21. Nhà văn PHÙNG VĂN KHAI
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Phùng Văn Khai. Sinh ngày 1 tháng 10 năm 1973. Quê quán Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Phùng Văn Khai nhập ngũ năm 1994, từng công tác tại Bộ tư lệnh tăng thiết giáp, truyền hình quân đội nhân dân. Nhà văn Phùng Văn Khai tốt nghiệp khó VI trường viết văn Nguyễn Du. Năm 2006 nhà văn Phùng Văn Khai về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc phòng (thể loại phim tài liệu và bút ký văn học) 2000 – 2004 và 2005 – 2009.
- Giải thưởng bút ký tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2002 – 2004 với tác phẩm Bạn bè tôi ở Trường Sa.
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Người Hà Nội năm 2004 – 2006 với tác phẩm...
- Giải thưởng 5 năm văn học nghệ thuật Hưng Yên 2001 – 2006
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Khúc dạo đầu của binh nhì (Tập truyện ngắn, 1998)
- Đêm trăng thiêng (Tập truyện ngắn, 2002)
- Hương đất nung (Tập truyện ngắn, 2004)
- Những người đốt gạch (Tập truyện ngắn, 2006)
- Truyện ngắn Phùng Văn Khai (Tập truyện ngắn, 2007)
- Lửa và hoa (Thơ, 2004)
- Lê Lựu như tôi biết (Chân dung văn học, 2006)
- Tản mạn Nguyễn Bình Phương (Chân dung văn học, 2008)
- Hư thực (Tiểu thuyết, 2009)
- Hồ đồ (Tiểu thuyết, 2011)
22. Nhà văn NGUYỄN KHẢI
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Mạnh Khải. Sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Mất ngày 15 tháng 1 năm 2008. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Khải học hết năm thứ ba bậc trung học thì toàn quốc kháng chiến, ông vào bộ đội khi mới 16 tuổi. Từng làm y tá, làm báo tỉnh đội Hưng Yên, thư ký toà soạn báo Chiến sĩ quân khu Ba. Năm 1955 ông được điều về trại viết anh hùng của Tổng cục chính trị. Sau đó, ông là thành viên sáng lập, tham gia biên tập đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1988 ông chuyển ngành ra Hội Nhà văn Việt Nam với quân hàm đại tá
- Nhà văn Nguyễn Khải từng là uỷ viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam các khóa II, III, IV; có thời gian là Phó tổng thư ký Hội (khoá III) và là đại biểu Quốc hội khoá VII
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951)
- Giải thưởng Văn học Việt Nam 1951 -1952 với tác phẩm Xây dựng.
- Giải thưởng Hội Nhà văn 1982 với tác phẩm Gặp gỡ cuối năm.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1998 cho tập truyện ngắn và tản văn.
- Giải thưởng văn học ASEAN 2000.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Xây dựng (Tiểu thuyết, 1951)
- Người con gái quang vinh (Truyện, 1956)
- Xung đột (Tiểu thuyết 2 tập, 1959)
- Mùa lạc (Truyện, 1960)
- Một chặng đường (Truyện, 1962)
- Hãy đi xa hơn nữa (Truyện, 1963)
- Người trở về (Truyện, 1964)
- Họ sống và chiến đấu (Bút ký, 1966)
- Hoà Vang (Bút ký, 1967)
- Đường trong mây (Truyện, 1970)
- Ra đảo (Truyện, 1990)
- Chủ tịch huyện (Truyện, 1972)
- Chiến sĩ (Truyện, 1991)
- Tháng Ba ở Tây Nguyên (Bút ký, 2000)
- Cha và con, và... (Tiểu thuyết, 1979)
- Cách mạng (Kịch, 1978)
- Gặp gỡ cuối năm (Tiểu thuyết, 1982)
- Điều tra về một cái chết (Tiểu thuyết, 1994)
- Một người Hà Nội (Truyện ngắn, 1989)
- Một giọt nắng nhạt (Truyện, 1989)
- Một thời gió bụi (Truyện ngắn, 1993)
- Ông đại tá và vị sư già (Truyện ngắn, 1993)
- Truyện ngắn Nguyễn Khải (Truyện ngắn, 1996)
- Truyện ngắn và tạp văn (Truyện ngắn, 1997)
- Hà Nội trong mắt tôi (bút ký, 1992)
- Thượng đế thì cười (Tiểu thuyết, 2003)
23. Nhà văn DUY KHÁN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934. Quê gốc xã Nam Sơn huyện Quế võ, tỉnh Bắc Ninh Mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Duy Khán sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, học dở dang trong vùng tạm chiếm, trốn ra vùng tự do nhập ngũ. Trước ở bộ binh, sau về quân chủng Phòng không – không quân. Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng viên phát thanh quân đội. Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên năm 1972.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1987 cho tác phẩm Tuổi thơ im lặng.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Trận mới (Thơ, 1972)
- Tâm sự người đi (Thơ, 1987)
- Tuổi thơ im lặng (Truyện, 1986)
24. Nhà văn NGUYỄN XUÂN KHÁNH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Xuân Khánh. Sinh năm 1933. Quê quán xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh học đại học Y Hà Nội trong những năm 1951-1952. Năm 1953 ông ra nhập ngũ ở khu Bốn. Năm 1959 nhà văn Nguyễn Xuân Khánh về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1965 ông chuyển ra làm phóng viên báo Thiếu niên tiền phong.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (1998- 2000) với tác phẩm Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng Thăng Long của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội 2002 với tác phẩm Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2001 với tác phẩm Hồ Quý Ly.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006 với tác phẩm Mẫu thượng ngàn.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Rừng sâu (Tập truyện ngắn, 1963)
- Miền hoang tưởng (Tiểu thuyết, 1990)
- George Sand – nhà văn của tình yêu (Chân dung văn học, 1993)
- Hồ Quý Ly (Tiểu thuyết, 2000)
- Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Truyện vừa thiếu nhi, 2002)
- Mưa quê (Tập truyện ngắn thiếu nhi, 2003)
- Mẫu thượng ngàn (Tiểu thuyết, 2006)
- Đội gạo lên chùa (Tiểu thuyết, 2011)
25. Nhà thơ TRẦN ĐĂNG KHOA
I.TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Trần Đăng Khoa. Sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958. Quê gốc Điền Trị, Quốc Tuấn, Nam Sách, Hải Dương. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Từng ở bộ đội hải quân. Từng là cán bộ tạp chí Văn nghệ Quân đội, hiện công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Ba lần giải nhất thơ thiếu niên do báo Thiếu niên tiền phong tổ chức (Cuộc thi tuổi nhỏ chống Mỹ cứu nước)
- Giải A cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1981-1982
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Từ góc sân nhà em (Thơ, 1968)
- Góc sân và khoảng trời (Thơ, 1968, 1973, 1995, 1996)
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập I (1970)
- Khúc hát người anh hùng (Trường ca, 1995)
- Trường ca trường phạt (1973)
- Trường ca giông bão (1983)
- Bên cửa sổ máy bay (1986)
- Thơ Trần Đăng Khoa, tập II (1983)
- Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa (1996)
- Chân dung và đối thoại (Chân dung văn học 1998)
- Đảo chìm (Truyện và ký 2000)
26. Nhà văn CHU LAI
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Chu Văn Lai. Sinh ngày 5 tháng 2 năm 1946. Quê quán Hưng Đạo, Phù Tiên, Hưng Yên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Chu Lai nhiều năm chiến đấu ở chiến trường vùng ven Sài Gòn – Gia định. Sau ông chuyển về công tác tại ban sáng tác của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nay ông về nghỉ hưu với quân hàm đại tá
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải A đề tài viết về lực lượng vũ trang Hội Nhà văn 1992 và Giải B Bộ Quốc phòng 1994 với tác phẩm Ăn mày dĩ vãng.
- Giải B Văn học Bộ Quốc phòng 1996 -2000 với tác phẩm Ba lần và một lần
- Giải B Nhà xuất bản Hà Nội 1993 với tác phẩm Phố
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Người im lặng (Truyện ngắn, 1976)
- Đôi ngả thời gian (Truyện ngắn, 1979)
- Nắng đồng bằng (Tiểu thuyết, 1979)
- Sông xa (Tiểu thuyết, 1980)
- Vòng tròn bội bạc (Tiểu thuyết, 1985)
- Gió không thổi từ biển (Tiểu thuyết, 1987)
- Bãi bờ hoang lạnh (Tiểu thuyết, 1990)
- Ăn mày dĩ vãng (Tiểu thuyết, 1992)
- Phố (Tiểu thuyết, 1994)
- Ba lần và một lần (Tiểu thuyết, 1998)
- Cuộc đời dài lắm (Tiểu thuyết, 2002)
- Khúc bi tráng cuối cùng (Tiểu thuyết, 2004)
27. Nhà văn LÊ LỰU
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Lê Lựu. Sinh ngày 12 tháng 12 năm 1942. Quê quán thôn Mãn Hoà, xã Tân Châu, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1959, nhà văn Lê Lựu nhập ngũ vào Quân khu ba làm báo, đến đầu thập kỷ 70 ông chuyển về tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông đã nghỉ hưu với quân hàm đại tá, chuyển sang làm Giám đốc trung tâm văn hoá doanh nhân.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhì cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1967 -1968 với tác phẩm Người cầm súng.
- Giải A Hội Nhà văn Việt Nam 1990 với tác phẩm Thời xa vắng.
- Giải nhất cuộc thi 1970 -1971 do Bộ lao động thương binh xã hội – Bộ văn hóa – Hội Nhà văn tổ chức với tác phẩm Người về đồng cói.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Người cầm súng (truyện ngắn, 1970)
- Phía mặt trời (truyện ngắn,1972)
- Đánh trận núi con chuột (truyện dài thiếu nhi, 1976)
- Campuchia một câu hỏi lớn (truyện ngắn, 1986)
- Mặt trận của người lính (truyện ngắn, 1986)
- Đồng bằng chiến sĩ (truyện ký, 1980)
- Mở rừng (Tiểu thuyết, 1977)
- Ranh giới (Tiểu thuyết, 1977)
- Ở phía sau anh (Tiểu thuyết, 1980)
- Thời xa vắng (Tiểu thuyết, 1986)
- Đại tá không biết đùa (Tiểu thuyết, 1990)
- Chuyện làng cuội (Tiểu thuyết, 1993)
- Sóng ở đáy sông (Tiểu thuyết, 1994)
- Hai nhà (Tiểu thuyết, 2000)
- Thời loạn (Tiểu thuyết, 2009)
- Chuyện quê ngày ấy (Tiểu thuyết, 2010)
28. Nhà văn HỮU MAI
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Trần Hữu Mai. Sinh năm 1926, mất năm 2007. Quê quán thành phố Nam Định. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Hữu Mai là con một gia đình viên chức nhỏ ở thành phố. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông tham gia tự về thành chiến đấu ở Hà Nội. Rồi ông vào bộ đội phụ trách báo Quân tiên phong, tham gia nhiều chiến dịch lớn. Năm 1958, nhà văn Hữu Mai chuyển về làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Năm 1983 nhà văn Hữu Mai chuyển ngành sang Hội Nhà văn với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1989) và Giải A Hội Nhà văn cho tác phẩm Ông cố vấn
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt I năm 2001
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Những ngày bão táp (Tiểu thuyết, 1957)
- Cao điểm cuối cùng (Tiểu thuyết, 1960)
- Dải đất hẹp (Ký sự, 1977)
- Vùng trời (Tiểu thuyết 3 tập, 1971, 1975, 1980)
- Trận đánh cuối cùng (Ký sự, 1977)
- Đất nước (Tiểu thuyết, 1984)
- Ông cố vấn (Tiểu thuyết 3 tập, 1988, 1989)
- Đêm yên tĩnh (Tiểu thuyết, 2000)
29. Nhà thơ NGUYỄN ĐỨC MẬU
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Đức Mậu. Sinh ngày 14 tháng 1 năm 1948. Quê quán xã Nam Điền, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Nhập ngũ ngày 26 tháng 1 năm 1966. Sau chiến tranh nhà thơ về làm biên tập viên, trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải chính thức 27/7 với tác phẩm Nấm mộ và cây trầm.
- Giải nhì cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973
- Giải thưởng Bộ quốc phòng 1989 với tác phẩm Hoa đỏ nguồn sông
- Giải thưởng Hội đồng văn học lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng Hội Nhà văn 1993 với tác phẩm Từ hạ vào thu
- Giải thưởng Bộ quốc phòng 1989 với tác phẩm Bão và sau bão
- Giải thưởng văn học Hội Nhà văn Việt Nam 1999 với tác phẩm Cánh rừng nhiều đom đóm bay
- Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 với tác phẩm Bầy chim màu lá vàng.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Thơ người ra trận (Thơ, in chung, 1971)
- Cây xanh đất lửa (Thơ, 1973)
- Áo trận (Thơ, 1973)
- Mưa trong rừng cháy (Thơ, 1976)
- Trường ca sư đoàn (Trường ca, 1980)
- Hoa đỏ nguồn sông (Thơ, 1987)
- Từ hạ vào thu (Thơ, 1992)
- Bão và sau bão (Thơ, 1994)
- Cánh rừng nhiều đom đóm bay (Thơ, 1998)
- Bầy chim màu lá vàng (Thơ, 2004)
- Mở bàn tay gặp núi (Thơ, 2008)
- Con đường không quên (Truyện ngắn, 1984)
- Ở phía rừng Lào (Truyện vừa 1984)
- Tướng và lính (Tiểu thuyết 1990)
- Chí Phèo mất tích (Tiểu thuyết 1993)
30. Nhà văn SƯƠNG NGUYỆT MINH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh. Nguyễn Ngọc Sơn. Sinh ngày 15 tháng 9 năm 1958. Quê quán Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Sương Nguyệt Minh nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Ông từng là người lính chiến đấu ở chiến trường biên giới Tây Nam và Campuchia. Tháng 1 năm 1998 ông chuyển về làm biên tập viên, trưởng ban văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông là thành viên ban sáng tác tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1996 với tác phẩm Bản kháng án bằng văn.
- Giải thưởng truyện ngắn cuộc thi Cây bút vàng của tạp chí Văn hóa – văn nghệ Công an 1998 -2001 với tác phẩm Lửa cháy trong rừng hoang.
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục 2004 với tác phẩm Những bước đi vào đời.
- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại 2004 với tác phẩm Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao.
- Giải thưởng cuộc thi tập truyện ngắn của Nhà xuất bản Thanh niên 2004 với tập truyện ngắn Đi qua đồng chiều.
- Giải thưởng cuộc thi bút ký Đài tiếng nói Việt Nam 2002 -2003 với tác phẩm Đêm Pà Cò.
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ 2003-2004 với tác phẩm Mười ba bến nước.
- Giải thưởng Văn học nghệ thuật Bộ Quốc phòng 5 năm 1999 – 2004 với tập bút ký Trong cơn đại hồng thủy.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 với tập truyện ngắn Dị hương.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đêm làng Trọng Nhân (Tập truyện ngắn, 1998)
- Người ở bến sông Châu (Tập truyện ngắn, 2001, 2005)
- Trong cơn đại hồng thủy (Tập bút ký, 2003)
- Đi qua đồng chiều (Tập truyện ngắn, 2004)
- Mười ba bến nước (Tập truyện ngăn, 2005, 2006)
- Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh (Tập truyện ngắn, 2006)
- Giếng cạn (Tập truyện ngắn, 2007)
- Dị hương (Tập truyện ngắn, 2009)
(còn nữa)