Ống kính nhà văn

Lênh đênh xóm cà ràng Phú Thọ

Thứ Sáu, 31/05/2019 10:07

Nằm trên tuyến tỉnh lộ 953 ven con sông Tiền hiền hòa, xóm làm lò đất (cà ràng) Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã duy trì hơn 50 năm nay. Dù hiện tại, đa số các hộ ưa chuộng sử dụng bếp điện, bếp gas nhưng bà con xóm lò vẫn kiên tâm gắn bó với nghề, chủ động tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm. Đó cũng là cách để “giữ lửa” nghề thủ công truyền thống trong xu hướng kinh tế thị trường đang làm mai một nhiều làng nghề hiện nay.

Nằm ven sông Tiền hiền hòa, xóm làm lò Phú Thọ hơn nửa thế kỉ qua vẫn âm thầm “giữ lửa”, cũng là giữ gìn một giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất An Giang.

Những hàng lò xếp dài là hình ảnh quen thuộc khi đi qua tỉnh lộ 953.
Hiện nay xóm lò Phú Thọ có khoảng 50 hộ sản xuất với hơn 250 lao động tham gia thường xuyên, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương.
 Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nhiều sản phẩm truyền thống đã được hiện đại hóa từ công đoạn sản xuất cho đến mẫu mã.
Ngoài sản xuất lò, hiện nay người làng Phú Thọ còn làm thêm các dạng sản phẩm như chum, vại, nồi đất... để giữ cho làng nghề luôn đỏ lửa.
Việc tìm và phát triển thị trường tiêu thụ cũng là bài toán nan giải với người làng nghề, bởi sản phẩm làng nghề truyền thống không dễ cạnh tranh với sản phẩm hiện đại tiện dụng như bếp ga, bếp điện...
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà ràng nhiều nhất là vùng U Minh, Miệt Thứ và Campuchia...
Để làm ra sản phẩm bán trên thị trường, lò đất Phú Thọ phải trải qua nhiều khâu đoạn.
Đất làm lò là loại đất cát pha sét, có độ dẻo mịn.
Việc tạo hình cho lò đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo nên công đoạn này thường do phụ nữ thực hiện.
Các sản phẩm sau tạo hình được chỉnh sửa cắt gọt, đem phơi nắng. Gặp trời nắng tốt lò phơi khoảng 2 ngày có thể đem nung được. 
Việc nung lò được thực hiện bằng than trấu (khoảng 12 tiếng), chỉ được có khói và hạn chế lửa. Lò sau đó được nung bằng tro (khoảng 24 tiếng nữa) là hoàn thiện.
Lò nung luôn nghi ngút khói và nóng nên người thợ lò luôn ướt đẫm mồ hôi.
Thu nhập từ việc làm nghề thủ công vất vả này tuy chưa cao nhưng đó cũng là khoản thu nhập cố định cho người dân trong làng. 
Đó cũng là nguồn động lực để người dân giữ gìn một giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất An Giang. Tương lai để làng nghề tồn tại và phát triển ổn định cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng và chính quyền địa phương.

Tổ chức trang: Vũ Thành Duy

Thực hiện: Trương Chí Hùng 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)