Dòng chảy

Chuẩn bị hội thảo 50 năm chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh

Thứ Ba, 12/04/2022 16:10

Sáng 12/4, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm (24/4/1972-24/4/2022).

Theo kế hoạch, hội thảo tổ chức tại TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum vào ngày 22/4/2022. Hội thảo nhằm khẳng định giá trị quan trọng của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đối với Chiến dịch Tây Nguyên và bước phát triển tất yếu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên chiến trường Tây Nguyên; đánh dấu bước tiến về trình độ tổ chức chỉ huy, thực hành chiến dịch; góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

Chủ trì họp báo từ trái sang: Đại tá Dương Hồng Anh, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn và đồng chí Nguyễn Quang Thủy, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum

Hội thảo nhằm tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng bào và nhân dân đã kiên cường chiến đấu, dũng cảm hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, bồi đắp lí tưởng cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường.

Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn nhấn mạnh, hội thảo khoa học này là dịp đúc rút những bài học lịch sử và kinh nghiệm quý giá trong lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về tầm nhìn chiến lược, nghệ thuật tổ chức, thực hành chiến dịch, phương pháp tác chiến hiệp đồng binh chủng; quá trình phối hợp giữa bộ đội chủ lực với lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kon Tum cũng như nhân dân trên địa bàn Tây Nguyên.

Hội thảo sẽ tập trung vào một số vấn đề chính, trong đó có việc làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn; thế và lực của cách mạng miền Nam, mục tiêu tiến hành cuộc tiến công chiến lược giành thắng lợi quyết định, đánh bại một bước cơ bản chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".

Ban Tổ chức đã nhận được 82 bài tham luận, trong đó có các bài của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; của đại diện các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, học viện, nhà trường và đại diện lãnh đạo tỉnh Kon Tum cũng như một số tác giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài Quân đội, các nhân chứng lịch sử...

Các tham luận sẽ góp phần làm rõ đường lối, quan điểm, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước; quyết sách đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong quyết tâm mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trong đó có hướng tiến công Bắc Tây Nguyên nhằm tạo ra cục diện mới cho cách mạng miền Nam tiến lên giành những thắng lợi quyết định.

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Quang Thủy cho biết, đây là lần đầu tiên một hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng được tổ chức tại Kon Tum. Các cơ quan của Tỉnh ủy, UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, các cơ quan của Bộ Quốc phòng đang tiến hành khảo sát, xây dựng kế hoạch triển khai chu đáo, chặt chẽ mọi công tác chuẩn bị theo đúng kế hoạch với chất lượng tốt nhất.

Ngoài hội thảo chính sẽ diễn ra một số hoạt động như: dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Đăk Tô, Tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh; thăm, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn huyện Đăk Tô.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của khu vực. Trong đó, Kon Tum là địa đầu phía bắc Tây Nguyên, nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; nối liền tuyến hành lang Bắc - Nam và tuyến hành lang giữa Đông và Tây Trường Sơn. Với vị trí địa chính trị quan trọng này, đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã tập trung mọi lực lượng để xây dựng vùng Bắc Kon Tum trở thành một khu vực phòng thủ kiên cố nhất ở phía Bắc Tây Nguyên mà trung tâm là cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh.

Năm 1972, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, quân và dân ta ở miền Nam đã tiến hành cuộc tiến công chiến lược đánh thẳng vào hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân ngụy Sài Gòn, đặc biệt là trên 3 hướng Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trên hướng Kon Tum, lực lượng vũ trang đã bao vây, tiến công quân địch, đánh chiếm căn cứ Đăk Tô và thị trấn Tân Cảnh, giải phóng đất đai và hàng vạn nhân dân, tạo thế phát triển cho Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, góp phần vào thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)