Từ nguyên mẫu đến nhân vật

NGUYÊN MẪU CỦA NHÂN VẬT HOA VÀ HƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT HỌ VẪN CHƯA VỀ

Thứ Năm, 15/08/2013 14:25

. Nhà văn NGUYỄN THẾ HÙNG

Trong Tiểu thuyết Họ vẫn chưa về, tôi dụng công khá nhiều về hai nhân vật nữ đó là em Hoa và Hương. Thực chất hai nhân vật này ngoài đời chỉ là một nhưng khi vào tiểu thuyết tôi phải chia ra thành hai và tất nhiên là phải “đắp” thêm rất nhiều nhiều nữa cho thành hai nhân vận hoàn chỉnh để chuyển tải hết được nội dung muốn chuyển tải trong một cuốn tiểu thuyết.

Ngày đó học xong phổ thông tôi chưa đi bộ đội ngay mà sắm đục chàng theo mấy người trong làng lên vùng phía tây xứ Nghệ làm thợ mộc. Lần đó chúng tôi khuân vác đồ đạc, đi đường rừng gần một ngày đường mới đến được chỗ làm nhà. Gia đình thuê chúng tôi làm nhà không biết vì lý do gì đó mà sống biêt lập giữa rừng già, tách biệt hẳn với xóm làng. Nhà rất đông con và cả ba thế hệ cùng chung sống trong một vạt rừng. Cái nhà họ thuê chúng tôi làm là để cho vợ chồng anh con trai cả ra ở riêng. Gia đình theo đạo nhưng không đi nhà thờ, buổi sáng và tối đều đọc kinh trước cây thánh giá đặt ngay giữa nhà, ngày chủ nhật họp gia đình, trước và sau khi họp đều có đọc kinh. Trong nhà rất nhiều treo ảnh Đức mẹ Maria và ảnh đức Chúa. Không biết có phải nhờ thế không mà mắt người đàn bà nào trong nhà cũng đẹp một cách thánh thiện, đặc biệt là Yến - cô con gái út.

Năm ấy hình như Yến mười sáu tuổi. Yến người cao, da trắng như Tây. Yến có đôi chân dài thon, săn chắc như đùi hươu đùi nai, đó cũng là đặc điểm chung của người vùng núi. Tôi hơn Yến hai tuổi nhưng coi như cùng trang lứa, thỉnh thoảng vào rừng hái măng, lấy củi, Yến thường rủ tôi theo, nhờ Yến mà tôi biết được nhiều thứ cây củ quả trong rừng có thể ăn được.

Nhà Yến nuôi nhiều hươu sao và đây cũng chính là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Đến mùa hươu sao chuẩn bị đổ đế để lên lứa nhung mới, người nuôi hươu phải chuẩn bị đỗ, lạc, ngô...để cho hươu ăn thúc. Ngày đó đa phần chúng tôi đều đói, nhưng người đói đến đâu thì đói riêng hươu thì không được đói, vì nếu để hươu đói hay không có thức ăn tinh là hươu không chịu đổ đế, không lên nhung, coi như mất trắng cả mùa nhung, nuôi hươu báo cô. Bố của Yến nghiêm như một lãnh chúa và đa nghi như Tào Tháo. Vì sợ lũ người nhà ăn bớt khẩu phần của hươu nên ông trực tiếp giữ chìa khóa kho lương thực. Nhưng một mình thì cũng không thể chăm sóc được cả đàn hươu nên ông tàm tạm tin tưởng Yến. Yến được bố giao cho làm nhiệm vụ sáng sáng cắp rổ đến đứng trước cửa kho lương thực, đợi bố ra mở cửa kho, đong cho từng mủng lạc để đi phân phát cho những con hươu đực. Tùy vào cân nặng, tuổi đời và thời gian đổ đế mà có những định lượng khẩu phần ăn khác nhau của từng con hươu. Có một lần như mọi lần, tôi và Yến đi vào rừng lấy măng, Yến dúi vào tay tôi mấy củ lạc, tôi hỏi: “Bố quản chặt thế làm sao em biển thủ được?”. Yến cười, nheo nheo đôi mắt hai mí đẹp như mắt Đức mẹ đồng trinh nói: “Bí mật, con gái thiếu gì chỗ giấu đồ”. Vài lần tiếp theo, tôi để ý, hóa ra Yến dấu lạc trong...áo ngực. Ngày đó còn ít tuổi, tôi chỉ biết ăn lạc mà không dám nghĩ gì thêm, dốt thế không biết?!

Chúng tôi làm chưa làm xong một cái nhà thì người ta đưa trầu cau sang hỏi cưới Yến. Chồng Yến là một chàng sơn tràng đầu bù răng bựa, rượu uống cả bát và nghiện thuốc lào từ khi lên bốn tuổi. Chưa phải là yêu nhưng tôi thấy như mình mất mát đi một cái gì đó lớn lao và khó tả vô cùng. Rồi nhà cũng xong và tôi không đi làm thợ mộc nữa mà nhận quyết định nhập ngũ. Cảm xúc tuổi trẻ như những dấu chân đi trên cát, lún sâu đó nhưng cũng nhòa mau, mấy lần về phép đều bù khú bạn bè và cũng chằng có cái cớ gì để lên miền rừng thăm Yến. Một lần găp người trong xóm đạo tôi mới được biết. Yến không hạnh phúc, Yến đẹp, chồng ghen và Yến đã tìm đến lá ngón và nước suối đầu nguồn. Còn nguyên nhân gia đình Yến sống biệt lập giữa rừng là do một cuộc đấu đá, hiểu nhầm và quy kết gì đó, người cha đã đưa cả gia đình đi và thề tuyệt giao với người đời...

Ký ức ngủ vùi tưởng quên, nhưng khi viết tiểu thuyết Họ vẫn chưa về, ký ức của những ngày đi làm thợ mộc lại quay về, và Yến lại hiển hiện về vẹn nguyên như mới hôm qua, hôm kia, nhờ thế tôi đã “chia” Yến thành hai nhân vật đó là em Hoa và Hương.

N.T.H

Trích đoạn tiểu thuyết HỌ VẪN CHƯA VỀ

Bây giờ thì hàng ngày tôi vẫn phải đi làm ở trại hươu, nhưng hàng tháng không còn có chế độ gì cả, cha con tôi ban đêm hay những ngày nghỉ phải chui rừng kiếm của mài, củ chụp về mà ăn. Hết củ mài, củ chụp thì cặt cây khủa, giã ra làm bột báng, ăn lâu, mẹ tôi mặt phù như cái mâm, nhưng miệng vẫn nói không việc gì, không việc gì. Vừa nói mẹ vừa bốc bánh bột báng đưa vào miệng trệu trạo nhai. Em Hoa vẫn điên điên dại dại, thường đi dọc bờ sông tìm bắt tiếng sáo của Thanh. Tiếng sáo mà đã lâu lắm rồi em nhớ, em thương mà cố kìm nén trong lòng. Tôi nhìn tóc cha bạc từng ngày, tóc mẹ rụng từng mảng, tóc em Hoa xác xơ mà không cầm được lòng. Nhưng biết làm sao được, tất cả mọi con đường đều dẫn chúng tôi đến cái đói và cái rét. Nhiều khi nhìn cha ngồi bất động, mắt dõi lên đỉnh Ba Mụ như đang tìm kiếm một vật báu đã mất, tôi thấy se sắt lòng.

Thỉnh thoảng Hương đi làm về, ghé qua nhà tôi, mắt trước mắt sau bảo em Hoa lấy cho cái rổ rồi em đuổi tôi ra ngoài. Có lần tôi vừa đi ra vội quay lại lấy con dao để chặt củi. Bất ngờ ngoảnh lại thấy, em Hương hét lên nho nhỏ hai tay vội ôm lấy ngực rồi ngồi thụp ngay xuống, mặt đỏ bừng. Tôi thấy từ ngực em một ít đậu xanh và những củ lạc đang rơi xuống nền nhà. Tôi vội vã quay ra, đứng chờ Hương ở đầu con dốc. Hương thấy tôi đứng chờ, biết có chuyện nên bẽn lẽn hỏi lý nhí:

- Anh…chờ ươ… n….

- Sao Hương lại làm vậy chứ? Đã đến nỗi nào đâu mà Hương phải làm thế?

- Làm vậy em cũng không dám nhìn mặt chúng nó, những con hươu ngơ ngác và tội nghiệp. Nhưng có cách nào khác nữa đâu anh?

- Mười phần thức ăn thúc qua Ban giám đốc chỉ còn ba, xuống đến Hương bớt đi một phần chỉ còn có hai thì chúng nó còn lấy gì mà ăn, mà có sức, mà đổ đế.

- Không hẳn vậy anh ạ, không cho ăn thúc nhưng có lá và cỏ đủ đầy, sống thoải mái thì chúng nó vẫn đổ đế nhưng chỉ cho nhung nhỏ mà thôi. Không đổ đế lỗi không hoàn toàn tại em bớt khẩu phần ăn thúc của chúng.

- Nhưng dù gì đi nữa thì Hương cũng không được làm thế, nếu cha anh mà biết…

- Em biết điều đó chứ, trước khi biết chăm sóc hươu thì em đã phải học ở cha em những điều cấm kỵ đối với con hươu rồi, nhưng biết làm sao…

Nói đến đó Hương khóc tấm tức, cũng chỉ vì cái đói mà con người ta phải làm tất cả mọi chuyện để mong tồn tại được qua ngày. Tôi biết để có được mấy dúm đỗ, lạc giấu tận trong ngực đem đến cho nhà tôi, Hương đã phải khổ sở biết chừng nào, em đã phải đấu tranh ghê lắm. Tôi biết, trên đường cầm những rổ lạc ra chuồng cho hươu ăn, dù bụng đang đói cồn cào nhưng em không nỡ ăn bớt của hươu một củ lạc, một hạt đậu đâu. Tính em là thế. Nhưng mấy lần qua nhà tôi chơi, thấy cảnh nhà, thấy em Hoa, thấy mẹ tôi như thế, em đã làm cái điều cấm kỵ nhất đối với con hươu, đó là bớt đi khẩu phần ăn thúc của chúng, em phạm vào tội dối lừa linh vật, một trong những tội lớn nhất của người nuôi hươu.

Em vẫn tấm tức khóc. Muốn an ủi em. Tôi và em đi vào rừng. Em vẫn khóc tức tưởi như trẻ bị đánh đòn oan, hai hàng nước mắt chảy lênh láng trên nền da mặt vàng bủng vì đói ăn lâu ngày của em tôi thấy xót xa quá. Đã mấy tháng nay, đã có ngày nào em có được một bữa no. Khi hai đứa tôi ngồi xuống trên nền rừng, Hương hỏi:

- Anh Thiên vẫn giận em à?

- Không, anh chỉ thương Hương, anh thấy mình bất tài quá.

- Biết làm sao được anh.- Hương lại nhìn tôi, mặt em đỏ ửng lên.

- Theo em giờ con Rừng nó đang làm gì?- muốn qua chuyện, tôi hỏi Hương.

- Chắc đang ở cùng một con hươu cái nào đó, coi chừng nó gặp được đàn hươu của nhà anh.

- Nếu được thế thì đẹp quá, mà cũng có thể thế thật, chúng nó có tín hiệu riêng để tìm nhau, có nó thay con đực Cồ thì còn gì bằng.

- Con đực Cồ đâu đã già?

- Ừ, nhưng nó chết rồi, chính mắt anh nhìn thấy nó chết mà không cứu được. Nhưng em đừng cho ai biết chuyện này. Tại anh cả, không cứu được con đực Cồ lại rước hoạ vào nhà. Em Hoa như ngày nay một phần lỗi ở anh.

- Không lẽ con đực Cồ cũng trôi trong cơn lũ đó?

- Nó nhìn anh thống thiết lắm, đôi mắt nó cứ ám ảnh anh mãi, giá như…mà thôi, giá như mà được thì mọi thứ lại không đến nỗi bi đát như bây giờ.

- Nhiều khi tuyệt vọng quá, em cũng ước, giá như mình được như…Hoa, để không còn phải biết đến đau khổ.

- Ai cũng muốn điên thì còn ai tỉnh để mà …

- Để mà khổ phải không anh?

- Để mà khổ, nhưng rồi sẽ qua em ạ!

- Nhưng biết đến bao giờ hả anh? Nghe nói lại đang chuẩn bị đánh nhau to ở trong ấy.

Mặt Hương vừa hồng lên e thẹn đó giờ lại nhạt nhoà nước mắt.Tôi ôm Hương vào lòng, em vùng vằng vừa muốn thoát khỏi vòng tay tôi vừa như muốn nũng nịu dụi đầu lên vai tôi để tìm lấy sự chở che. Tôi xiết chặt em hơn rồi cả hai đứa cùng ngã xuống nền rừng. Rừng sau mưa xộc lên mùi thơm tinh khiết của linh dược. Tôi vội vã như trẻ nhỏ tìm vật báu lần sau lần áo ngực em. Tôi loá mắt trước sự trắng trong. Em lấy một bàn tay che lên bên ngực trái. Tôi gỡ tay em ra để được nhìn ngắm trọn khuôn ngực tròn đầy nhưng em hất tay tôi ra nói:

- Anh đừng nhìn, chỗ ấy…xấu lắm.

- Anh loá mắt rồi nè, không xấu đâu, anh muốn nhìn em….trọn vẹn.

- Thì em có tiếc gì anh đâu….nhưng anh …cho em giữ lại bí mật này.

- Không! nếu em đã nói nó là xấu thì anh lại càng muốn nhìn, không có gì trên người em là xấu cả.

- Thấy rồi đừng có chê à nha.

Tranh minh họa của họa sĩ NGÔ XUÂN KHÔI

Em từ từ nhấc bàn tay lên khỏi ngực trái, ở đó có một cái bớt màu đỏ, hình như nó đỏ hơn trên nền da trắng mịn như sứ của em. Người tôi dào lên một cao trào khó cưỡng. Tôi tham lam thơm vào cái bớt đỏ. Thơm vào bí mật em mà chỉ có mình tôi hay, tôi biết. Em chỉ cho có mỗi mình tôi hay, tôi biết. E.m. c.o.n.g. c.o.n.g. n.g.ư.ơ.i. n.g.ư.ờ.i. l.ạ.i. r.ù.n.g. m.ì.n.h. ấ.p. m.ặ.t v.à.o. .n.g.ự.c. .t.ô.i. .m.i.ệ.n.g. .n.g.ắ.t. .q.u.ã.n.g. .đ.ừ.n.g. .a.n.h.…………….đ.ừ.n.g. .a.n.h………………..đ.ừ.n.g. a.n.h.……………….. n.h.ư.n.g. .h.a.i. .t.a.y. .t.h.ì. .l.ạ.i. .v.ò.n.g. .r.a. .s.a.u. .đ.ầ.u. .t.ô.i. .s.i.ế.t. .c.h.ặ.t……………………………….. T.ô.i. .n.g.ộ.p. .t.h.ở. .ư.ớ.p. .t.r.o.n.g. .m.ù.i. .h.ư.ơ.n.g. .t.r.i.n.h. .n.g.u.y.ê.n. .đ.ế.n. .n.a.o. .l.ò.n.g. .t.r.o.n.g. .đ.ế.n. .m.u.ố.n. .k.h.ó.c………………………………………. T.ô.i. .h.ô.n. .l.ê.n. .h.a.i. .b.ầ.u. .v.ú. .t.h.a.n.h. .t.â.n. .r.ồ.i. .đ.ư.a. .l.ư.ỡ.i. .r.à. .l.ê.n. .h.a.i. .n.ú.m. .v.ú. n.h.o. .n.h.ỏ. .đ.ỏ. .n.h.ư. .h.ạ.t. .đ.à.o. .c.ủ.a .e.m………………………………………………... l.ạ.i. t.h.a.m.l.am. h.ô.n.l.e.n.c.a.i.b.ơ.t.đ.ỏ.h.ô.n.l.ê.n. đ.i.ề.u. b.í. m.ậ.t. c.ủ.a. r.i.ê.n.g.t.ô.i. .T.ô.i…………….. h.ô.n. .x.u.ố.n.g. .l.à.n. .d.a. .m.ị.n. .n.h.ư. .t.r.ứ.n.g. .n.ơ.i. .b.ụ.n.g. .e.m. .đ.a.n.g. .p.h.ậ.p. .p.h.ồ.n.g.,. .r.ồ.i. .h.ô.n. .x.u.ố.n.g. .n.ữ.a., .x.u.ố.n.g. .n.ữ.a.……………... T.ô.i. .n.g.ậ.m. .v.à.o. .t.r.o.n.g. .m.i.ệ.n.g. .m.ì.n.h. .c.á.i. .b.ờ.m. .c.ư.ớ.c. .c.ủ.a. .c.o.n. .đ.ự.c. .c.ồ.….….….….….….….…………………………..r.ừ.n.g. .n.ú.i. .đ.a.n.g. .c.h.a.o. .đ.ả.o. .n.g.ã. .n.g.h.i.ê.n.g…………………………………C.o.n. .đ.ự.c. .C.ồ. .t.o.à.n. .t.h.â.n. .c.ư.ơ.n.g. .c.ứ.n.g.,. .cổ. .h.ọ.n.g. .p.h.á.t. .r.a. .n.h.ữ.n.g. .t.i.ế.n.g. .r.ê.n. .t.r.ầ.m. .đ.ụ.c. .ê.m. .â.m. .t.h.ầ.m. .….……………………D.ú.m. .b.ờ.m. c.ư…ớ.c. .t.h.ơ.m. .h.ư.ơ.n.g. .t.h.o.ạ.t. .k.ỳ. .t.h.ủ.y.………………... T.ô.i. .d.ù.n.g. .m.ô.i. .t.ỉ. .m.ẩ.n,. t.í .t.á.c.h. .n.h.ổ. .t.ừ.n.g. c.ọ.ng. .c.ư.ớ.c. .n.h.ỏ.……………..m.ỗ.i. .l.ầ.n. .g.i.ậ.t. .l.ê.n.……………c.o.n. .đ.ự.c. .c.ồ. .l.ạ.i. .r.ê.n. .đ.ứ.t. q.u.ã.n.g……………………………………..B.ỗ.n.g……………..B.ụ…..b.ụ.p.…..b.ụ.p………. m.ộ.t. .t.r.ậ.n. .m.ư.a. .t.r.á.i. .c.â.y. .đ.ổ. .x.u.ố.n.g.. Hai đứa đều giật mình. Tôi chồm dậy nhìn lên, trên cây, một đàn khỉ đang chuyền cành rồi trao cho nhau những trái cây ném xuống. Thấy tôi đứng dậy, chúng vừa ném vừa la choe choé, cười khanh khách, gãi mông soàn soạt trêu ngươi. Tôi uất ức nhìn lũ phá đám rồi từ từ cúi xuống nhặt lấy một đoạn cành cây, khi lưng đã thẳng thì đồng thời tay tôi cũng vung lên. Đoạn cành cây lao trúng ngay cái mông chai đỏ hon hỏn của một con khỉ đực, nó la choé lên một tiếng rồi rơi đánh bịch xuống đất, thôi cười, vội vã vừa thoa mông, vừa chuyền cành lủi mất cùng lũ phá đám. Em Hương cười nắc nẻ, mặt lại đỏ ửng lên trông lạ quá. Tôi cũng cười rồi lại nhẹ nhàng nằm xuống bên em. Nhưng em đã mặc xong quần áo. Tôi đưa tay sang tính lần cởi áo em, em ngăn lại nói:

- Thôi anh...

Tôi nhìn vào mắt em, một lần nữa tôi lại gặp ánh mắt của con đực cồ nhìn tôi trong cái giây phút tử biệt đó. Người tôi chùng xuống, không nói gì,chỉ biết xoay người ôm em vào lòng, rừng thơm mùi dạ thảo.

*

* *

Lại một mùa tình mới.

Trước tết các cơ quan ban ngành địa phương đã có kế hoạch lên thăm trại hươu. Càng ngày các cơ quan lên thăm trại hươu càng nhiều. Và họ chỉ lên trại vào mùa tình. Nhưng mùa tình năm đó trái với sự háo hức của con người, cả trại chỉ có mấy con hươu chóc là mọc được mấy cái chóc nhỏ như que khều than trong bếp mà thôi, còn mấy con hươu đực đáng lẽ lên nhung thì mùa tình nay tiệt không chịu đổ đế. Mấy lần Hương đến hỏi cha tôi nhưng ông đều lắc đầu nói không biết, hươu không chịu đổ đế thì đến ông trời cũng chịu, không đổ đế thì không thể lên nhung. Nuôi con hươu cốt để lấy nhung bây giờ cả trại không con nào chịu đổ đế thì chết thật. Anh Tỉn quay quắt như kiến bò trong chảo nóng, hết xuống ngó chuồng hươu, ngó em Hương rồi lại về nằm thở dài thườn thượt. Rồi khi không còn kiên nhẫn chờ đợi được nữa. Anh gọi tôi lên phòng nói:

- Anh Thiên này, chắc đã hết cách, giờ tôi tính thế này.

- Anh tính sao, bảo thì tôi làm.

- Nhưng anh có kinh nghiệm, tôi tính đè hươu ra đục cho đế nó đổ có được không?

- Đục cho nó đổ đế? – Tôi ngạc nhiên như không còn tin vào tai mình- Đổ đế hay không là do chính cái nhung trong đầu con hươu nó đội lên, bật nắp đế ra để nhung mọc. Cũng như mầm măng trồi lên từ đất, nó phải được cây tre đẻ ra dưới đất đã chứ. Giờ trong đầu con hươu không có nhung, cây tre chưa đẻ măng, anh có đục bật nắp đế, có đào đất lên cũng bằng thừa. Không được đâu anh Tỉn à, tôi xin anh, xưa nay có cái gì trái quy luật mà thành đâu.

- Quy luật là ta… là do ta đặt ra…- tự nhiên anh cu Tỉn quát tướng lên- Là tôi đây này. Làm con người cộng sản là phải biết cải tạo hoàn cảnh, biết vượt lên khó khăn, biết đạp bằng mọi thứ mà tiến, anh biết không. Quy luật là mê tín dị đoan à, quy luật là cứ thuận theo lẽ trời à, cứ lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày à? Không được thụ động, không được để hoàn cảnh chi phối - Càng nói anh cu Tỉn càng hăng, mặt đỏ gay đỏ gắt, nước miếng đọng thành hai cục trắng như bọt biển bên mép - Phải cải tạo chứ, xã hội, con người còn cải tạo được huống hồ là mấy con hươu. Không thể để rớt lại một tí ti gì về cách nghĩ, cách làm lạc hậu nữa đâu nhé. Không bàn cãi nữa, sáng mai bắt đầu đục vài con làm thí điểm xem, nếu tốt coi chừng đây lại là một phát minh, sáng kiến chứng tỏ dưới bàn tay và khối óc của con người có thể vắt đất thành nước, thay trời làm mưa…Anh thông chưa?

- Tôi e rằng rồi chúng ta phải trả giá anh Tỉn à, tôi thấy sợ lắm, tôi sợ vì tôi yêu cái làng mình vô cùng- Tôi nói như sắp khóc.

- Thế anh nghĩ là tôi không yêu cái làng mình à, tôi còn giác ngộ hơn anh, tôi còn yêu cái làng mình hơn anh nhé, có yêu tôi mới phải trăn trở, phải tìm tòi, anh không thấy tôi nhiệt tình với cái trại hươu này thế nào à?

- Xin lỗi anh, chính vì yêu cái làng nuôi hươu, yêu cái trại hươu quá, nhưng vì ngu dốt, anh đã trở thành thằng phá hoại - Tự nhiên miệng tôi buột ra một câu mà chính bản thân tôi cùng không dám nghĩ tới.

- Cái gì? Anh nói gì? – anh cu Tỉn há hốc mồm nhìn tôi trân trối, anh không tin là tôi dám nói câu đó - Tôi thì….tôi thì…tôi gô cổ cha con nhà anh lại….còn nợ tôi….một tấn thóc đó.

- Vâng, rồi tôi sẽ trả, nhưng xin anh đừng đè hươu ra đục, tôi xin anh đấy.

- Không được, hươu cả đàn có chết vài con cũng không sao, muốn làm bác sỹ giỏi thì phải giết vài người, muốn làm xạ thủ giỏi thì phải tốn nhiều đạn. Ngày mai anh vẫn phải bắt đầu. Vậy thôi nhé, anh về chuẩn bị mai làm.

Tôi trở về nhà lòng hoang mang vô cùng, phía núi Ba Mụ mây vẫn vờn trắng trên đỉnh như người khổng lồ chít khăn tang, sông Phố Ngàn vẫn thao thức chảy và ông lái đò không có tuổi vẫn phập phòm hát những bài hát bây giờ không còn có ai hát nữa. Cảnh vật nào có khác xưa là mấy nhưng sao cái xóm trại của tôi và cái làng cũ cách xóm trại không xa là mấy lại có nhiều đổi thay vậy không biết? Những con người chân chất, chân lấm tay bùn xưa chỉ biết nói đến lúa vụ năm, vụ mùa rồi kinh nghiệm đào củ mài, củ chụp giờ đây mở miệng ra là cứ nói những điều to tát, nói như lên đồng, mà đã là lên đồng thì miệng mình nói đó nhưng đâu phải nói lời mình nghĩ, ma mượn tiếng ấy mà. Tôi vừa đi vừa miên man nghĩ, khi ra đến bờ sông, thấy em Hoa đang tần ngần đứng đó ngóng về phía bên kia bờ. Tôi lại gần mà em vẫn không biết, cứ đứng ngóng mải miết, tôi hỏi:

- Mẹ đi đâu bên đó sắp về hả em?

- Không, tối qua em thấy họ về, họ bảo em sớm nay ra đây đón, họ sẽ về anh ạ!

Nghe em nói, tôi giật mình, đúng rồi, ngày này, tháng này, cha con ông Hôi bắn được con hổ và cũng là ngày Thanh đi mãi không về. Lạ thật, Thanh mất tích một cách bí ẩn là thế, vậy mà cho đến nay cũng chẳng thấy ai tìm hiểu, điều tra gì cả. Chính bản thân tôi là bạn của Thanh vậy mà qua nhiều biến động quá, tôi cũng đã quên đi cái sự kiện đó. Có lẽ nào một con người lại tự nhiên biến khỏi mặt đất một cách nhanh chóng và bí ẩn như thế ư? Hổ vồ thì hãy còn xương, còn bộ quần áo mặc trên người chứ? Lạ nhỉ sao tự nhiên mọi người, kể cả gia đình của Thanh lại mau chóng quên đi một con người bằng xương, bằng thịt như thế được. Và những đêm em ngây dại đi dọc bờ sông tìm tìm, kiếm kiếm, ai hỏi cũng nói là đang tìm, đang kiếm một họ. Tội nghiệp em tôi, đẹp đẽ chi lắm cho ông trời bắt tội em ơi!

- Thôi về đã em ạ, nắng lên rồi, chắc họ không về kịp đâu.

- Nhưng họ đã hứa mà, họ ấy sẽ về trước khi trời sáng mà.

- Chắc là có việc gì đó bận nên không về kịp, về đi em, mai ra sớm hơn mà đón, chắc họ sẽ về.

- Nhưng em sợ, lỡ họ về không thấy em đón, họ ấy lại đi.

- Anh sẽ dặn ông lái đò. Hình như bao năm ông ấy ở đây cũng đang muốn chờ ai đó.

- Việc của mình, mà phải nhờ người khác hả anh?

- Đáng ra không phải chờ, họ đã hứa sẽ về trước lúc trời sáng, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy. Thôi thì ta cứ kiên nhẫn em ạ, ông lái đò còn chờ được ngần ấy năm cơ mà. Thôi về đi, nắng quái thế kia làm sao họ về được.

Hoa nhìn vời vợi sang bên kia sông một lần nữa rồi quay về. Tôi nghe tiếng em nhỏ dần, nhỏ dần…

Sông một gang

Lỡ sang một chuyến

Quay về trời rộng

Thông thống gió

nẻo nào em qua

áo thì mỏng

Gió thì đầy

Sao bắt em phải đèo bòng

Ngày xưa sông chỉ tầy gang

phía xa, phía xa

lạnh đôi bờ huyễn hoặc

liệu ta có vô can

trong cõi ta bà

liệu anh có vô can

r. ồ.i. c.h.ọ.n. a.i. r. a. t.r.ả. l.ờ.i. h.ậ.u. t.h.ế?

sông lạnh một gang

sông lạnh một gang………….

*

* *

…Con hươu đực bốn năm tuổi bị đè nghiến xuống, gã thợ mộc bặm môi ghè đục vào dưới chân nắp đế. Miệng gã hô: “Chắc nè” lập tức tiếng dùi nện chát một phát vào cán đục, con hươu nẩy cẩng người lên, thở phè phè, mắt trắng dã, dại đi vì đau đớn. Cứ mỗi tiếng: “Chắc nè” là một nhát dùi nện, một lần con hươu triển hết cơ mình lên hứng chịu và rên lên trong tuyệt vọng. Đến tiếng: “Chắc nè” thứ hai mươi thì một nắp đế đã bật ra khỏi cội đế, lăn long lóc trên nền chuồng. Hai tia máu vọt ra lao thẳng vào mắt gã thợ mộc, lão vừa đưa môi liếm vừa nói: “ Cha nó không bắn hẳn vào mồm mà lại vào mắt. Thôi thế cũng được, có vậy mới được nếm tí mùi huyết hươu chứ.” Khi đã băng xong một cội đế, tiếp tục đục cội đế thứ hai. Bây giờ gần như không còn phải giữ nữa, con hươu đực đau quá đã nằm lả ra nền chuồng, mắt nhắm hờ lại như đang thiêm thiếp ngủ. Cuối cùng rồi hai nắp đế cũng tróc khỏi hai chân đế của con hươu đực. Băng bó cẩn thận, mọi người lần lượt ra khỏi chuồng, con hươu vẫn nằm như đang thiếp ngủ. Tôi là người ra khỏi chuồng sau cùng, khi đang cởi bộ quần áo dính đầy phân hươu ra treo lên cành cây gần đó thì em Hương đến bên hỏi:

- Liệu nó có chết mất không anh?

- Bây giờ thì chưa chết đâu, trước đây thỉnh thoảng anh vẫn thấy có con hạch quá, đâm vào gióng chuồng đến bật đế mà cũng không chết.

- Nhưng đó là tự nhiên nó đâm, đây mình đè ra đục, em sợ…

- Ừ! anh cũng sợ nhưng biết làm sao….

- Biết làm sao, biết làm sao - tự nhiên Hương nổi cáu với tôi - Anh khi nào cũng biết làm sao. Chẳng lẽ anh cứ ngồi mà nhìn đàn hươu chết dần chết mòn, như thế mà chịu được ạ?

- Nhưng, biết….

- Lại biết làm sao, biết làm sao.

- Thì Hương bảo anh phải làm sao, anh còn nợ trại đến cả tấn thóc vì con Rừng đấy.

- Anh nợ cũng như em nợ, cứ cái đà này chắc gì trại hươu còn tồn tại để cho anh em mình trả nợ. Phải tìm cách cứu lấy đàn hươu anh à. Hươu trên rừng ngày càng hiếm, chỉ còn lại mấy con trong trại, nếu chúng nó chết đi rồi là mất giống.

- Anh tính thế này có được không nhé?

- Anh tính sao thì nói nhanh đi.

- Anh chưa tìm được cách nào khả dĩ, nhưng một ngày nào đó, anh sẽ thả hết đàn hươu ra rừng.

- Thả hươu, anh có điên không đấy, chỉ một con Rừng sắp chết anh đã nợ một tấn thóc, cả đàn hươu này….họ bắn anh là cái chắc.

- Cố gắng đừng để bắn, nhưng nếu vì đàn hươu mà phải bắn….

- Thôi anh im đi, anh….anh….ác lắm….nhìn thêm một… người thân nữa bị bắn liệu…. em có chịu nổi không chứ….

- Kìa em, đó là anh nói thế nhưng đã làm đâu, nếu làm cũng phải tính toán kỹ đã mới làm chứ, không thả được cả đàn thì cũng tha khoảng chục con em ạ…

- Chục con cũng đủ chết, thôi đừng tính liều nữa, em sợ lắm rồi.

- Ừ thì thôi, không bàn đến chuyện ấy nữa, em nhớ chăm sóc hai con hươu bị đục đế sáng nay cho tốt, chú ý ruồi đẻ trứng lên là toi đấy, anh về, chuẩn bị mai còn bắt mấy con đực chóc, đoàn kiểm tra mai lại lên.

- Kiểm tra, kiểm tra, kéo nhau lên toọc huyết hươu thì có - Hương dằn dỗi bỏ đi múc một thau nước mát, hoà vào mấy hạt muối cho vào chuồng hai con hươu vừa mới bị đục đế.

N.T.H

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)