Thơ của tác giả Trịnh Công Lộc và Trần Danh Tu

Chủ Nhật, 29/11/2020 06:08

TRỊNH CÔNG LỘC
Nghĩ từ những ngày bão dịch


Chưa bao giờ
Cuộc chiến mở ra rất nhiều khác biệt
Giặc tràn đến mà không thấy mặt
Chiến tuyến
Không hầm hào
Không tiếng nổ đạn bom

Chưa bao giờ
Những khoảng trống vô hình
Lại nhiều đến thế
Phố thưa bóng người
Hội hè vắng lặng
Dịch bệnh làm ta ghê rợn, rùng mình

Chiến tuyến
Từng chiếc khẩu trang
Từng bánh xà phòng
Mỗi lọ nước rửa tay
Giãn cách và cách li
Là thành vũ khí
Những binh đoàn áo trắng tiền phương

Nếu,
Cuộc chiến dài hơn
Tất cả, muốn trở nên có nghĩa
Cần bỏ qua mọi cách ngăn
Nghèo khó hay giàu sang
Yêu thương hay thù ghét
Không ai có thể một mình

Nếu cuộc chiến dài hơn
Bạn không chỉ góp sức, góp công
Mà đôi khi
Ở nhà thôi
Cũng có thể làm nên chiến thắng

Và tôi thấy những gì từ cuộc chiến
Trong sự khác biệt này
Bầu trời sẽ trong hơn
Hơi thở nhẹ nhàng hơn
Người với người
Trong mọi lẽ giản đơn
Tự xóa đi khoảng cách cho mình.

TRẦN DANH TU
Cơm trên lá


Con đừng buồn cơm trên lá của cha
Heo hút gió. Bát, mâm chưa về kịp
Khi cả nước thức thâu đêm chống dịch
Ngủ trên sương, cơm trên lá là thường

Mồ hôi cha bết bụi đất biên cương
Bạt ngàn rét, quờ que rừng làm đũa
Cơm trên lá, cha ăn ngon từng bữa
Vui nào hơn khi Tổ quốc bình yên

Mai lớn lên con tìm đến đường biên
Gặp tay cha trên lá rừng mùa dịch
Gặp tiếng cười đồng đội cha khúc khích
Tan ra hong sương ướt chỗ cha nằm!

Cơm đường biên cha ăn chẳng cần mâm
Yêu quân phục núi rừng trao màu lá
Và quân hiệu trên mũ cha rất lạ
Cứ rạng ngời trên lá
Lúc cha ăn.

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)