Những bức vẽ của Kafka

Thứ Tư, 01/06/2022 04:12

Nhà văn Franz Kafka được biết đến với những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng như Vụ án Lâu đài. Điều may mắn với bạn đọc là ở chỗ những tác phẩm này đã được người bạn và cũng là cộng sự của Kafka là Max Brod lưu lại, dù ý nguyện của tác giả là tiêu hủy hết mọi sáng tác của mình.

Bút tích của Franz Kafka

Đó là câu chuyện nhiều người biết đến. Tuy nhiên, không nhiều người trong chúng ta biết rằng Max Brod không chỉ thu thập và lưu giữ các bản thảo văn học mà còn cả các bản vẽ của Kafka ngay sau khi Kafka vừa hoàn thành chúng.

Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 1901 đến 1906, khi Kafka còn là sinh viên đại học ở Praha, ông đã bắt đầu vẽ, tham gia các lớp học vẽ, nghe giảng về lịch sử nghệ thuật và tìm cách thiết lập mối liên hệ với giới nghệ thuật Praha. Đó cũng là giai đoạn Kafka chập chững bước vào viết văn.

Các bức vẽ của Kafka được thực hiện với một ý định hết sức nghiêm túc nhưng chính tác giả lại không hề có ý định lưu lại bởi với ông chúng không hề có giá trị lưu trữ. Tuy nhiên, những bức vẽ đó lại có sức hấp dẫn rất lớn đối với Max Brod, người bắt đầu theo đuổi tham vọng nghệ thuật của riêng mình vào khoảng năm 1900. Khi này Max đang vừa thử sức với nghề vẽ, vừa hỗ trợ các nghệ sĩ đương đại và cũng thu thập các tác phẩm của họ một cách có chọn lọc.

Và từ đó, trong suốt phần đời còn lại của mình, Max Brod đã bảo quản một cách cẩn thận các tác phẩm nghệ thuật của riêng mình, các tác phẩm ông sưu tầm, cũng như các bức vẽ của Kafka. Trong phần phụ lục trong cuốn Franz Kafkas Glauben und Lehre (Đức tin và bài giảng của Franz Kafka) in năm 1948, Brod viết: “Cậu ấy [Kafka] thờ ơ, thậm chí là thù địch với các bức vẽ còn hơn là đối với tác phẩm văn học của mình. Bất cứ thứ gì mà tôi không kịp giữ lại đều bị phá hủy. Tôi đã yêu cầu cậu ấy chuyển cho tôi ‘những nét vẽ nguệch ngoạc’ ấy, nhưng cũng có khi tôi phải giải cứu chúng từ trong sọt rác. Thực ra một vài trong số chúng được tôi cắt ra khỏi cuốn vở ghi chép của Kafka trong khóa học luật của cậu ấy”.

Bất chấp sự tự miệt thị với những bản vẽ của mình, Kafka cũng nhận ra những tác phẩm hội họa của mình có đủ sức nặng để cần thiết phải được nhắc đến như một gia tài trong di chúc ông viết năm 1921, mặc dù chúng được nhắc đến là khi ông yêu cầu hủy toàn bộ các tác phẩm văn học cũng như những bức vẽ của mình. Thư ông gửi Max Brod có đoạn:

“Max thân mến, yêu cầu cuối cùng của tôi là: Với bất kỳ trang nhật ký, bản thảo, thư từ tôi gửi đi hoặc gửi tới tôi, các bản vẽ... cậu tìm thấy trong những thứ tôi để lại (ví dụ như tủ sách, tủ quần áo, bàn làm việc ở nhà hay tại văn phòng, hoặc bất cứ nơi nào cậu có thể bắt gặp), vui lòng đừng đọc mà hãy đốt hết cả đi. Hãy làm tương tự với bất kỳ bài viết hoặc bản vẽ nào cậu có được hoặc lấy được từ người khác, những người mà cậu nên thay mặt tôi hỏi [xin lại nếu có]…”

Franz Kafka

Ngược với mong đợi của Kafka, Max Brod đã từ chối thực hiện yêu cầu này. Và Max Brod đã làm ngược lại với di chúc của Kafka với một lý do chính đáng. Với những bức vẽ đó, Max đã tận tâm bảo quản chúng như chính các tác phẩm văn học của Kafka.

HỮU DƯƠNG (Theo Granta)

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)