Thể theo nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc là bộ đội, sinh viên, BBT sẽ lần lượt giới thiệu chân dung các nhà văn đã từng làm việc tại Văn nghệ Quân đội qua các thời kì .Danh sách các nhà văn sẽ được xếp theo vần A,B,C
1. Nhà văn THÁI NAM ANH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Thái Nam Anh Sinh ngày 1 tháng 5 năm 1957. Quê quán: phường Trần Nhân Tôn, quận Hai Bà Trưng, H Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà vănTP .HCM.
- Nhà văn Thái Nam Anh nhập ngũ năm 1975. Trưởng thành từ chiến sĩ bộ binh, đã tham gia phục vụ chiến đấu nhiều năm ở chiến trường Cam Pu Chia. Đã tốt nghiệp đại học với trình độ cử nhân triết học. Theo học lớp viết văn Quân đội khóa 1 năm 1998.
- Hiện là đại diện phía Nam của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Người lính thơ cội nguồn (in chung)
- Thơ chiến sĩ miền đông (in chung)
- Truyện ở đại đội ba (2008)
- Nhìn phẳng (2010)
2. Nhà văn NGUYỄN BẢO
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Ngọc Bảo. Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1948. Quê quán Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn - Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1961, nhà văn Nguyễn Bảo vào công tác và chiến đấu ở khu V suốt thời kỳ chống Mỹ. Sau năm 1975, ông về làm biên tập viên, trưởng ban văn, Phó tổng biên tập, Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Tặng thưởng văn xuôi xuất sắc của tạp chí Văn nghệ Quân đội 1987 cho tác phẩm Đất đang gieo
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994 -1999 cho tác phẩm Quà tặng.
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng 1994 – 2004 với tác phẩm Ảo ảnh.
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006; Giải thưởng văn học nghệ thuật lần 1 Quảng Nam với tác phẩm Thượng Đức
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Biển đêm (Truyện ngắn, 1982)
- Người ở thượng nguồn (Tiểu thuyết, 1983)
- Giám định của đất (Tiểu thuyết, 1987)
- Những cuộc tình đã đi qua (Tiểu thuyết, 1989)
- Khoảng sáng không mất (Tiểu thuyết, 1992)
- Những người sẽ vào thành phố (Truyện ngắn, 1996)
- Qùa tặng (Truyện ngắn, 1999)
- Điều bất ngờ (Tiểu thuyết, 1999)
- Nơi tổng thống Hoa Kỳ đi qua (Bút ký)
- Thượng Đức (Tiểu thuyết, 2005)
- Người cùng sư đoàn (Truyện ngắn, 2009)
- Phía sau người lính (Truyện ngắn, 2009)
3. Nhà phê bình văn học NGÔ VĨNH BÌNH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Ngô Vĩnh Bình. Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1953. Quê quán Thụy Lôi, Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Ngô Vĩnh Bình tốt nghiệp khoa Sử, Đại học tổng hợp Hà Nội, từng công tác tại Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia. Sau khi nhập ngũ, ông laf lính sư đoàn Cận vệ Thủ đô. Năm 1980 ông chuyển về làm biên tập viên, Trưởng ban lý luận phê bình, Phó Tổng biên tập của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông là Tổng biên tập của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 cho tác phẩm Nẻo vào văn học
- Giải thưởng liên hoan phim Việt Nam 1999 với phim tài liệu Nhà văn chiến sĩ.
- Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 1999 – 2004 với tác phẩm Chuyện thơ, chuyện đời
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Sự tích núi Cơm Nếp (Ttuyện, 1981)
- Truyện cổ Xê Đăng (1983)
- Thanh Tịnh qua giai thoại (Giai thoại văn học, 1991)
- Hồ Chí Mịnh – thi và hoạ (Sưu tầm, biên soạn, 1990)
- Nẻo vào văn học (Tiểu luận phê bình, 1993)
- Chuyện nhặt dọc đường văn (Giai thoại văn học, 1994)
- Chiến trường sống và viết (tập 2, in chung với Ngô Thảo, Phạm Xuân Nguyên, 1995)
- Tân Trào – thơ và văn (Sưu tầm, biên soạn, 1985)
- Trần Đăng – con người và tác phẩm (Sưu tầm, biên soạn, 1996)
- Thanh Tịnh – Văn và đời (Sưu tầm, biên soạn, 1996)
- Ngồi gốc cây hồng (Giai thoại văn học, 2006)
- Văn xuôi về đề tài chiến tranh Việt Nam 1946-1954 (2006)
- Hoa đào năm ngoái (Tiểu luận phê bình, 2009)
Ngoài ra còn tham gia viết các tập:
- Nhà văn hiện đại Việt Nam (1992)
- Nhà văn hiện đại Hải Hưng (1994)
- Nhà văn hiện đại Vĩnh Phú (1996)
- Nghệ Tĩnh – gương mặt nhà văn hiện đại (1990)
- Chiến trường sống và viết (1989)
- Hoàng Lộc, cuộc đời và tác phẩm (Sưu tầm, biên soạn, 2000)
4. Nhà văn TRIỆU BÔN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Lê Văn Sửu. Sinh ngày 18 tháng 1 năm 1938. Mất ngày 7 tháng 9 năm 2003. Quê quán xã Đông Thanh. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. - Năm 1954 -1956, nhà văn Triệu Bôn nhập ngũ, biên chế về trung đoàn 246. Năm 1963 ông học Đại học sư phạm Vinh, ra trường làm báo Quân khu Việt Bắc, sau đó vào chiến trường làm phóng viên mặt trận tại miền Đông Nam Bộ. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Sau đó ông chuyển ngành làm trưởng ban biên tập báo Người Hà Nội, Tổng biên tập tạp chí Du lịch Việt Nam
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học Tổng cục Chính trị năm 1969 cho tác phẩm Mầm sống.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2002 cho tác phẩm Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn dặm.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Mầm sống (1970)
- Lửa than (1974)
- Rừng lá đỏ (1975)
- Rạng sáng (1975)
- Tiểu đoàn trong vòng vây (1980)
- Gã đau đời (1982)
- Một phút và nửa đời người (1986)
- Sao chiếu mệnh bay lạc (1990)
- Kẻ trọng tội (1995)
- Truyện ngắn Triệu Bôn (2002)
- Ngồi một chỗ thấy ngoài ngàn dặm (2002)
- Tung bay dải yếm đào (2006)
5. Nhà thơ THU BỒN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, mất ngày 17 tháng 6 năm 2003. Đảng viên Đảng cộng sảng Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Thu Bồn tham gia thiếu sinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trưc tiếp chiến đấu. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước ông liên tục có mặt ở các chiến trường gian khổ, ác liệt như Tây Nguyên, khu V, Quảng Trị, biên giới Tây Nam, lúc làm phóng viên mặt trận, lúc làm lính xung kích, lính pháo, từng là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung trung Bộ, biên tập viên và cán bộ sáng tác tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1956) với trường ca Bài ca chim chrao.
- Giải thưởng thơ báo Hà Nội mới (1969) với bài thơ Gởi lòng con đến cùng cha.
- Giải thưởng văn học quốc tế (Hội Nhà văn Á - Phi, 1973) với trường ca Bài ca chim chrao.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Bài ca chim chrao (Trường ca, 1962)
- Tre xanh (Thơ, 1969)
- Mặt đất không quên (Thơ, 1970)
- Quê hương mặt trời vàng (Trường ca, 1975)
- Badan khát (Trường ca, 1976)
- Cam-phu-chia hy vọng (Trường ca, 1978)
- Oran 76 ngọn (Trường ca, 1979)
- Người vắt sữa bầu trời (Trường ca, 1985)
- Thông điệp mùa xuân (Trường ca, 1985)
- Một trăm bài thơ tình nhờ em đặt tên (Thơ, 1992)
- Chớp trắng (Tiểu thuyết, 1970)
- Những đám mây màu cánh vạc (Tiểu thuyết 2 tập, 1975)
- Hòn đảo chân ren (Tiểu thuyết, 1972)
- Dòng sông tuổi thơ (Tiểu thuyết, 1973)
- Đỉnh núi (Tiểu thuyết, 1980)
- Mắt bồ câu và rừng phi tiễn (Tiểu thuyết, 1986)
- Vùng pháo sáng (Tiểu thuyết, 1986)
- Cửa ngõ miền Tây (Tiểu thuyết, 1986)
- Em bé vào hàng cọp (Tiểu thuyết 2 tập, 1986)
- Em bé trong rừng thốt nốt (Truyện, 1979)
- Dưới tro (Truyện ngắn, 1986)
6. Nhà phê bình văn học NHỊ CA
I. TIỂU SỬ
-Tên khai sinh Chử Đức Kính. Sinh ngày 18 tháng 7 năm 1926, tạ thế vào ngày 28 tháng 10 năm 1984 tại Hà Nội Quê quán làng Cổ Điển, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nhị Ca tham gia quân đội từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, làm phóng viên mặt trận các báo Bắc Sơn, Vệ Quốc quân. Sau đó ông chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tác phẩm Gương mặt còn lại Nguyễn Thi.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Viết hồi ký (Biên soạn, 1968)
- Từ cuộc đời vào tác phẩm (Tiểu luận phê bình, 1972)
- Dọc đường văn học (Tiểu luận phê bình, 1977)
- Gương mặt còn lại Nguyễn Thi (Khảo cứu, 1983)
- Kịch Sêkhốp (Dịch)
- Cha và con (Dịch tác phẩm của Tuốcghênhép)
- Tiếng hát dân gian vùng Pôdôpxki (Dịch)
- Ngày xuân thánh nữ (Dịch tác phẩm của A. Seghenrtucốp)
- Anna Carêina (Dịch tác phẩm của L. Tônxtôi)
- Pháo đài cổ (Dịch tác phẩm của Vơlađimia Belaep)
- Nhà thờ đức bà Pari (Dịch tác phẩm của V. Huygo)
- Chuột hạt hổ phách (Dịch tác phẩm của Nhicôlai Pôgôdin)
7. Nhà thơ VŨ CAO
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Vũ Hữu Chỉnh, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1922 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, mất ngày 3 tháng 12 năm 2007. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn học, nhà thơ Vũ Cao là anh ruột nhà văn Vũ Ngọc Bình và nhà văn Vũ Tú Nam. Ông từng nhiều năm hoạt động văn học, báo chí trong quân đội, phóng viên báo Vệ quốc quân, báo Quân đội nhân dân; biên tập viên, Phó tổng biên tập rồi Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội (1967-1980), Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Sớm nay (Thơ, 1962)
- Đèo Trúc (Thơ, 1973)
- Núi Đôi (Thơ, 1990)
- Truyện một người bị bắt (Truyện ngắn, 1958)
- Những người cùng làng (Truyện ngắn, 1959)
- Em bé bên bờ sông Lai Vu (Truyện thiếu nhi, 1960)
- Anh em anh chàng Lược (Truyện thiếu nhi, 1965)
- Từ một trận địa (Truyện ngắn, 1973)
- Tuyển tập (2002)
8. Nhà thơ PHẠM NGỌC CẢNH
I. TIỂU SỬ
- Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm 1934. Quê gốc ở Thạch Hà - Hà Tĩnh
- Nhập ngũ năm 1947, diễn viên Đoàn văn công quân đội, biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Ông về hưu với quân hàm đại tá. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật 2007.
II. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Gió vào trận bão (Thơ, 1967)
- Đêm Quảng Trị (Thơ, 1972)
- Ngọn lửa dòng sông (Thơ, 1976)
- Một tiếng Xamakhi (Thơ, 1981)
- Lối vào phía Bắc (Thơ, 1982)
- Trăng sau rằm (Thơ, 1985)
- Đất hai vùng (Thơ, 1986)
- Miền hương lặng (Thơ, 1993)
- Thơ 1995
- Nhặt lá (Thơ, 1996)
- Góc núi xôn xao (Ký, 1999)
- Bến tìm sông (Thơ, 1998)
- Khúc hát rong (Thơ, 2000)
- Bài hát về cây ngải cứu (Ký, 2000)
- Cát trinh nguyên (Thơ, 2003)
- Tuyển thơ (Thơ, 2003)
9. Nhà văn NGUYỄN MINH CHÂU
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Minh Châu. Sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930, mất ngày 29 tháng 1 năm 1989. Quê quán làng Thai, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Vào các năm 1944-1945 Nguyễn Minh Châu học trường kỹ nghệ Huế. Tháng 1 năm 1950 học chuyên khoa trường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh) sau đó gia nhập quân đội theo học trường sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956 công tác tại ban tham mưu tiểu đoàn 722, 706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1961 theo học trường Văn hoá Lạng Sơn. Năm 1962 về công tác tại phòng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 cho toàn bộ sáng tác của ông viết về chiến tranh và người lính
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1990 với tác phẩm Cỏ lau
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Cửa sông (Tiểu thuyết, 1967)
- Dấu chân người lính (Tiểu thuyết, 1972)
- Miền cháy (Tiểu thuyết, 1977)
- Lửa từ những ngôi nhà (Tiểu thuyết, 1977)
- Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Truyện ngắn, 1983)
- Bến quê (Truyện ngắn, 1985)
- Những người đi từ trong rừng ra (Tiểu thuyết, 1982)
- Mảnh đất tình yêu (Tiểu thuyết , 1987)
- Cỏ lau (Truyện vừa, 1989)
10. Nhà phê bình văn học HỒNG DIỆU
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Đỗ Văn Thuận. Sinh ngày 12 tháng 1 năm 1935. Quê quán Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Hồng Diệu từng du học nhiều năm ở Trung Quốc. Về phục vụ trong binh chủng thông tin – liên lạc Bộ Quốc phòng. Sau đó ông chuyển về làm biên tập viên, Trưởng ban Lý luận phê bình tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994 -1999 cho tác phẩm Nhà văn và trang sách
III. TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN
- Nhà văn – trang sách (Phê bình và tiểu luận, 1993)
- Phía sau dòng chữ (Phê bình và tiểu luận, 1997)
- Người lính nhà văn (Phê bình và tiểu luận, 1998)
- Qua văn hiểu người (Phê bình và tiểu luận, 2005)
- Lại nói về em (Tuyển chọn thơ tình thế giới, 1988)
- Thơ tình thế giới (Tuyển chọn, 1995)
- Trên bầu trời xa lạ (Truyện dịch, 1988)
- Truyện ngắn đoạt giải nhất ( Biên soạn và giới thiệu, 1998)
- Truyện ngắn các tác giả đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (Tuyển chọn, 1998)
- Hương cỏ (Tuyển chọn truyện ngắn thế giới, 1997)
- Tuyển tập Vũ Cao (Tuyển chọn, 1997)
- Trần Thanh Mại toàn tập (Tuyển chọn, 2004)
- Tiếng thơ thời đại (Chuyên luận, 2007)
- Vũ Ngọc Phan toàn tập (Tuyển chọn, 2010)
(Còn nữa)