Bức tượng Virginia Woolf: thách thức những khuôn mẫu

Thứ Tư, 23/11/2022 11:05

 

Bức tượng đồng kích thước đầy đủ đầu tiên của Virginia Woolf được khánh thành, nhìn ra bờ sông ở Richmond-upon-Thames, nơi tác giả thành lập Nhà xuất bản sách Hogarth Press và sống trong 10 năm.

Laury Dizengremel đang làm việc với bức tượng về nhà văn nổi tiếng Virginia Woolf. Ảnh: Steve Robson.

Tác phẩm điêu khắc này là kết quả của một chiến dịch kêu gọi tài trợ kéo dài 5 năm. Ở đó là bức tượng tiểu thuyết gia Virginia Woolf ngồi trên một chiếc ghế dài, cầm cuốn sách trên tay và mỉm cười. Người qua đường được khuyến khích dừng lại để chụp ảnh check in với bức tượng. Tác giả điêu khắc cùng những người thực hiện chiến dịch hi vọng bức tượng này sẽ mang đến một câu chuyện ý nghĩa để truyền cảm hứng cho phụ nữ và trẻ em gái.

Cheryl Robson, một nhà xuất bản địa phương, người tổ chức buổi gây quỹ, cho biết: “Tôi muốn cho bà ấy thấy niềm vui, để thách thức định kiến. Đầu chiến dịch, bức tượng đã vấp phải sự phản đối của một số thành viên của Hiệp hội Richmond, những người cho rằng vị trí đặt bức tượng thiếu tế nhị và liều lĩnh, bởi nhà văn qua đời vì đuối nước. Tuy vậy, người dân ở đây không tán thành ý kiến trên, trong hai cuộc tham vấn, 83% và 92 % ủng hộ dự án và mục tiêu 50.000 bảng Anh đã đạt được từ hàng trăm khoản đóng góp nhỏ”.

Nhà điêu khắc Laury Dizengremel chia sẻ: “Có rất ít phụ nữ là chủ đề của tác phẩm điêu khắc. “Tôi thấy điều đặc biệt là Virginia Woolf sẽ được đặt ở nơi có rất nhiều người đi ngang qua, nơi có rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái sẽ được truyền cảm hứng.”

Theo nhà sử học Anne Sebba, thời gian Virginia Woolf ở Richmond, từ 1914-1924, là một "thời kì đầy sáng tạo". Ở đó, bà đã hoàn thành và xuất bản cuốn tiểu thuyết Đêm và Ngày (Night and Day), Căn phòng của Jacob (Jacob’s Room), các tiểu luận và truyện ngắn như Kew Gardens, đồng thời viết tập tiểu luận The Common Reader và tiểu thuyết Bà Dalloway (Mrs.Dalloway). Năm 1924, bà viết trong nhật kí của mình: “Tôi chưa bao giờ phàn nàn về Richmond, cho đến khi tôi trút bỏ nó, như một lớp da rời rạc. Tôi đã thấy một số hình ảnh rất kì lạ trong căn phòng này, khi tôi nằm trên giường, phát điên và thấy ánh mặt trời rung rinh như nước rải vàng trên tường. Tôi đã nghe tiếng nói của những người chết ở đây. Và sau tất cả, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc.” Sebba sống gần đó và nói rằng bà nóng lòng muốn đưa các cháu gái nhỏ của mình, những người luôn tò mò về nhà văn, đến xem bức tượng của bà.

Ý tưởng về nhà văn Virginia Woolf ngồi, chào đón tương tác được khơi dậy một phần từ bức tượng nhà thơ Patrick Kavanagh của John Coll, được đặt bên cạnh kênh Grand Canal ở Dublin. (bức tượng này lại lấy cảm hứng từ bài thơ Những bài viết trên ghế bên kênh Grand Canal, Dublin của nhà thơ). Cô nói: “Đến đây, mọi người thườnng ngồi cạnh, đặt tay lên đầu gối và một tay vòng qua vai ông ấy. Tôi thích bức tượng ấy, mọi người có thể quan sát rõ cả trang phục”. Tất nhiên, người Dublin có mối quan hệ đặc biệt với các bức tượng của những nhà văn, nhà thơ lớn của thế giới. Đó là bức tượng Oscar Wilde, nằm trên một tảng đá ở Công viên Quảng trường Merrion; một đài tưởng niệm trừu tượng về WB Yeats ở Stephens Green; và James Joyce đang đứng giữa phố North Earl…

Bức tượng nhà thơ Patrick Kavanagh của John Coll.

Tuy nhiên, ở Anh, việc lưu giữ các di tích công cộng là điều khó khăn hơn đối với người dân. Ví dụ, vào năm 2020, tượng George Eliot ở Nuneaton được một nhóm người bảo vệ trước cuộc biểu tình Black Lives Matter. Cuối năm đó, đài tưởng niệm Mary Wollstonecraft của Maggi Hambling cũng thu nhận về những chỉ trích về hình dạng, chất liệu và kích thước tác phẩm. Tuy vậy, những tác phẩm được đặt trên mặt đất sẽ dễ dàng cho khán giả chiêm ngưỡng ở khoảng cách gần hơn. Fiona, một giáo viên sống gần đó chia sẻ: “Các con gái tôi luôn yêu thích những tác phẩm công cộng, tôi nghĩ vì các tác phẩm ở trên mặt đất nên bọn trẻ có thể chạm vào và nhìn cận cảnh.”

Còn nhà văn, nhà phục chế đồ đồng và dẫn chương trình Lucy Branch, bức tượng Virginia Woolf có một ý nghĩa rất quan trọng. “Trước đây, những bức tượng về người nổi tiếng là nam giới da trắng chiếm đa số trong các tác phẩm điêu khắc công cộng ở Vương quốc Anh. Nhưng 5 năm qua, đã có một sự thay đổi khi người ta đã chú ý đến các tác phẩm tôn vinh phụ nữ, như Our Emmeline in Manchester của Hazel Reeves…

Giống như Dizengremel và nhiều nhà điêu khắc hiện đại, Branch là người hâm mộ những anh hùng đáng tin cậy mà không có bệ đỡ phía sau. Martin Jennings, nhà điêu khắc Philip Larkin ở ga Hull Paragon, George Orwell đặt ở BBC Broadcasting House, Charles Dickens ở Portsmouth và John Betjeman ở ga St Pancras cũng vậy. Khi trưởng thành, các nhà văn, nghệ sĩ, không phải các chính trị gia, là những người hùng của ông. Ông đọc hầu hết các sáng tác của những nhà văn và ít nhất là một cuốn tiểu sử trước khi bắt đầu một tác phẩm điêu khắc. Do vậy, khi sáng tác, ông sẽ sống trong thế giới của họ, hiểu rõ hơn tính cách cũng như cá tính sáng tác của họ để có thể tạo nên tác phẩm sống động nhất.

Tại St Pancras, một người quan sát kín đáo thấy những người đi làm bận rộn dừng lại và dõi theo ánh nhìn của Betjeman hướng lên mái nhà, rồi nhìn xuống để tìm những dòng thơ dưới chân ông ấy. Jennings nói: “Đó là điều tôi mong đợi xảy ra.” Ông hi vọng các tác phẩm điêu khắc của mình nằm ở vị trí và có câu trích dẫn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ông cũng thích thú khi biết những người đi bộ ngang qua đều vỗ vào bụng tượng đồng đến sáng bóng.

Dizengremel cũng hi vọng rằng Virginia Woolf sẽ trở nên bóng bẩy tương tự khi những người đi bộ ven sông biết đến sự xuất hiện của tác phẩm. Cô ấy nói: “Mọi người sẽ chạm vào bức tượng và thỉnh thoảng nó sẽ được sơn lại”. Tượng đồng Virginia Woolf lắng nghe lời khuyên của cô ấy và chỉ ngồi mỉm cười.

BÌNH NGUYÊN dịch

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)