Giải thưởng Arthur C Clarke thuộc về tiểu thuyết ly kỳ của Harry Josephine Giles

Thứ Ba, 01/11/2022 00:24

Deep Wheel Orcadia, lấy bối cảnh trên một trạm vũ trụ xa xôi đang đấu tranh để sinh tồn, được các giám khảo khen ngợi vì “khiến bạn suy nghĩ về những gì khoa học viễn tưởng có thể làm”.

Tiểu thuyết bằng thơ của nhà thơ Harry Josephine Giles, Deep Wheel Orcadia, đã giành giải thưởng Arthur C Clarke cho cuốn sách khoa học viễn tưởng của năm. Sách được kể bằng phương ngữ Orkney (của người dân sống ở quần đảo ở miền bắc Scotland), đây là cuốn sách dài đầu tiên bằng ngôn ngữ Orkney trong hơn 50 năm và có bản dịch song song sang tiếng Anh.

Tiểu thuyết theo chân Astrid, người đang trở về nhà từ trường nghệ thuật trên sao Hỏa để tìm kiếm nguồn cảm hứng, và Darling, người đang chạy trốn một cuộc sống không bao giờ phù hợp. Cặp đôi gặp nhau trên Deep Wheel Orcadia, một trạm vũ trụ xa xôi đang vật lộn để sinh tồn khi tốc độ thay đổi, đe dọa khiến cộng đồng bị bỏ lại phía sau.

Cuốn sách đoạt giải Arthur C Clarke 2022.

Andrew M Butler - Tiến sĩ văn hoá giảng dạy tại Đại học Canterbury Christ Church, cựu biên tập viên của Vector - Tạp chí Phê bình của Hiệp hội Khoa học Viễn tưởng Anh, là chủ tịch ban giám khảo. Ông nhận xét: Deep Wheel Orcadia là “loại sách khiến bạn phải suy nghĩ lại về những gì khoa học viễn tưởng có thể làm và khiến cho trải nghiệm đọc cảm thấy hấp dẫn theo một cách mới và ly kỳ”.

Ông nói thêm: “Cứ như thể chính ngôn ngữ trở thành người hùng của cuốn sách và thể loại của nó trở nên phong phú hơn”.

Fiona Sampson trong bài đánh giá trên The Guardian đã gọi Deep Wheel Orcadia là “một cuốn sách kinh ngạc” và nói rằng sách “tập hợp các câu hỏi về danh tính và sự gắn kết, cùng với sự đo lường về không gian sâu sắc và về mảnh đất Orkney trong câu chuyện được kể ngắn gọn và hấp dẫn”.

Các cuốn sách khác lọt vào danh sách rút gọn là Klara and the Sun của Kazuo Ishiguro, A Desolation Called Peace của Arkady Martine, A River Called Time của Courttia Newland, Wergen: The Alien Love War của Mercurio D Rivera, và Skyward Inn của Aliya Whiteley.

Laura Jean McKay giành giải thưởng Arthur C Clarke.

Các thành viên khác trong ban giám khảo có Crispin Black và Stark Holborn của Hiệp hội Khoa học viễn tưởng Anh, Phoenix Alexander và Nicole Devarenne của Quỹ Khoa học viễn tưởng, và Nick Hubble của Liên hoan phim Khoa học viễn tưởng London.

Người chiến thắng được công bố tại lễ trao giải do Bảo tàng Khoa học, London tổ chức. Giải thưởng được trao bởi Tiến sĩ Glyn Morgan, người phụ trách triển lãm chính cho cuộc triển lãm hiện tại của bảo tàng Khoa học viễn tưởng: Hành trình đến tận cùng của trí tưởng tượng.

Giles nhận được một chiếc cúp và tiền thưởng trị giá £ 2.022; một truyền thống về ​​số tiền thưởng tăng dần theo từng năm kể từ năm 2001 để tưởng nhớ nhà văn Arthur C Clarke.

Giải thưởng ban đầu được thành lập bởi một khoản tài trợ từ Clarke với mục đích quảng bá khoa học viễn tưởng ở Anh, và hiện đang được quản lí bởi Tổ chức Serendip, một tổ chức tự nguyện được thành lập để giám sát về phát triển giải thưởng.

Giải thưởng năm 2021 thuộc về tác giả người Úc Laura Jean McKay cho cuốn tiểu thuyết đầu tay The Animals in That Country. Những người chiến thắng trước đây bao gồm Margaret Atwood và China Miéville.

BÌNH NGUYÊN theo The Guardian

 

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)