nghề bánh phồng Phú Mỹ được bán khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh, Campuchia... Ngoài việc cải thiện đời sống kinh tế của bà con địa phương, làng nghề bánh phồng Phú Mỹ còn là địa chỉ hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Những ngày giáp tết, làng bánh phồng Phú Mỹ rộn rã hơn bởi bà con chuẩn bị bánh phồng bán tết.
Nắng tốt là niềm phấn khởi của những người dân ở làng bánh phồng Phú Mỹ.
Nếp nấu chín chờ đưa vào cối quết.

Nhiên liệu nếp quết bánh phồng được ngâm 3 đêm, sau đó vo kỹ, nấu chín. Có thể thêm một ít đậu, mè, đường cát, dừa... vào tùy loại bánh phồng.

Từ 3 giờ sáng, người dân đã lục đục thức dậy xả nếp, vo nếp để nấu xôi chuẩn bị quết bánh.
4 giờ sáng đã có những chiếc bánh đầu tiên được đem phơi cho ráo, chờ nắng sáng lên.
Trước kia người dân chủ yếu quết bột bằng tay, giờ hầu như đã chuyển qua quết bằng máy.
Quết máy tiết kiệm sức và cho hiệu quả gấp 5 lần quết thủ công.
Bánh phồng Phú Mỹ được làm từ nếp dẻo danh tiếng ở Phú Tân nên có hương vị thơm ngon, được người dân trong khu vực ưa chuộng..
 “Tỉa” các mảng bột dư sau khi máy ép bánh giúp cho bánh tròn đều và nhìn bắt mắt hơn.
Để chủ động hơn với thời tiết và đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đã có một số hộ dân đầu tư lò sấy bánh công nghiệp cho năng suất cao.
Nhưng đa phần người dân tận dụng mọi khoảng trống có thể để phơi bánh.
Bánh phồng Phú Mỹ nướng “phồng” to, thơm giòn, là món yêu thích của nhiều người, nhất là trẻ em.
Việc chế biến thành nhiều chủng loại đã giúp cho bánh phồng Phú Mỹ thu hút được người mua ở nhiều tỉnh thành miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh và cả Campuchia...
Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hoạt động sôi nổi đã thu hút được khách du lịch tham quan trải nghiệm, tạo công ăn việc làm, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

 Tổ chức trang: Vũ Thành Duy

Thực hiện: Trương Chí Hùng

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)