Dòng chảy  Văn nghệ

Văn nghệ Quân đội số 911 (cuối tháng 2/2019)

Thứ Hai, 18/02/2019 17:14

Đành rằng chẳng có gì sai khi ta nói “quý hồ tinh bất quý hồ đa” hay tài năng là thứ “lộc trời”, nhưng trong nhiều trường hợp, việc viện dẫn châm ngôn hay nhận thức này có gì đó giống với việc biện bạch cho kiểu hoạt động cầu may, đoản hơi, được thì được không được thì thôi, thiếu sự soi sáng, dẫn đường của khát vọng lớn. Ý kiến của PGS.TS Phan Huy Dũng trong mục "Trò chuyện cuối tháng" do nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa thực hiện, trả lời về việc người viết có nên quy hoạch một con đường viết lách chuyên nghiệp khiến nhiều người phải suy ngẫm. Cuộc trò chuyện - phê bình này sẽ mở đầu cho số VNQĐ 911, số tân niên năm Kỷ Hợi.

Viết về người lính hôm nay luôn là một thách thức với mỗi tác giả truyện ngắn. Và để có một truyện ngắn hay, đọc được về đề tài này nhiều năm qua vẫn như vế đối còn khuyết. Trên thảo nguyên xa xôi là một phương án điền vào chỗ trống ấy. Ngòi bút của Trần Thị Tú Ngọc sẽ theo các chiến sĩ quân đội Việt Nam làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong lực lượng của Liên hợp quốc để khai phá những vùng miền sáng tác mới. Chuyến đi đã thành công, khai mở những vỉa tầng với những chắc chắn về địa lí, văn hóa khi bám theo mối tình lỡ dở của cô gái Nam Sudan qua góc nhìn của nữ quân nhân Việt Nam tên Nguyệt. Trong chùm truyện ngắn dự thi "Lửa Mới" lần này còn có Mùa cói của Phạm Thu Hà. Viết về kí ức, nhất là những kí ức khốc liệt chưa bao giờ là dễ dàng, nhưng tác giả đã làm được điều đó khi tái hiện những ám ảnh từ tâm lí bị thương tổn của nhân vật chính trong những năm tháng trẻ thơ. Cùng với đó là truyện ngắn Nguồn sáng của Trần Văn Thước trong một lựa chọn, một lối đi cũng khá ngặt nghèo khi nhân vật chính là người khiếm thị.

Những tác giả thơ góp mặt trong số này tiếp tục khẳng định sự nỗ lực sàng lọc và giới thiệu đến công chúng những bài thơ xứng đáng với những sáng tác thơ về mùa xuân, về những kí ức về cuộc chiến mà dân tộc ta đã trải qua... Mục "Thơ trong những tập thơ" giới thiệu gương mặt thơ nữ từ miệt An Giang, nhà thơ Lê Thanh My.

Trang "Văn học nước ngoài" giới thiệu nữ tác giả Ingrid Persaud với truyện ngắn đoạt giải thưởng truyện ngắn khối Thịnh vượng chung năm 2017.

Những câu chuyện nghề là dấu ấn ở phần "Bình luận văn nghệ" số này. Dịch và văn của Hồ Anh Thái nói về sự bất lực của các bản dịch và ảnh hưởng của các bản dịch lên người đọc, và quan trọng là lên những người đọc cầm bút, tác động lên những trang viết của họ. Trang đời và trang sách của Phạm Duy Nghĩa lại là một kiểu “từ nguyên mẫu đến nhân vật” mà chúng tôi đã khởi xướng trên VNQĐ để bạn đọc soi chiếu giữa trang sách và đời thực mà nhận diện lao động sáng tạo của nhà văn.

VNQĐ số 911 phát hành ngày 20/2/2019 trên toàn quốc.

 

Văn

Hoàng Đăng Khoa

PGS.TS Phan Huy Dũng: Văn chương giúp con người thấy kiếp nhân sinh cũng “nhẹ bồng”

Trần Thị Tú Ngọc

Trên thảo nguyên xa thẳm 

Đinh Phương

Những cánh sóng mùa xuân

Phạm Thu Hà

Mùa cói 

Trần Văn Thước

Nguồn sáng

 

Thơ

Nguyễn Trung Du

Giỗ trận tháng Ba 

Bình Nguyên

Lên Hà Giang; Quen rồi; Vẫn thấy cha về 

Lê Mạnh Tuấn

Một nét; Lặng vắng; Sốt ở viện 

Vũ Trọng Quang

Bay 

Nguyễn Giúp

Hoa mộc lan nhả hương 

Hà Đức Hạnh

Ngồi với tuổi sáu mươi 

Đàm Chu Văn

Lên chùa 

Sơn Trần

Giấc mơ ngày hạn 

Hoàng Anh Tuấn

Y Tý

Phạm Quyên Chi

Rồi có lúc 

Nguyễn Hồng Vân

Ảo ảnh đêm 

Trần Hoàng Phố

Như thể là nụ hôn; Trong mênh mông giáo đường xưa tĩnh lặng; Trên bao la của linh hồn tự do 

Nguyễn Thị Kim Nhung

Dấu ấn của hư vô (đọc Những người thương nhớ dắt nhau đi của Lê Thanh My) 

Võ Thị Xuân Hà

Ngoài song kia gió vẫn đang thổi; Bầu trời và thân xác em 

Nguyễn Thanh Hải

Xin một lần được làm gối mỏng; Nói với buổi trưa 

Huỳnh Minh Tâm

Bông hồng tặng em; Chạng vạng buổi tối mùa đông 

 

Văn học nước ngoài

Ingrid Persaud

Vị ngọt sô cô la (Ngọc Hiên dịch từ bản tiếng Anh

 

Bình luận văn nghệ

Nguyễn Phương Thảo

Nhận diện văn học hậu thuộc địa tại Trung Quốc 

Hồ Anh Thái

Dịch và văn 

Phạm Duy Nghĩa

Trang đời và trang sách 

Tôn Phương Lan

Nghĩ về bản sắc Hà Nội 

Tâm Anh

Lính Hà trong Mùa chinh chiến ấy 

Tuy Hòa

Truyền hình Việt năm 2018: Thời của phim thời công nghệ số 

 

Mĩ thuật, ảnh

Bìa 1: Lính biển - tranh của Nguyễn Tuấn Long

Tranh, ảnh, minh họa khác của Lê Anh, Trương Đình Dung, Bùi Trọng Dư, Vũ Đình Tuấn, Chiết Tô...

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Bóng thầm mà rực rỡ trên mỗi trang văn

Sau những giờ lên lớp về lí thuyết, các ông chia nhau mỗi người kèm mấy học viên sáng tác... (CHÂU LA VIỆT) 

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu trong "Vượt lũ"

Anh Tựu của chúng tôi, ngoài đời là Thầy thuốc Ưu tú, tiến sĩ, dược sĩ chuyên khoa II Trần Tựu... (KIỀU BÍCH HẬU)

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Giọt nước mắt mang hình vết thương

Cứ chiều chiều bà xay bột, tối tráng bánh rồi phơi, phơi đến khô thì mang ra chợ, vừa quạt than nướng vừa bán... (VŨ THANH LỊCH)

Tiếng chim bắt cô trói cột

Tiếng chim bắt cô trói cột

Chẳng biết bắt đầu từ đâu, nhưng trong kí ức của một đứa trẻ đôi lần lên núi kiếm củi, bứt lá rừng về lót chuồng cho lợn cho bò, thi thoảng gặp bụi sim chín ửng… thì núi sau lưng làng tôi được bắt đầu từ mé sông... (HỒ MINH TÂM)