Paul Auster: "Nỗi khổ đau tạo ra nghệ thuật"

Thứ Tư, 20/10/2021 10:01

Nhà văn Paul Auster nói về tác phẩm mới nhất của mình, 800 trang tưởng nhớ đến tác giả người Mĩ Stephen Crane, và chia sẻ về "nỗi khổ đau tạo ra nghệ thuật".

Nhà văn đương đại Mĩ - Paul Auster.

Paul Auster là tác giả của 20 cuốn tiểu thuyết, đã giành được nhiều giải thưởng lớn và hiện sống cùng vợ, nhà văn Siri Hustvedt, ở Brooklyn, New York. Tên tuổi của nhà văn đượng đại Mĩ được biết đến ở Việt Nam qua những tác phẩm như: Trần trụi với văn chương, Nhạc đời may rủi Người trong bóng tối.

Tôi trò chuyện với Paul Auster qua điện thoại, và đó là cách liên hệ thích hợp đối với nhà văn. Paul Auster chia sẻ, ông cảm thấy những cuộc gọi tốt hơn rất nhiều so với nói chuyện trên màn hình vi tính. Được biết đến với những tiểu thuyết lãng mạn, The New York Trilogy (Trần trụi với văn chương; 1987), Moon Palace (tạm dịch: Vương quốc Mặt trăng; 1989), đến nay đã hơn 30 năm trôi qua, sự nghiệp của Auster ngày càng mở rộng. Cuốn sách lọt vào danh sách 4 3 2 1 của ông là gần 1.000 trang tiểu thuyết suy đoán, nhìn vào những con đường khác nhau mà một cuộc đời có thể đi qua. Mới đây, một trong sách phi hư cấu nổi bật của ông, Burning Boy: The Life and Work of Stephen Crane (tạm dịch: Chàng trai cháy bỏng: Cuộc đời và sự nghiệp của Stephen Crane) với 800 trang viết về tiểu thuyết gia, nhà văn đầu thế kỉ Stephen Crane, người đã sống cuộc đời ngắn ngủi 28 năm với các tác phẩm hoàn chỉnh có thể đọc trong ngày cuối tuần. Sách của Auster chia làm 2 phần: một phần về tiểu sử, một phần là phê bình văn học. Auster đưa bạn đi sâu vào trái tim ông ấy với những tác phẩm phi thường, cấp tiến của Crane.

Tác phẩm mới của nhà văn về cuộc đời và sự nghiệp của Stephen Crane.

Vì sao ông chọn viết về Stephen Crane?

Tôi đã đọc về ông ấy sớm, khi còn là một học sinh trung học, như nhiều người trong chúng tôi hồi đó. Hầu hết các học sinh trung học đều cần phải đọc The Red Badge of Courage (tạm dịch: Huy hiệu đỏ về lòng dũng cảm). Nhưng sau đó tôi bị cuốn vào nhiều việc khác và không nghĩ về Crane quá nhiều. Sau khi hoàn thành 4 3 2 1, tôi thực sự kiệt sức và biết rằng mình sẽ không thể viết trong một thời gian nữa nên tôi đã nghỉ vài tháng để tập hợp lại những cuốn sách mà tôi nghĩ có nghĩa và phải đọc cả đời. Tôi lại bắt đầu đọc Crane. Cuốn đầu tiên tôi đọc là The Monster. Tôi đã bị chế ngự bởi sự rực rỡ của nó - nó đã cuốn tôi đi trong cơn bão và tôi đã bị sốc về độ hay và sâu sắc cùng sức cộng hưởng mà cuốn sách mang lại. Điều đó thôi thúc tôi đọc về nhiều tác phẩm mà ông ấy viết. Sự ngưỡng mộ của tôi cứ lớn dần lên. Khi tôi hoàn thành việc đọc các tác phẩm của ông ấy, tôi bắt đầu tìm hiểu về cuộc sống của ông ấy, tôi bắt đầu điều tra cuộc sống của ông ấy và nhận ra điều đó vô cùng hấp dẫn. Cuối cùng, tôi quyết định viết một bài cảm nhận ngắn về Crane.

Tại sao ông lại viết bài cảm nhận ngắn?

Đó là kế hoạch của tôi: 150 hoặc 200 trang. Sau đó, điều này dẫn đến điều khác và nó trở thành thành viên mới của chuỗi tác phẩm đồ sộ. Đó là một cuốn sách khổng lồ, tôi biết. Đối với một cuộc đời ngắn ngủi như vậy, thật kì lạ khi tôi viết nhiều như vậy. Nhưng nó không chỉ là một cuốn tiểu sử, mà còn là những bài viết về tác phẩm của ông ấy: hai phần ấy chia đều với nhau.

Đó là cuốn sách dạy chúng ta cách yêu Crane. Ông có nhận mình là giáo viên không?

Tôi đã dạy năm năm tại Princeton. Ở đây có những cuộc hội thảo về viết lách. Chừng đó năm đi dạy tôi vẫn cảm thấy kinh hoàng về sự sáng tạo. Bạn có thể có trí tưởng tượng hoặc không, bạn có cảm giác với ngôn ngữ hoặc không? Tôi có cảm giác tôi là một ông già đang nói chuyện với những người trẻ hơn trong cuốn sách này. Không phải trong lớp học mà là xung quanh bàn ăn tối và chia sẻ cái nhìn sâu sắc và nhiệt tình của tôi đối với nhà văn này và tác phẩm của ông ấy.

Có vẻ như ông ngưỡng mộ Crane một phần vì ông ấy dành cho việc viết lách một cách nghiêm túc?

Đó là cách duy nhất tôi hiểu về văn bản. Đó chắc chắn là cách tôi đã làm trong suốt cuộc đời mình và cách mà mọi nhà văn khác mà tôi ngưỡng mộ đều là người tận tâm nghiêm túc trong công việc. Tôi không chắc làm thế nào bạn có thể tạo ra bất kì tác phẩm nghệ thuật nào nếu bạn không đối xử nghiêm túc với nó, nếu bạn không bị ám ảnh về việc làm tốt hơn mỗi lần.

Crane rất nghèo. Chúng ta có cần phải đau khổ vì nghệ thuật không?

Để hoàn thành tốt công việc, phải có điều gì đó khiến bạn cảm thấy mất cân bằng. Nó không phải là khó khăn về tài chính - nó có thể là tình cảm hoặc tình yêu. Dù nguồn gốc là gì, điều đã làm rung chuyển cuộc sống đối với bạn, chính nỗi đau khổ đã tạo ra nghệ thuật.

Ông đã trải qua đại dịch như thế nào?

Không giống như hầu hết mọi người, tôi không có việc làm, vì vậy tôi không bị mất việc. Siri và tôi đều là nhà văn và chúng tôi tiếp tục công việc cũ của mình. Tôi cảm thấy chúng tôi rất, rất may mắn. Ở New York, chúng tôi đã ở tâm chấn của đại dịch vào mùa xuân năm ngoái. Thật là kinh khủng. Âm thanh duy nhất trên đường phố là tiếng xe cấp cứu. Không có âm thanh nào khác, chỉ có những con chim bay về trong khu nhốt. Những con chim đã không được nhìn thấy trong nhiều thập kỉ. Nhưng nếu không thì chỉ là không gian chết, im lặng và xe cứu thương.

Ông sắp xếp sách của mình như thế nào?

Đó là một hệ thống mà tôi đã phát triển trong nhiều năm. Sách nằm rải rác khắp nhà. Phòng khách ở tầng dưới, có tất cả sách về thể thao, tiểu thuyết tội phạm và sách điện ảnh của tôi và cả Judaica. Tôi nghĩ những cuốn sách này sẽ thực sự thú vị đối với bất kì ai ở lại qua đêm ở đây. Tầng trên trong căn phòng lớn mà chúng tôi gọi là thư viện, chúng tôi chỉ lưu trữ sách văn học. Sách nghệ thuật nằm dọc theo một bức tường. Tôi đã nghiên cứu văn học theo trình tự thời gian. Bắt đầu với sách về nhân vật Gilgamesh và sau đó là về người Hy Lạp cổ đại, người La Mã, thời trung cổ và sau đó các cuốn sách được phân chia theo quốc gia. Ở tầng trên, chúng tôi có một thư viện khác và đó là phòng của Siri chứa các sách triết học và tâm lý học. Chúng tôi bị choáng ngợp với những cuốn sách. Chúng tôi cũng dành tặng hàng trăm cuốn trong số đó, nhưng thư viện của chúng tôi vẫn luôn đầy ắp.

Gần đây ông đọc tiểu thuyết kinh điển nào lần đầu tiên?

To the Lighthouse (Tới ngọn hải đăng) của Virginia Woolf. Đó là một trong những cuốn tiểu thuyết hay và hay nhất mà tôi đã đọc trong đời.

Ông sẽ tặng cuốn sách nào cho một đứa trẻ 12 tuổi?

Tôi nghĩ tôi sẽ tặng đứa trẻ 12 tuổi Alice's Adventures in Wonderland (Alice ở xứ sở thần tiên). Đứa trẻ sẽ đủ lớn để đọc nó mà không cần sự kiểm định của cha mẹ để biết rằng đó là cuốn sách tuyệt vời và giàu trí tưởng tượng như thế nào. Điều chính yếu của việc tặng sách cho những người trẻ tuổi là khiến họ cảm thấy niềm vui khi đọc sách, niềm vui mà sách có thể mang đến cho trẻ. Điều đó tạo nên niềm yêu thích đọc sách. Nếu tôi tặng một đứa trẻ 15 tuổi một cuốn sách, tôi sẽ tặng cuốn Candide (Chàng ngây thơ). Bởi khi tôi đọc cuốn sách và sách đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi đã cười, tôi đã bị choáng ngợp và được truyền cảm hứng từ nó. Đó là điều mà một cuốn sách tuyệt vời có thể làm khi bạn còn trẻ.

BÌNH NGUYÊN dịch

 

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)