"The Easy Life in Kamusari" - Vẻ đẹp lộng lẫy của miền núi Nhật Bản

Thứ Ba, 09/11/2021 06:26

Tác phẩm mới của Miura Shion, The Easy Life in Kamusari (tạm dịch: Cuộc sống dễ dàng ở Kamusari) là một cuốn tiểu thuyết say đắm lòng người, nơi giao thoa giữa đương đại và truyền thống với vẻ đẹp lộng lẫy của miền núi Nhật Bản.

Tiểu thuyết Cuộc sống dễ dàng ở Kamusari

Yuki Hirano vừa mới tốt nghiệp trung học, anh đang muốn có một khoảng thời gian thư giãn, vui chơi cùng bạn bè và tập trung vào đời sống tình cảm của mình sau một thời gian học tập căng thẳng theo hệ thống giáo dục khắt khe của Nhật Bản. Anh muốn lựa chọn công việc như một công nhân bán thời gian, nhưng cha mẹ anh lại đăng kí một khóa học khác, đó là một chương trình đào tạo về lâm nghiệp ở ngôi làng miền núi xa xôi của Kamusari. Nơi đó, không điện thoại, không Internet, không mua sắm. Nơi đây chỉ một cộng đồng nhỏ, đầy mời gọi, với mọi điều diễn ra theo cách “hãy từ từ”.

Tiêu đề cuốn sách “cuộc sống dễ dàng” như một câu nói đùa, vì không có điều gì là dễ dàng với Yuki. Trong ngôi làng hư cấu của Miura, ngôi làng biệt lập trên núi được bao quanh bởi những khu rừng rậm rạp, và mọi người đều tập trung công việc kinh doanh gỗ, Yuki đã phải vật lộn thích nghi.

Lúc đầu, Yuki kiệt sức, lóng ngóng với các công cụ, đặt những câu hỏi ngớ ngẩn và cảm thấy mình như một kẻ bị ruồng bỏ. Kamusari là nơi mà một chàng trai thành phố Yokohama muốn dành một năm để sống trong đời. Nhưng dần anh đã có thể thích nghi, mùi hương của cây tuyết tùng và vẻ đẹp của ngôi làng miền núi có sức hấp dẫn lạ thường.

Yuki học hỏi yêu cầu của công việc, kĩ thuật chăn nuôi trồng cây, cách hòa nhập vào cộng đồng trong ngôi làng nhỏ, và nảy sinh tình cảm với một người con của miền rừng. Yuki bắt đầu tham gia các lễ hội địa phương, bị mê hoặc bởi những truyền thuyết về ngọn núi. Khi học cách yêu quý, tôn trọng khu rừng trên núi Kamusari vì những phẩm chất hùng vĩ và những bí mật khó giải thích của nó, Yuki bắt đầu đánh giá cao sự hòa hợp của Kamusari với thiên nhiên và truyền thống cổ xưa của nó.

Xu hướng phổ biến ở Nhật Bản hiện nay vẫn là đô thị hóa và kết quả là nhiều cộng đồng nông thôn đang chết dần. Bằng những nghiên cứu tỉ mỉ về vẻ đẹp của đời sống nông thôn, tiểu thuyết ngắn này đã cho thấy những khía cạnh đẹp đẽ và hấp dẫn về cuộc sống miền núi, nơi những cư dân trong làng sống hài hòa với nhau, nơi họ tôn trọng và thành kính với thiên nhiên, coi đồi núi như các vị thần hay những linh hồn già, nơi họ luôn tự hào về kĩ năng và lịch sử lâu đời trong việc chăm sóc núi rừng, nơi diễn ra những lễ hội địa phương phong phú đặc sắc...

Ban đầu, trong con mắt của người thành phố như Yuki, anh thấy cách dân làng tuân theo các nghi lễ cổ xưa và đối xử với thiên nhiên đầy thành kính có vẻ như nực cười và đáng xấu hổ. Nhưng sau này, anh lại bắt đầu nhìn những ngọn núi như những gì dân làng làm.

 Với câu chuyện về tuổi mới lớn ấm áp và sống động này, Miura đưa chúng ta đi từ những cạm bẫy của cuộc sống thành thị đến những thử thách, bí ẩn và những điều thú vị, đẹp đẽ của một khu rừng núi thần thoại, nơi ngày càng thu hẹp trong xã hội Nhật Bản ngày nay.

Miura Shion (sinh năm 1976) là một nhà văn đương đại nổi tiếng Nhật Bản. Cô ra mắt giới văn chương vào năm 2000 với tác phẩm Kakutousurusha ni maru (tạm dịch: Phong thái của một đấu sĩ). Đến năm 2006, Miura đoạt giải Naoki bằng tác phẩm Mahoro ekimae Tada Benriken (Tiệm bá nghệ Tada trước ga Mahoro). Ngoài ra, cô còn là chủ nhân giải Honyataisho với Fune wo amu (Người đan chữ xếp thuyền), giải Oda Sasunoke bằng Anoie ni kurasu yonin no onna (tạm dịch: Bốn người phụ nữ sống trong ngôi nhà ấy) cùng vô số những tiểu thuyết, tùy bút khác. Nhiều sách của cô được dịch sang tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Ý.

BÌNH NGUYÊN theo Japantimes

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)