Cửa sổ văn nghệ

Tọa đàm ra mắt bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Bắc kỳ tạp lục”

Thứ Sáu, 29/03/2019 10:58

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Trung tâm Văn hóa Pháp tổ chức buổi ra mắt bản dịch tiếng Việt cuốn sách Bắc kỳ tạp lục của tác giả Henri Souvignet, với sự tham gia của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên và Tiến sĩ ngữ văn Mai Anh Tuấn.

Ảnh: BTC cung cấp

Cuốn sách là bản tái bản chân thực từ tác phẩm cùng tên được xuất bản trước năm 1920 và là một phần của một bộ sưu tập sách được in lại nhằm mang đến cơ hội tiếp cận các tác phẩm cũ và hiếm gặp từ các quỹ di sản của Thư viện Quốc gia Pháp.

Bắc kỳ tạp lục giống như một cuốn cẩm nang về tập tục và các thiết chế của người An Nam, một kiểu phản ảnh về những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của họ. Cuốn sách chứa đựng đầy những lối nói bản địa, những lối nói mà đối với người từ phương xa tới có vẻ rắc rối khó coi hay khó nghe, nhưng chúng lại rất cần thiết để giúp chúng ta nắm được cách thức vận hành của những thiết chế này.

Henri Emmanuel Souvignet sinh ngày 25/12/1855 tại Pháp, trong một gia đình tư bản địa chủ. 

Năm 1882, ông đến Bắc Kỳ, khi cuộc tranh cãi giữa chính quyền Pháp và Triều đình Huế diễn ra gay gắt, và ở đây, ông đã tham gia đào tạo giáo sĩ trẻ tại phía nam Hà Nội.

Kiến thức về luật pháp và phong tục Việt Nam đã giúp ông cung cấp các dịch vụ có giá trị cho Hội Thừa sai Paris và cho tất cả người dân trong khu vực. Ông quan tâm đến lịch sử, dân tộc học, pháp luật, dòng chảy tôn giáo, ngôn ngữ học và kiến ​​trúc Việt Nam. Năm 1903, với bút danh A + B, ông đã xuất bản cuốn sách Bắc Kỳ Tạp lục, và tạo nên tiếng vang lớn vào lúc bấy giờ.

Henri E.Souvignet đã sử dụng lợi nhuận từ việc bán sách để xây dựng nhà thờ Phủ Lý. Công trình được hoàn thành vào năm 1907.

Buổi ra mắt sách trong khuôn khổ buổi tọa đàm do Trung tâm Văn hóa Pháp tổ chức lúc 18g00 tại 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)