41. Nhà văn NGUYỄN TRỌNG OÁNH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Trọng Oánh. Sinh ngày 1 tháng 11 năm 1929. Mất ngày 24 tháng 12 năm 1993. Quê quán xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh xuất thân trong một gia đình nông dân, là học sinh trung học tham gia cách mạng tháng Tám. Ông nhập ngũ vào biên chế của đại đoàn chủ lực 304, tham gia chiến đấu trên nhiều chiến trường miền Bắc, sau được điều về trại sáng tác viết truyện anh hùng của Tổng cục Chính trị. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội thành lập năm 1957, ông là một trong những thành viên ban đầu. Trong chiến tranh chống Mỹ ông công tác chủ yếu ở tuyến lửa khu 4. Khi đất nước thống nhất ông ra Hà Nội tiếp tục sáng tác. Năm 1980 ông được bổ nhiệm vào Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Hội Nhà văn (1977) và Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng (1984) cho tiểu thuyết Đất trắng.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I, 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Thơm hương bốn mùa (Thơ, 1961)
- Ngày đẹp nhất (Thơ, 1974)
- Lời người cầm súng (Thơ, 1977)
- Nhật ký chiến dịch (Ký sự 1977)
- Đất trắng (Tiểu thuyết 2 tập, 1979-1984)
- Con tốt sang sông (Tiểu thuyết, 1989)
42. Nhà văn VĂN PHÁC
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Trần Văn Phác. Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1926. Quê quán xã Lý Thường Kiệt, Mỹ Văn, Hải Hưng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
- Nhà văn Văn Phác tham gia mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng 8. Ông từng giữ chức thư ký tòa soạn báo khu 2 kháng chiến. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội được thành lập ông là chủ nhiệm đầu tiên. Nhà văn Văn Phác giữa chức chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 1957 đến năm 1962. Sau đó ông chuyển sang làm Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, chánh văn phòng Quân ủy miền Nam, chủ nhiệm cục chính trị quân giải phóng miền Nam, Cục trưởng cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm thiếu tướng.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Tổng cục Chính trị cho tác phẩm Mùa thu ấy.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Trong khói lửa (Truyện ngắn, 1947)
- Không còn đường nào khác (Hồi ký, 1967)
- Từ mùa thu ấy (Truyện ngắn, bút ký, 1981)
- Một mùa xuân rực rỡ (truyện ngắn, bút ký 1985)
43. Nhà thơ NGÔ VĂN PHÚ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Ngô Văn Phú. Sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937. Quê quán xã Nam Viên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Ngô Văn Phú xuất thân trong một gia đình Nho học. Sau khi tốt nghiệp đại học ông về làm biên tập viên báo Văn học, báo Văn nghệ rồi biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội trong những năm 1960 - 1963. Sau đó giải ngũ về phụ trách tổ thơ rồi tổ văn xuôi của báo Văn nghệ. Ông từng kinh qua các chức Phó giam đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Tổng biên tập, Giám đốc kieem Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Uỷ viên Hội đồng quản trị quỹ Đan Mạch phát triển, hợp tác và giao lưu văn hoá Đan Mạch – Việt Nam...
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải văn xuôi báo Văn học 1958.
- Giải thơ tạp chí Văn nghệ 1961.
- Giải nhất ca dao báo Văn học.
- Giải A về thơ năm 1970 của Hội Văn nghệ Hà Nội.
- Giải thưởng 5 năm Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú 1985-1990.
- Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
- Giải nhì về dịch thơ Trung Quốc của tạp chí Văn học nước ngoài (Hội Nhà văn)
- Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc các Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam 1998.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Tháng năm mùa gặt (Thơ, 1978)
- Ngọn giáo búp đa (Trường ca, 1978)
- Đi ngang đồi cọ (Thơ, 1986)
- Cô bùa mê (Thơ, 1989)
- Đừng khóc (Thơ, 1991)
- Âm thầm (Thơ, 1992)
- Mặt trái xoan (Thơ, 1993)
- Mắt mùa thu (Thơ, 1993)
- Hoa trắng tình yêu (Thơ, 1994)
- Heo may (Thơ, 1998)
- Phương gió nổi (Thơ, 1999)
- Thơ Ngô Văn Phú (Tuyển tập, 2000)
- Ngõ Trúc (Truyện ngắn, 1986)
- Thần hoàng làng (Truyện ngắn, 1992)
- Chủ tịch Hội sợ vợ (Truyện ngắn, 1993)
- Dạo chơi núi Dục Thuý (Truyện ngắn, 1993)
- Giấc mơ hoàng hậu (Truyện ngắn, 1993)
- Đêm rừng (Truyện ngắn, 1994)
- Bà chúa kho (Truyện ngắn, 1994)
- Một người đàn bà (Truyện ngắn, 1994)
- Hảo hán Đồ Sơn (Truyện ngắn, 1998)
- 100 truyện danh nhân dã sử (Truyện ngắn, 1999)
- Lầu vọng tiên (Truyện ngắn, 2000)
- Tình yêu đến từ nơi ấy (Tiểu thuyết, 1983)
- Sau hồi chuông cầu nguyện (Tiểu thuyết, 1986)
- Bụi và lốc (Tiểu thuyết, 1988)
- Chiến trận, đời thường (Tiểu thuyết, 1988)
- Ngôi vua và những chuyện tình (Tiểu thuyết, 1988)
- Nợ đời phải trả (Tiểu thuyết, 1990)
- Gươm thân Vạn Kiếp (Tiểu thuyết, 1991)
- Quán trọ giữa đời (Tiểu thuyết, 1992)
- Ngang trái phủ Tây Hồ (Tiểu thuyết, 1993)
- Tuyên phi họ Đặng(Tiểu thuyết, 1996)
- Vận trời (Tiểu thuyết, 1997)
- Ấn kiếm trời ban (Tiểu thuyết, 1998)
- Vầng lửa ngũ sắc (Tiểu thuyết, 1998)
- Gió Lào thành cổ (Tiểu thuyết, 1999)
- Hoàng đế đa tình (Tiểu thuyết, 1999)
- Hồ Tây, phủ Tây Hồ (Biên soạn, 1993)
- Hùng Vương và lễ hội đền Hùng (Biên soạn, 1995)
- Thơ Đường ở Việt Nam (Khảo cứu, 1996)
- Thiên gia thi (Dịch thuật, 1999)
- Thơ Tùng Thiện Vương (với Ngô Linh Ngọc, khảo cứu , 1991)
- Truyện cổ Trung Quốc (với Lê Bầu, khảo cứu 1991)
- Tể tướng Lưu gù (với Lê Bầu, khảo cứu 1991)
- Nhà văn Việt Nam hiện đại (với Bùi Hoà, Nguyễn Phan Hách, biên khảo nhiều tập, 1999-2000)
- Văn chương và người thưởng thức (Khảo cứu, 1999)
44. Nhà văn HỒ PHƯƠNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Thế Xương. Sinh ngày 15 tháng 4 năm 1930. Quê quán thị xã Hà Đông, Hà Tây. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Hồ Phương từng là chính trị viên đại đội chiến đấu, phụ trách báo Quân tiên phong. Từ năm 1955 ông về Tổng cục Chính trị, là thành viên tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhà văn Hồ Phương từng giữ chức Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm Thiếu tướng.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng truyện ngắn báo Văn nghệ 1958 cho tác phẩm Cỏ non.
- Giải thưởng văn học Thủ đô 1983 cho tác phẩm Những tầm cao.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam – Bộ công an với tác phẩm Yêu tinh (2001).
- Giải thưởng UBTQ Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam với tác phẩm Ngàn dâu (2003).
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2000.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Vệ Út (Truyện, 1955)
- Vài mẩu chuyện về Điện Biên Phủ (Truyện, 1956)
- Lá cờ chuẩn đỏ thắm (Truyện, 1957)
- Thư nhà (Truyện ngắn, 1948)
- Cỏ non (Truyện ngắn, 1960)
- Trên biển lớn (Truyện ngắn, 1964)
- Nhằm thẳng quân thù mà bắn (Truyện, 1965)
- Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Ký sự, 1966)
- Kan Lịch (Tiểu thuyết, 1967)
- Khi có một mặt trời (Truyện, 1972)
- Những tầm cao (Tiểu thuyết, 2 tập, 1975)
- Phía tây mặt trận (Truyện ngắn, ký 1978)
- Biển gọi (Tiểu thuyết, 1980)
- Cầm Sa (Truyện ngắn, 1980)
- Bình minh (Tiểu thuyết, 1981)
- Mặt trời ấm sáng (Tiểu thuyết , 1985)
- Số phận lữ dù 3 Sài Gòn (Ký, 1971)
- Anh là ai (Tiểu thuyết, 1992)
- Cỏ non (Tuyển truyện ngắn, 1989)
- Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng (Ghi chép, 1964)
- Đại đoàn đồng bằng (Ký sự in chung 1989)
- Ông trùm (Truyện ngắn, 1992)
- Cánh đồng phía Tây (Tiểu thuyết, 1994)
- Chân trời xa (Tiểu thuyết, 1985)
- Huế trở lại mùa xuân (Truyện ngắn)
- Núi rừng yên tĩnh (Truyện, ký in chung, 1981)
- Yêu tinh (Tiểu thuyết 2001)
- Ngàn dâu (Tiểu thuyết 2002)
- Những cánh rừng lá đỏ (Tiểu thuyết 2005)
- Cha và con (Tiểu thuyết 2007)
45. Nhà thơ NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Văn Bình. Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965. Quê quán Thái Nguyên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Nguyễn Bình Phương tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du khóa IV. Ông từng làm biên kịch tại đoàn kịch nói Quân đội, biên tập viên nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Năm 2004 nhà thơ Nguyễn Bình Phương chuyển về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nhà thơ Nguyễn Bình Phương là trưởng ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Vào cõi (Tiểu thuyết, 1991)
- Lam chướng (Thơ, 1993)
- Những đứa trẻ chết già (Tiểu thuyết, 1994)
- Xa thân (Thơ, 1996)
- Người đi vắng (Tiểu thuyết, 1999)
- Trí nhớ suy tàn (Tiểu thuyết, 2000)
- Từ chết sang trời biếc (Thơ, 2001)
- Thoạt kỳ thủy (Tiểu thuyết, 2004)
- Thơ Nguyễn Bình Phương (Thơ, 2005)
- Ngồi (Tiểu thuyết, 2006)
- Lững thững với ngàn năm (Bút ký, 2009)
46. Nhà thơ THANH QUẾ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Phan Thanh Quế. Sinh ngày 26 tháng 2 năm 1945. Quê quán An Chấn, Tuy Hòa, Phú Yên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Thanh Quế tốt nghiệp đại học Sử tổng hợp năm 1967. Năm 1980 ông chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1983 ông chuyển ra ngoài làm Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhì Ban văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 1981 với tác phẩm Cát cháy.
- Giải nhì Ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1994 với tác phẩm Những năm tháng vay mượn.
- Giải A văn học 10 năm lần thứ nhất (1975 – 1985) và lần thứ hai (1985-1995) của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Tên em, khuôn mặt em (Thơ, 1975)
- Tình yêu nhận từ đất (Thơ in chung, 1977)
- Trong mỗi ngày đời tôi (Thơ, 1986)
- Giãi bày (Thơ,1986)
- Hai tiếng chim (Thơ vừa thiếu nhi, 1991)
- Những tháng năm vay mượn (Thơ, 1993)
- Mé biển đời tôi (Thơ, 2000)
- Người lính đi đầu (Trường ca, 2003)
- Thơ Thanh Quế với tuổi thơ (Thơ, 2004)
- Chuyện từ một truyền thuyết (Truyện ngắn, 1978)
- Cát cháy (Tiểu thuyết, 1983)
- Trong lòng hồ (Truyện ngắn, 1984)
- Những đám mây kể chuyện (Truyện ngắn, 1987)
- Mai (truyện ngắn, 1988)
- Cuộc phiêu lưu của con chó nhỏ (truyện thiếu nhi, 1993)
- Những câu chuyện rút từ túi áo (truyện thiếu nhi, 1994)
- 11 truyện ngắn Thanh Quế (Truyện ngắn, 1994)
- Về Nam (hồi ký, 2001)
- Từ những trang đời (Hồi ký, 2001)
- Truyện ký Thanh Quế (Truyện ký, 2004)
47. Nhà thơ BÙI MINH QUỐC
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Bùi Minh Quốc. Sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940. Quê quán Mỹ Đức, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Bùi Minh Quốc tốt nghiệp khoa ngữ văn đại học tổng hợp Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. Năm 1980 nhà thơ Bùi Minh Quốc chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Mấy năm sau ông trở về Quảng Nam – Đà Nẵng. Nhà thơ Bùi Minh Quốc từng giữ chức Phó chủ tịch Hội Văn nghệ Quảng Nam – Đà Nẵng.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ năm 1960 -1961.
- Giải thưởng hạng A của Ủy ban thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Hồi đó ở Sa Kỳ.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ (Thơ, 1971)
- Đôi mắt nhìn tôi (Thơ, 1984)
- Thơ tình Bùi Minh Quốc (Thơ, 1993)
- Ru xa (Thơ, 2002)
- Hồi đó ở Sa kỳ (Tiểu thuyết, 1980)
- Chuyện của người khách lạ (Tiểu thuyết, 2000)
- Nhạc lá (Tiểu thuyết, 2002)
- Bé Ly (Truyện ngắn, 1971)
- Một lúc một đời (Truyện ngắn, 1996)
- Sống khó hơn là chết (Tiểu thuyết, 2008)
48. Nhà thơ NGUYỄN HỮU QUÝ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Hữu Quý. Sinh ngày 14 tháng 4 năm 1956. Quê quán xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
- Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý nhập ngũ vào tháng 6 năm 1974. Ông công tác ở binh đoàn Trường Sơn từ khi nhập ngũ đến tháng 12 năm 1996. Đầu năm 1997 nhà thơ Nguyễn Hữu Quý chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý từng làm biên tập viên, trưởng ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông là thành viên ban sáng tác tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Tặng thưởng thơ hay nhất năm 1995 của tạp chí Văn nghệ Quân đội
- Giải nhì cuộc thi thơ 1996 của tạp chí Văn nghệ Quân đội
- Giải nhì cuộc thi thơ 1996- 1997 của tạp chí Cửa Việt
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng 1994 - 2004 cho tác phẩm Sinh ở cuối dòng sông.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam - Ủy ban BN và CSTE Việt Nam – đại diện UNICEP tại Việt Nam năm 2001.
- Giải thưởng Nhà xuất bản Kim Đồng năm 2001- 2002.
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Văn nghệ năm 2002-2003.
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng 2004 - 2009 cho tác phẩm Vạn lý Trường Sơn.
- Giải thưởng bút ký Hội Nhà văn Việt Nam – Báo Sài gòn giải phóng năm 2009.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Còn đây thương nhớ (Thơ, in chung)
- Nhớ về miền cát trắng (Thơ, in chung)
- Mười nghìn khát vọng (Thơ)
- Huệ trắng (Thơ)
- Làng đảo (Thơ)
- Sinh ở cuối dòng sông (Trường ca)
- Im lặng trên cao (Thơ)
- Những hồi chuông màu đỏ(Thơ)
- Vạn lý Trường Sơn (Trường ca)
- Dưới tán cây bồ đề (Bút ký)
- Cầu vồng Hiền Lương (Bút ký)
- Bên dòng thi ca (Tiểu luận phê bình)
49. Nhà thơ XUÂN SÁCH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Ngô Xuân Sách. Sinh ngày 4 tháng 7 năm 1932. Mất ngày 2 tháng 6 năm 2008. Quê quán xã Trường Gianh, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Xuân Sách học xong trung học phổ thông thì vào phục vụ trong quân đội, ở lực lượng pháo binh, Sau về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 1960 đến năm 1980. Từ năm 1981 đến 1984 ông làm tại Nhà xuất bản Hà Nội; từ năm 1985 đến 1995 ông làm Chủ tịch Hội Văn nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đội du kích thiếu niên Đình Bảng (Truyện, 1964)
- Mặt trời quê hương (Tiểu thuyết, 1971)
- Phía núi bên kia (Tiểu thuyết, 1984)
- Rừng bên sông (Tiểu thuyết, 1984)
- Cuộc hôn nhân bị đánh tráo (Tiểu thuyết, 1991)
- Cô giáo làng (Truyện ngắn, 1962)
- Đêm ra trận (Truyện ngắn, 1995)
- Người ơi, người ở lại (Truyện ngắn, 1995)
- Con suối mặt gương (Thơ, 1974)
-Trong lửa đạn ( Thơ, 1976)
- Nơi đi và đến (Thơ, 1979)
- Đường xa (Thơ, 1986)
- Chân dung nhà văn (Thơ, 1982)
- Cõi người (Thơ, 1996)
50. Nhà văn VŨ SẮC
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Vũ Sắc. Sinh ngày 25 tháng 10 năm 1925. Quê quán phường Hoàng Văn Thụ, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Vũ Sắc tham gia thanh niên cứu quốc địa phương từ cách mạng tháng Tám. Năm 1948 ông là phóng viên báo Vệ quốc quân. Năm 1957, ông tham gia thành lập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 1960 nhà văn Vũ Sắc chuyển sang làm biên tập viên văn học Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học Tổng cục Chính trị năm 1994 với tác phẩm Chúng tôi làm Cồn cỏ.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đoàn dân công (bút ký, 1950)
- Chiếc thắt lưng chị Dậu (bút ký, 1951)
- Tổ cấp dưỡng (Truyện ngắn, 1951)
- Trần Can (truyện, 1955)
- Con riêng (Truyện ngắn, 1957)
- Bến phà P.12 (Truyện ngắn 1984)
- Chúng tôi làm Cồn cỏ (Truyện, 1994)
(Còn nữa)