Những số liệu phản ánh hiện trạng tình hình thư viện ở Anh

Thứ Năm, 17/02/2022 09:47

Giám đốc điều hành Cipfa cho biết Covid-19 đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng về lượng khách và thu nhập, nhưng sự gia tăng về lượt truy cập kĩ thuật số cho thấy các thư viện tiếp tục được đánh giá cao.

Một người dân sử dụng dịch vụ truy cập mạng điện tử của thư viện Eastbourne trong đợt đóng cửa Covid-19 vào tháng 11. Ảnh: Jon Santa Cruz/ Shutterstock

Số lượt trực tiếp đến các thư viện công cộng tại Vương quốc Anh đã giảm mạnh 159 triệu vào năm ngoái, do đại dịch buộc các chi nhánh trên khắp đất nước phải đóng cửa.

Số liệu hàng năm từ Viện Kế toán và Tài chính công (Cipfa) cho thấy số lượt truy cập thư viện thực đã giảm từ 214,6 triệu xuống 59,7 triệu trong năm tính đến tháng 3 năm 2021, giảm 72%, do các hạn chế của Covid-19 đóng cửa các chi nhánh phần lớn thời gian trong năm. Việc đóng cửa cũng dẫn đến sự sụt giảm lớn về số lượng sách mà độc giả mượn, với 72,9 triệu bản sách được các thư viện phát hành vào năm ngoái, giảm 56% so với 165,9 triệu bản vào năm 2020.

Không có gì ngạc nhiên khi số lượng truy cập web đã tăng 18% lên 154,7 triệu lượt truy cập trong giai đoạn này - vì những khách truy cập không thể mượn sách vật lí từ chi nhánh địa phương nên đã chuyển sang hình thức mượn sách điện tử.

“Rõ ràng, số lượt đến các thư viện trực tiếp đã giảm do các hạn chế của Covid-19 và việc đóng cửa các cơ sở thư viện. Tuy nhiên, trong khi sự sụt giảm này có thể còn mạnh, sự gia tăng các lượt truy cập kĩ thuật số cho thấy rằng các cộng đồng vẫn muốn sử dụng các dịch vụ thư viện. Các thư viện vẫn có giá trị văn hóa quan trọng đối với cộng đồng của chúng tôi,” giám đốc điều hành Cipfa - Rob Whiteman cho biết. “Chỉ có thời gian mới biết liệu sự chuyển đổi gần đây sang kĩ thuật số có chứng tỏ là một mô hình lâu dài cho việc sử dụng thư viện của chúng ta hay không.”

Số liệu của Cipfa cũng tiết lộ rằng tổng thu nhập của các thư viện đã giảm gần 20 triệu bảng xuống còn 56,6 triệu bảng trong năm tài chính vừa qua, tức là giảm 25%. Cipfa cho biết, số lượng thủ thư vẫn tương đối ổn định, giảm 85 người trong giai đoạn này, nhưng các tình nguyện viên - những người đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của một số dịch vụ thư viện trong bối cảnh chính phủ cắt giảm nhân sự - đã giảm “mạnh”, Cipfa cho biết, giảm gần 50% so với năm trước.

Rob Whiteman nói: “Với sự căng thẳng của các dịch vụ công cộng trong thời kì đại dịch, không có gì ngạc nhiên khi thấy thu nhập của các thư viện, thu ngân, nhân viên tình nguyện hay du khách giảm mạnh như vậy. Điều đáng chú ý là mức thu nhập giảm đã thấy rõ, dù nguồn tài trợ có tăng lên. Nếu không có khoản tài trợ bổ sung này, thì sự kiến nguồn thu nhập cho ngành còn thấp hơn. Thực tế tình hình tài chính mà các thư viện phải đối mặt là rất ảm đạm.”

Tại Cilip - Hiệp hội thư viện và thông tin của Vương quốc Anh, giám đốc điều hành Nick Poole nói những số liệu mới được đề cập là “nghiêm túc” và chỉ ra nghiên cứu mới của Đại học Strathclyde cho thấy, các dịch vụ kĩ thuật số không thể thay thế lợi ích của các dịch vụ thư viện vật lí.

Nick Poole nói: “Các thư viện đã thực hiện công việc thay đổi cuộc sống cho cộng đồng của họ trong suốt đại dịch. Người dân địa phương vẫn có nhu cầu được sử dụng các dịch vụ thư viện chất lượng tại địa phương, và đây tiếp tục là nhiệm vụ theo luật định của các hội đồng. Bộ Kĩ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao đã nói rõ rằng các hội đồng không thể viện sự gián đoạn của đại dịch như lí do để cắt giảm các dịch vụ, và không nên sử dụng các tình nguyện viên thay thế các nhân viên chuyên nghiệp được trả lương.”

Ông cho biết Cilip sẽ làm việc với chính quyền địa phương và những người có thẩm quyền khác để khuyến khích chính phủ và các nhà đầu tư đầu tư cho các thư viện mức như trước đại dịch.

Isobel Hunter, giám đốc điều hành của tổ chức từ thiện Libraries Connected lưu ý rằng “các thư viện không được chính phủ cho phép mở cửa lại hoàn toàn cho đến tháng 4 năm 2021, tức là sau thời gian khảo sát này, nhưng kể từ đó bức tranh đã thay đổi đáng kể.” Các cuộc khảo sát riêng của tổ chức từ thiện cho thấy việc mượn sách vật lí đã trở lại khoảng 84% mức trước đại dịch Covid vào tháng 12 năm 2021, mặc dù việc mượn sách kĩ thuật số và sách nói vẫn ở mức cao, điều này “mang lại những thách thức riêng cho ngân sách thư viện”.

Hunter nói thêm: “Đại dịch cũng chứng minh nhu cầu đa dạng của người dân địa phương không thể được đáp ứng chỉ bằng các dịch vụ kĩ thuật số. Sự thắt chặt chính quyền địa phương và thu nhập hộ gia đình hiện nay có nghĩa là các thư viện sẽ cần nhiều hỗ trợ hơn nữa để tiếp tục đổi mới cho cộng đồng trực tiếp và trực tuyến của họ.”

Một tin vui bất ngờ trong số liệu của Cipfa: số lượng chi nhánh thư viện ở Anh đã tăng lên từ 3.662 chi nhánh (tháng 3/2020) tăng lên 3.842 chi nhánh vào năm 2021, sự tăng trưởng sau nhiều năm suy giảm, nhưng Cipfa cũng nhìn nhận đó chỉ là sữ liệu tạm thời. Tuy vậy, tổ chức này tin rằng các số liệu “cung cấp một cái nhìn chính xác về bối cảnh thư viện trong Vương quốc Anh hiện tại ”.

BÌNH NGUYÊN dịch

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)