Tiểu sử và hồi kí hay nhất năm 2021

Thứ Ba, 07/12/2021 06:45

Trong một năm sôi nổi của thể loại Hồi kí, Ban biên tập The Guardian đã lựa chọn danh sách tác phẩm hồi kí, tiểu sử hay nhất năm 2021.

Ảnh minh họa.

Khởi đầu với All the Young Men (tạm dịch: Tất cả những người đàn ông trẻ) của Ruth Coker Burks, một câu chuyện hấp dẫn và đầy sức mạnh về lòng nhân ái của con người, dựa trên câu chuyện có thật của chính tác giả, một bà mẹ đơn thân ở Hot Springs, Arkansas. Năm 1986, Ruth đến thăm một người bạn tại bệnh viện, chứng kiến các y tá miễn cưỡng bước vào các phòng bệnh riêng dành cho các bệnh nhân AIDS. Cô đã bước vào không gian cách li, chăm sóc, trò chuyện với những người bệnh, ở bên trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ, chôn cất họ khi gia đình họ vắng mặt. Khi xã hội đầy thành kiến về các bệnh nhân đặc biệt này, cô coi họ là những người bạn, sẵn sàng giúp đỡ họ tìm nhà ở, công ăn việc làm, phương tiện đi lại, thực phẩm... Là người chứng kiến tất cả nỗi đau cũng như tất cả nỗ lực, khát khao của họ, cô nhiệt thành ủng hộ cho sự an toàn và tái hòa nhập của họ, trở thành một nhà hoạt động quan trọng trong cuộc chiến chống AIDS và đặc biệt trở thành cố vấn cho Thống đốc Bill Clinton về cuộc khủng hoảng HIV-AIDS tại Mĩ.

Nỗi buồn và niềm vui cũng song hành trong What It Feels Like for a Girl (tạm dịch: Điều gì tôi cảm thấy thích khi là con gái), câu chuyện của Paris Lees, một người phụ nữ chuyển giới nhớ về tuổi thơ đầy biến cố của mình khi ở Hucknall, Nottinghamshire. Cô đã từng là một cậu con trai có tên Byron, sống trong một gia đình căng thẳng, không hạnh phúc và cậu phải trải qua cuộc sống với những vấn đề về bắt nạt, bạo lực, mại dâm, trộm cướp xung quanh. Bất chấp nhiều tổn thương, Lees tìm thấy niềm vui và tinh thần trong "the Fallen Divas", một nhóm người không gia đình, nơi cậu bắt đầu mặc quần áo con gái, sống là chính mình, và mong ước, nỗ lực trở nên thành công, bỏ lại những u ám phía sau.

“Chưa bao giờ có một cuốn hồi kí nào lại chứa nhiều câu chuyện vui nhộn và thẳng thắn đến thế”. Đó là lời nhận định của Kindle Edition trên tờ Daily mail về cuốn hồi kí Much Is True (tạm dịch: Điều này có thật) của Miriam Margolyes. Diễn viên từng đoạt giải BAFTA cho vai diễn trong phim The Age of Innocence (Thời Thơ Ngây) năm 1993, người lồng tiếng cho mọi thứ từ Monkey đến Caramel Rabbit của Cadbury, người tạo ra vô số nhân vật khó quên từ Quý bà Whiteadder đến Giáo sư Sprout, bà là một “kho báu” được yêu thích của quốc gia. Giờ đây, ở tuổi 80, bà quyết định kể câu chuyện về cuộc đời phi thường xủa mình, về tuổi thơ, về sự nghiệp, những câu chuyện đời tư. This Much Is True ấm áp và chân thực, tràn đầy sức sống và bất ngờ như tác giả của nó.

Tiểu thuyết về chủ đề bản sắc và thuộc về Beautiful Country (tạm dịch: Đất nước xinh đẹp) của Julie Wang, kể về hành trình của cô từ Trung Quốc đến New York, nơi cô sống không có giấy tờ và bị đe dọa trục xuất, và Aftershocks (tạm dịch: Dư chấn), một tác phẩm pha trộn giữa hồi kí với lịch sử văn hóa của Nadia Owusu, người đã phải vật lộn với vấn đề danh tính, ý nghĩa của quê hương, tình phụ nữ da đen, và những tác động cả cá nhân và thế hệ, của những tổn thương tình cảm để tồn tại và trở nên mạnh mẽ.

1000 Years of Joys and Sorrows (1000 năm niềm vui và nỗi buồn) được The New York Times ca ngợi là “tiếng nói hùng hồn và dường như không thể thay đổi”, Ai Weiwei đã viết một cuốn hồi kí sâu rộng trình bày một lịch sử đáng chú ý của Trung Quốc trong hàng trăm năm qua, đồng thời soi sáng quá trình hoạt động nghệ thuật của ông. Từng là người thân tín của Mao Trạch Đông và nhà thơ nổi tiếng nhất quốc gia, cha của Ai Weiwei, Ai Qing, bị coi là cánh hữu trong cuộc Cách mạng Văn hóa, ông và gia đình bị đày đến một nơi hoang vắng được gọi là "Little Siberia", nơi Ai Qing bị kết án lao động khổ sai dọn dẹp nhà vệ sinh công cộng. Ai Weiwei kể lại thời thơ ấu sống lưu vong và quyết định khó khăn khi rời gia đình để theo học nghệ thuật ở Mĩ, nơi anh kết bạn với Allen Ginsberg và được Andy Warhol truyền cảm hứng. Bằng sự thông minh và dí dỏm, anh kể chi tiết về việc trở lại Trung Quốc và sự vươn lên của anh từ một nghệ sĩ vô danh trở thành siêu sao nghệ thuật thế giới và nhà hoạt động nhân quyền quốc tế - và tác phẩm của anh đã được hình thành như thế nào khi sống dưới chế độ toàn trị.

Free: Coming of Age at the End of History (Tự do: Đến thời đại cuối cùng của lịch sử) của Lea Ypi là một câu chuyện được kể đầy khéo léo về cuộc sống dưới chế độ Stalin đang sụp đổ ở Albania cùng cú sốc và sự hỗn loạn của những gì xảy ra tiếp theo. Khi kể câu chuyện của mình và xem xét các hệ thống chính trị nơi mà cô đã lớn lên, tác giả và giáo sư LSE đặt ra những câu hỏi hóc búa về bản chất của tự do.

Trong Maybe I Don’t Belong Here (tạm dịch: Có lẽ tôi không thuộc về nơi đây) của nam diễn viên David Harewood. Khi David Harewood hai mươi ba tuổi, sự nghiệp diễn xuất của anh bắt đầu phát triển anh lại mắc căn bệnh mà giờ anh biết đó là suy nhược tâm thần. Anh bị sáu nhân viên cảnh sát khống chế thân thể, cho dùng thuốc an thần, sau đó đưa nhập viện và chuyển đến một khu giam giữ. Chỉ đến bây giờ, ba mươi năm sau, anh mới có thể kể lại về những điều mình đã trải qua. Điều gì đã gây nên sự cố này, và làm thế nào để David phục hồi trở thành một diễn viên thành công và được giới phê bình đánh giá cao? Và anh đã chia sẻ trải nghiệm khi là người Anh da đen thế nào đối với vấn đề chủng tộc trên thế giới?

Both/And: A Life in Many Worlds (tạm dịch: Cả/ và một cuộc sống ở nhiều thế giới) của Huma Abedin, con gái của một nhà trí thức và những người ủng hộ người Ấn Độ và Pakistan, Abedin lớn lên ở Hoa Kì và Ả Rập Xê-út và đi du lịch nhiều nơi. Cuốn sách cũng là một lời kể dũng cảm và không hề nao núng về công việc của cô với tư cách là phụ tá cho Hillary Clinton và những năm cô làm vợ của Anthony Weiner, một nghị sĩ liên quan đến một bê bối tình dục... Cuốn sách trình bày về vấn đề gia đình, di sản, danh tính, đức tin, hôn nhân, làm mẹ và công việc với sự khôn ngoan, tinh tế và rõ ràng.

 

Cuối cùng, hai tiểu sử tuyệt vời. Frances Wilson: The Ascent of DH Lawrence của Frances Wilson, vẽ nên một bức tranh sống động về một nhà văn lỗi lạc, người đã bị “kiểm duyệt và tôn thờ” trong suốt cuộc đời của mình và vẫn giận dữ với thế giới và những người không đủ nhận thức về tài năng của mình.


The Adventures of Miss Barbara Pym (tạm dịch: Những cuộc phiêu lưu của Barbara Pym) của Paula Byrne, kể người được yêu mến như như một trong những tiểu thuyết gia người Anh thông minh nhất của cuối thế kỉ XX, người được Philip Larkin so sánh với Jane Austen. Cuốn sách là một bức chân dung đầy cảm động và bộc lộ về nhà văn lãng mạn có những khiếm khuyết trong tình cảm và một tinh thần tự do.

 

BÌNH NGUYÊN dịch

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)