Ống kính nhà văn

Sắc màu từ làng chiếu Định Yên

Thứ Hai, 17/02/2020 00:39

 Nằm dọc tuyến quốc lộ 54 thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, làng chiếu Định Yên nổi tiếng hàng trăm năm nay vẫn rộn ràng tiếng máy dệt mỗi ngày. Làng Định Yên hiện nay có khoảng 700 máy dệt, 60 máy may viền, phân bố rải rác trong 430 hộ dân. Dệt chiếu trải qua nhiều công đoạn như: nhuộm và phơi lát, se chỉ, dệt, phơi sản phẩm dệt thô, viền, may viền. Những công đoạn này chủ yếu đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ và khéo léo nên phù hợp với phụ nữ hơn nam giới.

Hiện tại, mỗi ngày làng chiếu Định Yên cung ứng ra thị trường khoảng 1500 chiếc với các mẫu mã và chủng loại khác nhau như: chiếu bông, chiếu trắng, chiếu hoa văn... Chiếu Định Yên nổi tiếng với độ dày, mềm, thoáng mát, bền chặt nên được bà con trong khu vực và cả nước ưa chuộng. Hiện nay, ngoài cung ứng cho thị trường trong nước, chiếu Định Yên còn được xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á. Năm 2013, Làng chiếu Định Yên được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng chiếu Định Yên, thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp hàng trăm năm nay vẫn rộn ràng tiếng máy dệt mỗi ngày.

Làng chiếu Định Yên được xem là điểm nhấn trên tuyến quốc lộ 54 bởi những màu sắc sặc sỡ ven đường.

Đây là ngành nghề thủ công truyền thống, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho bà con.

Dệt chiếu là công việc hết sức vất vả, đòi hỏi sự khéo léo và bền bỉ nhưng mức thu nhập cũng không cao trung bình khoảng 4 triệu đồng/tháng.

Bà con nơi đây đa phần là thuần nông nên họ coi đó là nghề mang lại nguồn thu cho gia đình.
Nguyên liệu dệt chiếu chủ yếu là lát, được mua từ miệt vườn Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau.
Lát sau khi được thu gom được mang đi nhuộm và phơi khô.
Người dân tận dụng các khoảng sân trống, ven đường để phơi lát điều đó làm cho làng Yên Định luôn rực rỡ sắc màu. 
Những bó  lát sau khi đã nhuộm màu và phơi khô được đưa vào máy dệt.
Sau khi đã nên hình hài, chiếu được cắt và mang đi may viền .
Những viền lát được tái sử dụng làm chất đốt cho các lò nhuộm.
Se chỉ, căng chỉ được xem là việc công phu, khó khăn nhất với người dân dệt chiếu. Bởi chỉ cần căng không đều, không thẳng thì sản phẩm dệt ra sẽ kém chất lượng.
Từ những hộ dệt chiếu nhỏ lẻ, hiện nay, nhiều hộ đã nâng cấp lên thành các cơ sở quy mô lớn.

Chiếu thành phẩm đang đợi xuất kho, được tiêu thụ ở các tỉnh trong khu vực và xuất khẩu sang một số nước Đông Nam Á. Việc sản phẩm đứng được trên thị trường đã giúp bà con yên tâm sản xuất góp phần giữ vững nghề truyền thống của địa phương.  

​Tổ chức trang: Vũ Thành Duy
Thực hiện: Trương Chí Hùng

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Đồng đội là nguyên mẫu trong các sáng tác của tôi

Có nhân vật chỉ là dáng dấp của nguyên mẫu, có nhân vật là nguyên mẫu đã sống và chiến đấu cùng tôi, suốt những năm tháng ở rừng... (VŨ NGỌC THƯ)