51. Nhà phê bình văn học NGÔ THẢO
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Ngô Thảo. Sinh ngày 9 tháng 2 năm 1941. Quê quán xã Vĩnh Nam, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà PBVH Ngô Thảo sau khi tốt nghiệp khoa Văn Đại học tổng hợp Hà Nội về công tác tại viện Văn học. Một thời gian sau ông nhập ngũ hoạt động ở chiến trường Bình Trị Thiên. Năm 1971, nhà PBVH Ngô Thảo về làm biên tập viên, rồi Trưởng ban Lý luận Phê bình tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1986 ông chuyển ra ngoài làm ở nhiều cơ quan khác nhau như tạp chí Sân khấu, Nhà xuất bản Sân khấu....
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam năm 1995 với tác phẩm Như cuộc đời.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2002 với tác phẩm Văn học về người lính
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Từ cuộc đời chiến sĩ (Tiểu luận phê bình, 1978)
- Nhà văn bàn về nghề văn (Biên soạn, sưu tầm 1980)
- Năm tháng chưa xa (Biên soạn, sưu tầm, 1985)
- Một tài năng, một đời người ( viết chung, 1995)
- Chiến trường sống và viết (Biên soạn, sưu tầm, 2 tập, 1995)
- Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập (Biên soạn, sưu tầm, 1996)
- Như cuộc đời (Tiểu luận, 1995)
- Đời văn - đời người (Tiểu luận phê bình, 2000)
- Văn học với cuộc sống - đời sống văn học (Tiểu luận phê bình, 2000)
- Mấy vấn đề của sân khấu Việt Nam trong cơ chế thị trường (Tiểu luận phê bình, 2000)
- Văn học về người lính (Tiểu luận phê bình, 2002)
- Mây bay về núi (Tiểu luận phê bình, 2007)
- Thao thức với phần đời chiến trận (Tiểu luận phê bình, 2009)
- Tiểu luận phê bình văn học (Tiểu luận phê bình, 2010)
52. Nhà văn NGUYỄN THI
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca. Sinh ngày 15 tháng 5 năm 1928 tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Sinh thời nhiều năm sống ở Nam bộ và Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Thi lúc nhỏ học ở quê, sau theo người thân vào Sài Gòn kiếm sống. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tham gia cách mạng, làm đội trưởng đội Văn công sư đoàn 330. Năm 1957 khi tạp chí Văn nghệ Quân đội được thành lập nhà văn Nguyễn Thi là một trong những biên tập viên đầu tiên. Năm 1962 nhà văn Nguyễn Thi vào Nam công tác, tham gia phụ trách tạp chí Văn nghệ quân giải phóng.
- Nhà văn Nguyễn Thi hy sinh trong cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Văn nghệ Cửu Long giang Nam bộ 1949-1950 với tập thơ Hương đồng gió nội
- Giải thưởng Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu 91965) với tập truyện ký Người mẹ cầm súng.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Trăng sáng (Truyện ngắn, 1960)
- Đôi bạn (Truyện ngắn, 1965)
- Truyện và ký Nguyễn Thi (1969)
- Năm tháng chưa xa (Ghi chép, 1972)
- Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập (4 tập, 1996)
- Người mẹ cầm súng (Truyện ký 1965)
- Hương đồng gió nội (Thơ, 1950)
53. Nhà thơ XUÂN THIÊM
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Phạm Xuân Thiêm. Sinh ngày 1 tháng 3 năm 1926. Quê quán Hùng An, Kim Động, Hưng Yên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Xuân Thiêm nhập ngũ năm 1951. Ông là một trong những thành viên ban biên tập đầu tiên của tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1957. Nhiều năm sau ông đảm nhiệm chức trưởng phòng văn nghệ quân đội. Năm 1978 ông chuyển ngành sang công tác tại Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Người trai Bình Định (Truyện thơ)
- Cô gái bãi bồi (Truyện thơ)
- Xuôi dòng Nậm Na (Trường ca)
- Nghĩa vụ quang vinh (Diễn ca)
- Lửa ấm bản Mèo (Truyện thơ)
- Giữa khoảng trời mây bông (Thơ)
- Đại đoàn đồng bằng (Ký sự lịch sử)
- Văn hóa dân gian vùng đất Tổ (Biên soạn)
- Gương mặt thơ phố Hiến (Thơ tuyển)
- Kim Động, vùng văn hóa dân gian đặc sắc (Biên soạn)
- Văn hóa dân gian Hưng Yên - đôi nét phác thảo (Biên soạn)
54. Nhà văn XUÂN THIỀU
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Xuân Thiều. Sinh ngày 1 tháng 4 năm 1930. Mất ngày 29 tháng 1 năm 2007. Quê quán làng Triều Đông, xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Xuân Thiều nhập ngũ tháng 12 năm 1947, từng làm chính trị viên đại đội ở chiến trường Trị Thiên. Năm 1959 nhà văn Xuân Thiều về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Xuân Thiều từng làm Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1987 ông được biệt phái sang Hội Nhà văn làm phó ban hội viên kiêm chánh văn phòng. Đến Đại hội Hội Nhà văn lần IV ông giữ chức phó ban sáng tác.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội với tác phẩm Trắng đêm.
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ của Hội LLVHNT Việt Nam 1958-1959 với tác phẩm Dưới hầm bí mật
- Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu của Hội Văn nghệ Giải phóng 1966 cho tác phẩm Chuyện của làng Rapồng
- Giải thưởng của Uỷ ban thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam 1982 cho tác phẩm Khúc hát mở đầu
- Văn học Bộ Quốc phòng 1989- 1994, tặng thưởng Hội đồng quốc phòng an ninh, Hội Nhà văn Việt Nam cho tác phẩm Xin đừng gõ cửa
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1996 cho tác phẩm Tư Thiên
- Giải thưởng Hội đồng văn học về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang, Hội Nhà văn Việt Nam 1986 cho tác phẩm Gió từ miền cát.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đôi vai (Truyện ngắn, 1961)
- Một người lính (Truyện ngắn in chung, 1961)
- Chiến đấu trên mặt đường (Ký sự, 1967)
- Trời xanh (Truyện dài, 1969)
- Mặt trận kêu gọi (Truyện dài, 1969)
- Thôn ven đường (Tiểu thuyết, 1972 -1973)
- Trước giờ ra trận (Thơ, 1973)
- Khúc sông (Truyện ngắn, 1974)
- Từ một cánh rừng (Truyện phim, 1975)
- Bắc Hải Vân Xuân 1975 (Ký, 1977)
- Khúc hát mở đầu (Truyện thiếu nhi, 1981, 1996)
- Gió từ miền cát (Truyện ngắn, 1984)
- Người mẹ tội lỗi (Truyện ngắn, 1989)
- Xin đừng gõ cửa (Truyện ngắn, 1994)
- Tư Thiên (Tiểu thuyết 2 tập, 1995)
- Tiếng nói cảm xúc (Tiểu luận phê bình, 1996)
- Và nỗi nhớ (Thơ, 1998)
- Truyện chọn lọc (1998)
55. Nhà thơ HỮU THỈNH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Hữu Thỉnh. Sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942. Quê quán làng Phú Vinh, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học. Sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1963, ông gia nhập quân đội vào binh đoàn tăng – thiết giáp, nhiều năm chiến đấu ở chiến trường đường 9 – Nam Lào. sau 1975 về học khoá I trường viết văn Nguyễn Du rồi chuyển về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, trưởng ban thơ rồi Phó tổng biên tập. Từ năm 1990 ông chuyển ngành ra Hội Nhà văn Việt Nam , làm Tổng biên tập báo Văn nghệ và giữ nhiều chức vụ quan trọng khoá như Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khoá X...
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải ba cuộc thi báo Văn nghệ 1973 với tác phẩm Mùa xuân đi đón.
- Giải A cuộc thi báo Văn nghệ 1975-1976 với tác phẩm Chuyến đò đêm giáp ranh; Sức bền của đất.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980 với Đường đến thành phố.
- Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng 1994 với tác phẩm Biển.
- Giải nhất Bộ Đại học – Trung học – Chuyên nghiệp và trung ương Đoàn 1991 với tác phẩm Thưa thầy.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1995 với tác phẩm Thư mùa đông.
- Giải thưởng văn học Asean 1999.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học và nghệ thuật năm 2001.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Âm vang chiến hào (Thơ, in chung, 1976)
- Đường tới thành phố (Trường ca, 1979)
- Từ chiến hào tới thành phố (Trường ca – thơ ngắn, 1985)
- Khi bé Hoa ra đời (Thơ thiếu nhi, in chung, 1985)
- Thư mùa đông (Thơ, 1994)
- Trường ca biển (Trường ca, 1994)
- Thơ Hữu Thỉnh (Thơ tuyển, 1998)
- Sức bến của đất (Trường ca, 2004)
- Thương lượng với thời gian (Thơ, 2005)
- Mùa xuân trên tháp pháo (Ký, 2009)
- Lý do của hy vọng (Phê bình, 2010)
56. Nhà văn ĐỖ BÍCH THÚY
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh: Đỗ Thị Bích Thúy. Sinh ngày 13 tháng 4 năm 1974. Quê quán Xuân Bắc, Xuân Trường, Nam Định. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Đỗ Bích Thúy tốt nghiệp khoa báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bắt đầu sáng tác từ năm 1994. Trước khi về Văn nghệ Quân đội nhà văn Đỗ Bích Thúy là phóng viên báo Hà Giang. Chị về Văn nghệ Quân đội từ năm 2001.
- Hiện nhà văn Đỗ Bích Thúy là Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội năm 1999 – 2000 với các tác phẩm Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng.
- Giải thưởng văn học Nhà xuất bản Thanh niên 2004
- Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT VN năm 2005
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Sau những mùa trăng (Tập truyện ngắn, 2001)
- Những buổi chiều ngang qua cuộc đời (Tập truyện ngắn, 2002)
- Kí ức đôi guốc đỏ (Tập truyện ngắn, 2003)
- Bóng của cây sồi (Tiểu thuyết, năm 2004)
- Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (Tập truyện ngắn, 2005)
- Người đàn bà miền núi (Tập truyện vừa, năm 2010)
- Trên căn gác áp mái (Tập tản văn, 2011)
57. Nhà văn ĐỖ TIẾN THỤY
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Đỗ Viết Thụy. Sinh ngày 12 tháng 10 năm 1970. Quê quán xóm Giữa, xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Đỗ Tiến Thụy tốt nghiệp Khoa Sáng tác – Lý luận – Phê bình văn học, Đại học văn hóa Hà Nội. Bắt đầu sáng tác năm 1999. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy về công tác tại ban văn tạp chí Văn nghệ Quân đội từ năm 2006
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn “Tầm nhìn thế kỷ” báo Tiền phong năm 2000 – 2001 với tác phẩm Tiếng T’rưng làng Rấp
- Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2002-2003 với tác phẩm Gió đồng se sắt.
- Giải thưởng Cuộc thi bút ký Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2004- 2005 với tác phẩm Ở nơi rừng thẳm.
- Giải thưởng Cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2005-2006 với tác phẩm Người trên núi.
- Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc Phòng 2005 -2009 với tiểu thuyết Màu rừng ruộng.
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Gió đồng se sắt (Tập truyện ngắn, 2005)
- Màu rừng ruộng (Tiểu thuyết, 2006)
- Vết thương thành thị (Tập truyện ngắn, 2009)
- Những nốt nhạc xa xanh (Tập truyện ngắn, 2009)
- Người đàn bà đợi mưa (Tập truyện ngắn 2010)
58. Nhà văn KHUẤT QUANG THỤY
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Khuất Quang Thụy. Sinh ngày 12 tháng 1 năm 1950. Quê quán Thành Phần, Phúc Hoà, Phúc Thọ, Hà Tây. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Khuất Quang Thụy sau khi gia nhập quân đội tham gia chiến đấu nhiều năm ở chiến trường Tây Nguyên. Nhà văn Khuất Quang Thụy học khóa I trường viết văn Nguyễn Du. Sau khi ra trường năm 1982 ông về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Khuất Quang Thụy từng là biên tập viên, trưởng ban văn xuôi, Phó Tổng biên tập của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện ông là thành viên ban sáng tác của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội năm 1984 với tác phẩm Anh Sức.
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 với tác phẩm Không phải trò đùa.
- Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2006 với tác phẩm Những bức tường lửa.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Trong cơn gió lốc (Tiểu thuyết, 1980)
- Trước ngưỡng cửa bình minh (Tiểu thuyết, 1985)
- Không phải trò đùa (Tiểu thuyết, 1985)
- Giữa ba ngôi chùa (Tiểu thuyết, 1989)
- Góc tăm tối cuối cùng (Tiểu thuyết, 1990)
- Người đẹp xứ Đoài (Tiểu thuyết, 1991)
- Những bức tường lửa (Tiểu thuyết, 2004)
- Đối chiến(Tiểu thuyết, 2010)
- Người ở bến Phù Vân (Tập truyện ngắn, 1985)
- Thềm nắng (Tập truyện ngắn, 1985)
- Những trái tim không tàn tật (Tập truyện ngắn, 1988)
- Nước mắt gỗ (Tập truyện ngắn, 1996)
59. Nhà thơ THANH TỊNH
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Trần Văn Ninh, sau đổi thành Trần Thanh Tịnh. Sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
- Nhà thơ Thanh Tịnh từng là học sinh trường Penlơ Ranh (trường dòng) ở Huế, làm nghề hướng dẫn du lịch, có thơ in trong Thi nhân Việt Nam do Hoài Thanh tuyển chọn. Sau cách mạng Tháng Tám ông làm Tổng thư ký Hội Nhà văn cứu quốc Trung Bộ, rồi gia nhập quân đội, phụ trách đoàn kịch Chiến thắng. Khi tạp chí Văn nghệ Quân đội thành lập năm 1957, ông là phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm tạp chí. ông từng là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá I, II; Uỷ viên Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 91951-1952) cho những bài độc tấu.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Hận chiến trường (Thơ, 1937)
- Quê mẹ (Truyện ngắn, 1941)
- Chị và em (Truyện ngắn, 1942)
- Ngậm ngải tìm trầm (Truyện ngắn, 1943)
- Xuân và Sinh (Truyện ngắn, 1944)
- Sức mồ hôi (Ca dao, 1954)
- Thơ ca (Thơ, 1973)
- Đi giữa mùa sen (Truyện thơ, 1980)
- Thanh Tinh đời và văn (1996)
60. Nhà văn NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Thị Như Trang. Sinh ngày 31 tháng 12 năm 1939. Quê quán Ngọc Thanh, Kim Động. Hải Hưng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Thị Như Trang nguyên là biên tập viên văn xuôi của tạp chí Văn nghệ Quân đội, Uỷ viên ban thư ký chi hội Nhà văn quân đội khoá I, II.
- Hiện bà nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhất kịch ngắn của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 1964 cho tác phẩm Ông cửa hàng trưởng.
- Giải nhì truyện ngắn báo Văn nghệ 1966- 1967 cho tác phẩm Màu tím hoa mua.
- Giải A bút ký của Cục Chính trị – Bộ Tư lệnh Hải quân, 1994 cho tác phẩm Người ở đảo.
- Giải C Bộ Quốc phòng 1995 cho tác phẩm Chuyện thời con gái.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Màu tím hoa mua (Truyện ngắn, 1969)
- Ở thành phố bờ biển (Truyện ngắn, 1972)
- Câu chuyện ở rừng (Truyện ngắn, 1976)
- Hoa cỏ đắng (Truyện ngắn, 1976)
- Ánh lửa từ chân sóng (Tiểu thuyết, 1976)
- Khoảng sáng trong rừng (Tiểu thuyết, 1979)
- Cây thông non (Tiểu thuyết, 1979)
- Nhật ký Phnôm Pênh (Truyện ký, 1981)
- Biệt thự có giàn hoa tím (Tiểu thuyết , 1985)
- Trời miền nhiệt đới (Truyện ngắn, 1987)
- Ngôi sao nhỏ của tôi (Truyện ngắn, 1987)
- Khúc hát tôi yêu (Truyện ngắn, 1988)
- Trời miền nhiệt đới (Truyện ngắn, 1987)
- Tháng tư thương miến (Truyện ngắn, 2002)
- Đứa con bị ruồng bỏ (Tiểu thuyết, 1989)
- Tập truyện ngắn (1994)
- Chuyện thời con gái (Truyện ngắn, 1999)
- Tôi đi chợ Mỹ (Bút ký, 2001)
- Những nẻo đường chiến tranh (bút ký, 2006)
- 101 giai thoại làng văn nghệ (Giai thoại văn học, 2003)
- Truyện ngắn Nguyễn Thị Như Trang ( Truyện ngắn 1994)
- Điều không khắc vào đá (Truyện ngắn 2004)
61. Nhà thơ VƯƠNG TRỌNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Vương Trọng. Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1943. Quê quán Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà thơ Vương Trọng tốt nghiệp khoa Toán Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhập ngũ ngày 15 tháng 11 năm 1965. Từng ở Bộ tổng tham mưu, trường văn hoá quân đội. Từ năm 1974 nhà thơ Vương Trọng chuyển về công tác tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nay ông về nghỉ hưu với quân hàm đại tá
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi thơ của báo Văn nghệ 1969.
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 -1989 với tác phẩm Những ngày xa.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991 với tác phẩm Về thôi nàng Vọng Phu.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1996.
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1990 -1994 với tác phẩm Đảo chìm.
- Hai Giải thưởng bút ký của Đài tiếng nói Việt Nam.
- Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 2004.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Thơ người ra trận (Thơ, 1972)
- Khoảng trời quê hương (Thơ, 1979)
- Những ngày xa (Thơ, 1986)
- Về thôi nàng Vọng Phu (Thơ, 1991)
- Đảo chìm (Thơ, 1994)
- Tặng người trong mơ (Thơ, 1996)
- Mèo đi câu (Thơ, 1996)
- Lời trái đất (Thơ, 1979)
- Hồn quê (Truyện ngắn, 1994)
- Đảo mơ (Truyện vừa, 1998)
- Người săn gấu và mèo rừng (Thơ, 1990)
- Chàng mắt nai (Thơ, 1991)
- Chớp biển vào hồ (Thơ, 2000)
62. Nhà văn NGUYỄN CHÍ TRUNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Thái Nguyên Chung. Sinh năm 1934. Quê quán Hòa Phước, Hòa Vang, Quãng Nam. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Trí Trung tham gia quân đội từ năm 1946, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như biên tập viên báo Xung phong của Uỷ ban kháng chiến miền Nam; biên tập viên, thư ký toà soạn báo Vệ Quốc quân; thư ký toà soạn tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung trung Bộ, phụ trách văn nghệ, trưởng đoàn văn công quân khu V. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước 1975, ông về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm Phó tổng biên tập tạp chí. Sau đó ông làm trợ lý Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam....
- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm Thiếu tướng.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng truyện ngắn báo Sự thật Trung trung Bộ 1950
- Giải thưởng của Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 1972 với tác phẩm Kỷ niệm vùng ven.
Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2008 với tác phẩm Tiếng khóc của nàng Út.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Đà Nẵng (Bút ký, 1950)
- Bức thư làng Mực ( Truyện ngắn, 1969)
- Hương cau (Truyện ngắn, 1975)
- Khi dòng sông ra đến cửa (Truyện ngắn, 1981)
- Nước mắt của nàng Út (Tiểu thuyết, 2007)
63. Nhà văn NGUYỄN QUỐC TRUNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Quốc Trung. Sinh ngày 27 tháng 10 năm 1956. Quê quán Hà Tĩnh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Quốc Trung từng là chiến sĩ Quân đoàn IV, tham gia chiến đấu nhiều năm ở chiến trường Tây Nam. Sau này nhà văn Nguyễn Quốc Trung về học tập tại trường viết văn Nguyễn Du Sau khi ra trường năm 1989,.nhà văn Nguyễn Quốc Trung chuyển về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nhà văn Nguyễn Quốc Trung là đại diện thường trú ở phía Nam của tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng truyện ngắn báo Sài Gòn giải phóng và Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm giải phóng thành phố Sài Gòn.
- Giải thưởng bút ký đài tiếng nói Việt Nam.
- Giải thưởng văn học sông Mê Kông lần thứ nhất (2007).
- Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (2004 – 2009)
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Biên giới (Tiểu thuyết, 1982)
- Bên rừng thốt nốt (Tiểu thuyết, 1984)
- Thời chúng mình yêu nhau (Tiểu thuyết, 1989)
- Người đàn bà khóc mướn ((Tiểu thuyết,1990)
- Đất không đổi màu (Tiểu thuyết, 2006)
- Người đàn bà hồn nhiên (Tập truyện ngắn, 1991)
- Trong tiết thanh minh (Truyện ngắn, 1993)
- Người trong cõi người (Tiểu thuyết, 2003 )
- Người đến từ nước Mỹ (Truyện ngắn, 2008)
- Thành phố độc thân (Tiểu thuyết, 2009)
64. Nhà văn NGUYỄN KHẮC TRƯỜNG
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Khắc Trường. Sinh ngày 6 tháng 7 năm 1946. Quê quán xã Bình Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Khắc Trường nhập ngũ năm 1965. Sau ngày giải phóng đất nước (1975) ông theo học khóa I trường viết văn Nguyễn Du. Tốt nghiệp, năm 1982 nhà văn Nguyễn Khắc Trường về công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1993 ông chuyển ngành về công tác tại báo Văn nghệ.
- Ông nghỉ hưu năm 2009.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải nhất Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991 với tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma.
- Giải thưởng Nhà nước về văn học & nghệ thuật năm 2007.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Cửa khẩu (Truyện vừa, 1972)
- Thác rừng (Truyện ngắn, 1976)
- Miền đất mặt trời (Truyện ngắn, 1982)
- Mảnh đất lắm người nhiều ma (Tiểu thuyết, 1990)
65. Nhà văn NGUYỄN ĐÌNH TÚ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Đình Tú. Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974. Quê quán Kiến An, Hải Phòng. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Nguyễn Đình Tú tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội năm 1996. Tu nghiệp sĩ quan tại trường quân chính Quân khu 3 năm 1997. Từ năm 1997 đến năm 2001 nhà văn Nguyễn Đình Tú công tác tại Viện kiểm sát quân sự quân khu 3. Năm 2001 nhà văn Nguyễn Đình Tú về công tác tại Ban văn - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nhà văn Nguyễn Đình Tú là trưởng Ban văn xuôi tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn Văn nghệ Quân đội 1999 - 2000 với các tác phẩm Bên bờ những dòng chảy, Qua sông, Những chàng trai sống cùng hoa săng đắng.
- Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Công an nhân dân phối hợp với Hội Nhà văn năm 2002 với tác phẩm Hồ sơ một tử tù, năm 2010 với tác phẩm Phiên bản.
- Giải thưởng văn học 10 năm Bộ Công an với tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù
- Giải thưởng văn học 5 năm Bộ Quốc Phòng với tiểu thuyết Bên dòng Sầu Diện.
Và nhiều giải thưởng thưởng khác của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Bên bờ những dòng chảy (Tập truyện ngắn, 2001)
- Không thể nào khác được (Tập truyện ngắn, 2002)
- Hồ sơ một tử tù (Tiểu thuyết, 2002)
- Nỗi ám ảnh khôn nguôi (Tập truyện ngắn, 2003)
- Bên dòng sầu diện (Tiểu thuyết, 2006)
- Nháp (Tiểu thuyết, 2008)
- Phiên bản (Tiểu thuyết, 2009)
- Kín (Tiểu thuyết, 2010)
66. Nhà phê bình văn học NGUYỄN THANH TÚ
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Thanh Tú. Sinh ngày 10 tháng 1 năm 1963. Quê quán xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú tốt nghiệp khoa ngữ văn đại học sư phạm Hà Nội 2 năm 1985. Năm 1995, ông về công tác tại Học viện khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng. Năm 2007 nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú chuyển về công tác tại ban lý luận phê bình tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Hiện nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Tú là Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội.
II. GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC
- Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng 2004 – 2009 cho tác phẩm Văn học và người lính.
III. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Thi pháp trào phúng trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan (viết chung, Phê bình 2000)
- Văn học Việt Nam hiện đại – một góc nhìn (Phê bình, 2003)
- Đi cùng văn học (Phê bình, 2005)
- Văn học và người lính (Phê bình, 2009)
67. Nhà văn PHÁC VĂN
I. TIỂU SỬ
- Tên khai sinh Nguyễn Văn Phác. Sinh ngày 23 tháng 10 năm 1932. Mất ngày 19 tháng 6 năm 1996. Quê quán xã Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Nhà văn Phác Văn nguyên là phóng viên báo Quân đội nhân dân, tham gia công tác cải cách ruộng đất tại Ủy ban cải cách ruộng đất Trung ương. Năm 1957 ông chuyển về làm biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân đội. Đến năm 1961 ông chuyển công tác làm trợ lý văn hóa cục tư tưởng – văn hóa Tổng cục Chính trị
II. TÁC PHẨM CHÍNH ĐÃ XUẤT BẢN
- Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai (Truyện ký,1954)
- Ngọn lửa nhỏ (Thơ, 1963)
- Lại một ngọn lửa (Thơ, 1983)
- Chuyện hay sử cũ (Truyện ngắn, 1973)
- Bác Hồ của chúng ta (Truyện ngắn, 1978)
- Cái chốt (Kịch, 1975)
- Dòng sông và tiếng hát (Thơ, 1976)