Cửa sổ văn nghệ

Nghệ thuật tuyên truyền bảo vệ môi trường

Thứ Ba, 06/08/2019 16:09
Ngày 29.7, thông tin từ Hội đồng Đội Trung ương cho biết: Chương trình “Thiếu nhi Việt Nam tìm hiểu và tuyên truyền bảo vệ môi trường” dành cho học sinh tiểu học trên toàn quốc sẽ diễn ra từ tháng 9.2019 - 3.2020. Cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của học sinh về bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, hoạt động thực tế, ngoại khóa trong nhà trường.

Lấy cảm hứng từ hình ảnh những “chiến binh Xanh” với sức mạnh siêu phàm có sứ mệnh bảo vệ môi trường, các em xây dựng nên những tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện ngắn, thơ, truyện tranh, bài hát, tranh vẽ, kịch, hoạt cảnh) hoặc thông qua các hình thức trang trí lớp học (chụp hoặc quay lại sản phẩm), dựng video clip, thuyết trình hưởng ứng chương trình, nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến thiếu nhi cả nước.


Vẽ tranh nâng cao ý thức bảo vệ môi trong thanh thiếu nhi
Ảnh: Minh Châu

Tác phẩm dự thi cần tập trung cảnh báo sự nguy hại của việc làm ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm khói bụi, khí thải; thể hiện rõ tác hại của túi nilon và đồ nhựa sử dụng một lần; kêu gọi hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho đất, nước, không khí; khuyến khích sử dụng các sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe con người và môi trường; chung tay bảo vệ môi trường vì tương lai xanh - sạch - đẹp.

Nguồn: Đại biểu nhân dân (Hồng Hà)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)