Dòng chảy

Triển lãm về Belarus trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Thứ Năm, 04/07/2024 08:43

Nhân kỉ niệm 80 năm Ngày Giải phóng Belarus trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (03/7/1944 - 03/7/2024), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Belarus tại Việt Nam tổ chức trưng bày triển lãm Những ký ức không quên.

Các đại biểu nghe giới thiệu về triển lãm. Ảnh: BTLSQSVN

Thừa uỷ quyền của Thủ trưởng TCCT, Trung tướng Nguyễn Văn Đức, Cục trưởng Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị dự và chủ trì khai mạc. Tham dự còn có đồng chí Thượng tướng, Viện sĩ, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Ngài Uladzimir Baravikou, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Belarus tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Đại tá Raichonak Vadzim, Tuỳ viên Quốc phòng Belarus tại Việt Nam; bà Phạm Thị Kim Hoa, Vụ trưởng Vụ Thông tin Văn hoá, Uỷ ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao; ông Nguyễn Tuấn Phong, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Belarus, Thượng tá Lê Vũ Huy, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Người xem chụp lại một bức ảnh trong triển lãm

Triển lãm khai mạc chiều 2/7 tại Hà Nội, trưng bày hơn 200 tài liệu, hình ảnh với 3 nội dung:

Phần mở đầu: Giới thiệu những hình ảnh tiêu biểu về địa danh, công trình của đất nước Belarus được tái thiết sau chiến tranh vệ quốc trở thành di sản văn hóa - những ký ức không thể lãng quên của nhân dân Belarus và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới; những hình ảnh tiêu biểu phản ánh mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Nhà nước, Chính phủ, nhân dân và Quân đội Việt Nam - Belarus trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của hai đất nước.

Phần 1 - Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: Giới thiệu những hình ảnh, tài liệu phản ánh tội ác của phát xít Đức đối với nhân dân Belarus trong chiến tranh xâm lược Belarus (1941-1944); cuộc chiến đấu anh dũng, ngoan cường của quân và dân Belarus trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giải phóng đất nước.

Phần 2 - Belarus hồi sinh: Trưng bày về những hình ảnh, các công trình văn hóa, di tích, các địa danh lịch sử của đất nước Belarus được tái thiết, khôi phục lại sau chiến tranh, những di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Belarus.

Phần 3 - Việt Nam - Belarus hợp tác cùng phát triển: Trưng bày giới thiệu những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ giữa 2 quốc gia Việt Nam - Liên bang Xô Viết trước đây, Việt Nam và Belarus ngày nay trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước; góp phần duy trì môi trường hòa bình và ổn định, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế ở mỗi nước; thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước Việt Nam - Belarus lên tầm cao mới.

Một phần trưng bày của triển lãm

Triển lãm nhằm ôn lại những ký ức không thể nào quên về cuộc chiến đấu anh dũng, kiên cường của Hồng quân Liên Xô và nhân dân Belarus trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước Belarus; những thành tựu trong hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Belarus trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thông tin về triển lãm cũng được cập nhật thường xuyên trên Trang tin điện tử Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để cán bộ, chiến sĩ và nhân dân theo dõi.

Triển lãm kéo dài đến hết tháng 7/2024 và mở cửa miễn phí tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, số 28A Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.

PV

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)