31. Nhà thơ XUÂN MIỄN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Xuân Miễn. Sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922. Mất ngày 4 tháng 1 năm 1990. Quê quán thôn Bích Trì, xã Liêm Truyền, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Nhà thơ Xuân Miễn tham gia cách mạng từ tháng 3 năm 1945, đi Nam tiến vào An Phú Đông (Nam Bộ) chiến đấu. Sau khi tập kết ra Bắc (1954) ông làm phóng viên, rồi phụ trách trang văn hoá - văn nghệ báo Quân đội nhân dân, rồi chuyển sang làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội Ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá I, II.
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Rung động (Thơ, 1938)
- Lửa binh (Thơ, 1946)
- Khói lửa phương Nam (Thơ, 1948)
- Gọi đất miền Nam (Thơ, 1960)
- Chặng đường hành quân (Thơ, 1971)
- Một tiếng Xamakhi (Thơ, in chung, 1981)
- An Phú Đông (Thơ, 1982)
32. Nhà văn VŨ TÚ NAM
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Vũ Tiến Nam. Sinh ngày 5 tháng 10 năm 1929. Quê quán thôn Lương Kiệt, huyện Vụ Bản, Nam Định. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Vũ Tú Nam là một trong những biên tập viên đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Đến tháng 6 năm 1958 ông chuyển sang công tác tại báo Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam.
- Hiện ông về nghỉ hưu.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhất văn xuôi trại văn nghệ Lam Sơn liên khu IV năm 1950 cho tác phẩm Bên đường 12.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Bên đường 12 (Truyện ngắn,1950)
- Quê hương (Truyện ngắn, 1960)
- Sống với thời gian hai chiều (Truyện ngắn, 1983)
- Mùa xuân, tiếng chim (Truyện ngắn, 1985)
- Có và không có (Tuyển thơ dịch, 2003)
- Tuyển chuyện Vũ Tú Nam (Truyện ngắn, 2007)
- Hoa lá trong vườn (tác phẩm chọn cho thiếu nhi, 2007)
- Túc tắc (Thơ chọn, 2009)
33. Nhà phê bình văn học LÊ THÀNH NGHỊ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Lê Thành Nghị. Sinh ngày 31 tháng 12 năm 1946. Quê quán Tân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Lê Thành Nghị tốt nghiệp khoa Văn đại học tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp nghiên cứu sinh tại Đại học tổng hợp Lô mô nô xốp (Liên xô cũ). Sau khi vào bộ đội ông về làm biên tập viên, Trưởng ban lý luận – phê bình, Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1989 -1994 cho tác phẩm Văn học sáng tạo và tiếp nhận.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cho các tập Mưa trong thành phố và Mùa không gió năm 2000 -2003.
- Giải thưởng bộ Quốc phòng 2009 cho tác phẩm Trước đèn thơ.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Rừng tràm cuối mùa đông (Thơ, NXB Quân đội Nhân dân, 1986)
- Văn học sáng tạo và tiếp nhận (Tiểu luận phê bình, NXB Quân đội Nhân dân 1994)
- Một số hiểu biết cơ bản về văn học nghệ thuật và thẩm mỹ (iểu luận phê bình, NXB Quân đội Nhân dân1996)
- Mưa trong thành phố (Thơ, NXB Quân đội Nhân dân1999)
- Mùa không gió (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2002)
- Trước đèn thơ (Tiểu luận phê bình, NXB Quân đội Nhân dân 2006)
- Sông trôi không lời (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2010)
34. Nhà văn PHẠM DUY NGHĨA
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Phạm Duy Nghĩa. Sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973. Quê quán: Thanh Oai, Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Phạm Duy Nghĩa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 1996. Từ năm 1996 đến năm 2007 là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Lào Cai. Từ tháng 1 năm 2008 làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Văn học năm 2010.
- Hiện nhà văn Phạm Duy Nghĩa là Trưởng ban Lí luận - phê bình của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải Nhất cuộc thi truyện ngắn Báo Văn nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) 2003-2004.
- Giải thưởng Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 2006.
- Giải thưởng Phan Xi Păng (tỉnh Lào Cai) 2002-2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Cơn mưa hoa mận trắng (tập truyện ngắn, 2006)
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu và cảm hứng nhân văn (chuyên luận, 2006)
- Đường về xa lắm (tập truyện ngắn, 2007)
- Truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa (tập truyện ngắn, 2010)
35. Nhà văn ĐỖ VIẾT NGHIỆM
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Đỗ Viết Nghiệm. Sinh ngày 15 tháng 10 năm 1949. Quê quán xã Quỹ Lộc, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Đỗ Viết Nghiệm nhập ngũ năm 1966. Năm 1969 ông vào chiến trường khu 5. Năm 1976 ông đi học trường Nguyễn Ái Quốc, khoa quản lý kinh tế. Năm 1996 ông chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1997 ông được cử vào công tác tại văn phòng đại diện phía Nam của tạp chí VNQĐ
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng báo Người Hà Nội.
- Giải thưởng truyện ngắn hay tạp chí Non nước năm 1998.
- Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Cửa Việt tỉnh Quảng Trị năm 2005.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Hoa mưa (Tập truyện ngắn, 1998)
- Khúc đồng dao (Tập truyện ngắn, 1999)
- Dòng sông phù sa (Tiểu thuyết, 2001)
- Rừng không cây (Tập truyện ngắn, 2007)
- Truyện ngắn tự chọn (Tập truyện ngắn, 2010)
- Đường đen nước đỏ (Tiểu thuyết, 2010)
36. Nhà thơ ANH NGỌC
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Đức Ngọc. Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1943. Quê quán Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An. Nhà thơ Anh Ngọc nhập ngũ ngày 6 tháng 9 năm 1971, từng là chiến sĩ thông tin. Sau ông chuyển về báo Quân đội Nhân dân rồi công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Hiện ông về nghỉ hưu với quân hàm Đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1972-1970 với chùm thơ viết về Quảng Trị
- Giải A cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1975 với trường ca Sóng Côn Đảo.
- Tặng phẩm thơ hay 1979 của tạp chí Văn nghệ Quân đội với chương Khúc ca dưới bóng Ăng Co (trích trường ca)
- Tặng phẩm thơ dịch hay năm 1996 của tạp chí Văn học nước ngoài.
- Giải thưởng văn học “sông Mê Kong” lần thứ II của Hội nhà văn ba nước Đông Dương năm 2009.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Hương đất màu cờ (Thơ, 1977)
- Ngàn dặm và một bước (Thơ, 1984)
- Thơ tình rút ra từ nhật ký (Thơ, 1993)
- Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi (Thơ, 1997)
- Thị Mầu (Thơ, 2000)
- Mạnh hơn tuyệt vọng (Thơ, 2001)
- Thơ Anh Ngọc (Thơ, 2003)
- Gửi lại thời gian (Thơ, 2008)
- Sông Mê Kông bốn mặt (Trường ca 1988)
- Điệp khúc vô danh (Trường ca 1993)
- Sông núi trên vai (Trường ca 1995)
- Anh Ngọc – trường ca (Trường ca 2008)
- Ba cuộc đời một trái bóng (Truyện ký, 1986)
- Nhớ thế kỷ hai mươi (ký, 2004)
- Đối thoại của Harilyn Monroc (Thơ dịch, 1999)
- Những kẻ tủi nhục (Tiểu thuyết dịch tác phẩm của Đôxtôiepxki, 1987)
- Từ thơ đến thơ (Tiểu luận phê bình, 2000)
- Hồn thơ thế kỷ (Tiểu luận phê bình, 2001)
- Chuyện thơ (Tiểu luận phê bình, 2007)
37. Nhà văn NGUYÊN NGỌC
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Báu. Sinh ngày 15 tháng 9 năm 1932. Quê quán xã Thăng Uyên, huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sinh trưởng trong một gia đình viên chức nhỏ, Nguyên Ngọc học dở dang trung học. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ông cùng ra đình tản cư ra vùng tự do, tiếp tục học. Sau khi tốt nghiệp thành chung năm 1950, ông nhập ngũ, hoạt động nhiều năm ở chiến trường Tây Nguyên. Từng là phóng viên của báo Vệ quốc quân Trung trung Bộ. Năm 1957 ông là thành viên sáng lập, biên tập viên của tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó ông kinh qua nhiều chức vụ như Phó tổng thư ký, bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn, Uỷ viên Ban chấp hành khoá III, IV; Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ; Đại biểu Quốc hội...
- Giờ ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 cho tác phẩm Đất nước đứng lên
- Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 1965 cho tác phẩm Rừng xà nu
- Giải thưởng văn học quốc tế, giải Lotus (Bông sen vàng) Hội Nhà văn Á - Phi 1973 cho những sáng tác về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2000
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đất nước đứng lên (Tiểu thuyết, 1956)
- Mạch nước ngầm (Truyện vừa, 1949)
- Rẻo cao (Truyện ngắn, 1962)
- Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (Ký, 1969)
- Rừng xà nu (Truyện, ký 1969)
- Đất Quảng (Tiểu thuyết, 1971)
- Có một con đường mòn trên biển Đông (Ký, 2000).
- Cát cháy (Bút ký, 2002).
- Tháng Ninh Nông (Truyện ngắn)
- Nguyên Ngọc – tản mạn nhớ và quên (Ký, 2000).
- Nghĩ dọc đường (Ký, 2000).
38. Nhà thơ VĂN THẢO NGUYÊN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Văn Thảo Nguyên. Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1930. Quê quán Thái Nguyên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Văn Thảo Nguyên nhập ngũ năm 1947. Năm 1947 ông được giải thưởng truyện ngắn của Văn nghệ Quân đội. Năm 1968 nhà thơ Văn Thảo Nguyên về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội. năm 1977 nhà thơ Văn Thảo Nguyên xuất ngũ, chuyển sang làm Tổng biên tập báo Lâm Đồng. Ông từng là ủy viên ban chấp hành Hội điện ảnh Việt Nam.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhì cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ năm 1965 với tác phẩm Đường lên bản Muốn.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Dáng người hôm nay (thơ, 1977)
39. Nhà văn MAI NGỮ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Mai Trung Rạng. Sinh năm 1928 tại Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Mai Ngữ gia nhập quân đội tháng 10 năm 1947. Từng làm báo quân khu 3, báo Quân đội nhân dân. Sau ông chuyển về làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi chuyển ngành sang làm biên tập viên Nhà xuất bản Văn học.
- Ông tạ thế vào ngày 28 tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội.
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Lời ca không tắt (Truyện, 1957)
- Lá cờ quyết tử (Truyện ngắn, 1957)
- Đất nước (Truyện ngắn, 1962)
- Bầu trời và dòng sông (1966)
- Điểm cao (Truyện,1967)
- Dòng sông phía trước (Tiểu thuyết, 1972)
- Truyện như đùa (Truyện,1978)
- Con ma gàn (Truyện ngắn, 1982)
- Thị trấn vùng biên (Truyện, 1983)
- Gió nóng (Tiểu thuyết, 1984)
- Cuộc hành trình của hai con sói ( Truyện, 1984)
- Người lính mặc thường phục (Tiểu thuyết, 1986)
- Trong tay Ang Ka (Tiểu thuyết, 1990)
- Thời gian (Tiểu thuyết, 1992)
- Truyện ngắn Mai Ngữ ( Truyện ngắn, 1994)
- Người đàn bà trên hạm tàu (Truyện ngắn, 1996)
40. Nhà phê bình văn học VƯƠNG TRÍ NHÀN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Vương Trí Nhàn. Sinh ngày 15 tháng 11 năm 1942. Quê quán Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà phê bình Vương Trí Nhàn tốt nghiệp Đại học sư phạm năm 1964. Năm 1968 ông về công tác tại ban lý luận phê bình tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đến năm 1979 ông chuyển sang công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
-Hiện ông về nghỉ hưu.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải B giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003 cho tác phẩm Cây bút đời người.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Sổ tay truyện ngắn (Biên soạn, 1980)
- Những kiếp hoa dại (Chân dung và phiếm luận, 1993)
- Những lời bàn về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam (Biên soạn, 1996)
- Cánh bướm và đóa hướng dương (Phê bình, 1999)
- Buồn vui đời viết (Sổ tay văn học, 1999)
- Cây bút đời người (Chân dung văn học, 2002)
- Ngoài trời, lại có trời (Phê bình và tiểu luận, 2003)
- Nhân nào quả nấy (Phiếm luận, 2004)
- Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam (Phê bình, 2006)
- Những chân thương tâm lý hiện đại (Phê bình, 2009)
- Phê bình & Tiểu luận (Phê bình, 2010)
(còn nữa)