Người Ukraine sử dụng sách văn học để chống chiến tranh

Thứ Ba, 07/06/2022 14:48

Trong suốt đại dịch Covid-19, người dân Ukraine đã mua được rất nhiều sách nhờ vào sáng kiến tiêm ​​vaccine của chính phủ. Giờ đây dẫu không còn thời gian để đọc, thì chúng vẫn rất có thể hữu ích.

NHỮNG TẤM CHẮN CỬA SỔ BẰNG SÁCH

Katerina Sergatskova, tổng biên tập một hãng truyền thông có trụ sở tại Kyiv, đã sống ở đây từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014 - và giờ đây là người không quê hương. Sau khi một máy bay quân sự Nga bị bắn rơi ngay trước cửa nhà, ông và gia đình đã được sơ tán đến một nơi an toàn hơn ở Lviv, miền tây Ukraine. Với tư cách là biên tập viên của hãng truyền thông Zaborona , ông dành nhiều ngày làm việc tại ngôi nhà tạm thời và thu thập các bằng chứng chiến tranh.

Không lâu trước khi Nga xâm lược Ukraine, đại dịch Covid-19 đã mang đến một bước đột phá cho việc tiếp cận văn hóa tại quốc gia này. Thời điểm trước đó, Ukraine là một trong những quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất trên thế giới, và Ukrainian Books Institute (tạm dịch: Viện Sách Ukraine), một cơ quan tương đối mới của chính phủ, đã đưa ra ý tưởng cung cấp “culture vouchers (voucher văn hóa)” như một lợi ích thưởng thêm cho việc tiêm chủng vaccine. Với mỗi voucher trị giá 1.000 hryvnia (khoảng 25 bảng Anh), người dân có thể mua vé xem phim, tới buổi hòa nhạc, là thành viên của phòng tập gym hoặc mua những cuốn sách mới. Kết quả bất ngờ thu lại được là người dân Ukraine đã dành ra hơn 1 tỉ hryvnias cho việc mua sách.

Nhiều người Ukraine trước đây không có thói quen mua sách - các nghiên cứu chỉ ra rằng người Ukraine trung bình chỉ đọc một cuốn sách mỗi năm. Nhưng kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và chiếm một phần Donbas vào năm 2014, chính quyền Ukraine đã thông qua một số đạo luật liên quan đến sách, và một trong số đó là cấm nhập khẩu sách in từ Nga. Những điều luật khác thì bắt buộc các phương tiện truyền thông phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Ukraine, trong khi có nhiều gói hỗ trợ khuyến khích các nhà văn trong nước sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ, cũng như dịch nhiều hơn nữa sách của các tác giả nước ngoài sang tiếng Ukraine. Điều này dẫn đến sự phát triển vượt bậc của các nhà xuất bản Ukraine và phát hiện ra nhiều nhà văn mới.

Có nhiều tác giả nổi tiếng người Ukraine đã viết về các cuộc tấn công của Nga, có thể kể đến như Grey Bees (tạm dịch: Bầy ong xám) của Andrey Kurkov, hay The Orphanage (tạm dịch: Trại mồ côi) của Serhiy Zhadan. Nhưng Ukraine đã phải nói lời tạm biệt với sách vào ngày đầu tiên bị Nga tấn công. Giờ đây họ không có thời gian để đọc hoặc viết - mọi người đều tập trung vào việc bảo vệ những người thân yêu của mình. Vào ngày 24 tháng 2, khi Nga tiến hành một cuộc tấn công toàn diện, tên lửa không chỉ bay vào cơ sở hạ tầng quân sự mà còn lao vào các nhà dân. Tại các thành phố trên khắp Ukraine, người dân địa phương buộc phải phát minh ra các cách để tự bảo vệ mình.

Người dân Kyiv dùng sách để gia cố cửa sổ. Ảnh được chụp bởi nhà nghiên cứu đô thị Lev Shevenko.

Trong nhiều hình ảnh đã ghi lại được, nhà nghiên cứu đô thị Lev Shevchenko đã chụp cách mà những người hàng xóm của ông trong khu dân cư Kyiv bảo vệ cửa sổ nhà mình. Ở đó, hàng đống sách được xếp như một tấm chắn bảo vệ. Chúng được sắp xếp quay gáy vào trong, vì vậy rất khó để nhận ra đó là những tựa sách nào. Chỉ có một cuốn khá dày và dễ nhận biết, là tập hợp các tác phẩm của nghệ sĩ người Nga Ilya Glazunov. Họa sĩ này là người đã chứng kiến sự điên loạn của ​​chiến tranh thế giới thứ hai khi còn là một thiếu niên và cũng nhìn thấy ​​sự sụp đổ của Liên Xô cũ, giờ đây ông công khai ủng hộ các chính sách của Putin và vẽ những bức tranh ca ngợi nước Nga. Còn ở phía bên kia, người dân Kyiv đang sử dụng cuốn sách có các bức tranh của ông để tự vệ trước các cuộc tấn công của không quân Nga.

CÁCH NHÀ VĂN LỚN NÓI VỀ CHIẾN TRANH

Andrey Kurkov, nhà văn Ukraine viết bằng tiếng Nga nổi tiếng nhất tại đất nước này, đã viết những dòng cuối cùng của tập bản thảo trên máy bay. Và khi đến được Charles de Gaulle, cuốn sách mới của ông đã hoàn thành. Ông đang lưu trú trong một resort gần Jardin du Luxembourg. Trong cơn mưa tầm tã khoảng sau 11 giờ 30 sáng, một người bạn và là nhà văn người Pháp Liana Levi, đã sẵn sàng ở quầy lễ tân để hộ tống ông đến gần nơi làm việc của họ, vị trí đã lên lịch cho buổi phỏng vấn buổi chiều.

Vào thời điểm có mặt trong sự kiện Ukrainian Cultural Heart buổi tối cùng ngày, ông đã thức suốt 48 giờ trước đó. Đứng trước một lượng lớn người xem ở tầng hai, Kurkov đã nói về đất nước mình bằng tiếng Pháp. Những tiếng thở dài đau khổ và tiếng cười chua chát vang lên đâu đó trong căn phòng có vách ngăn, được trang trí bằng những bức biếm họa màu.

Kurkov đã ở đó để tranh luận về cuộc chiến tranh, tuy nhiên do cuốn Grey Bees (tạm dịch: Bầy ong xám) vừa mới xuất bản gần đây bằng tiếng Pháp, nên ông cũng đã thảo luận về cuốn sách đó. Bốn năm trước, khi cuốn tiểu thuyết lần đầu xuất hiện ở Ukraine, nó đã ra mắt rất đúng thời điểm (khi Nga sáp nhập Crimea); nhưng giờ đây nó lại tiên tri một cách bất ngờ về cuộc tiến quân vào Ukraine.

Câu chuyện xảy ra vào năm 2017, ba năm sau khi Nga điều động lực lượng vào khu vực Donbas, nơi không giống như phần trung tâm và phía tây của quốc gia, các yếu tố Xô Viết vẫn còn sót lại. Kurkov nói trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Anh: “Một Ukraine với cuộc đấu tranh trường tồn và bị cô lập sẽ không bao giờ được chào đón hoàn toàn bởi châu Âu hoặc phần còn lại của thế giới.”

Sergeyich, nhân vật chính người Nga của cuốn sách này, gần như bị cuốn vào trong cuộc chiến. “Vùng xám” dài khoảng 280 dặm giữa các lực lượng bảo vệ Ukraine và thân Nga, là một dải lãnh thổ mảnh mai. Hầu hết cư dân gần đó đã di tản hết vì cuộc giao tranh. Sergeyich, một cựu thanh tra phá hủy bom mìn giờ đã nghỉ hưu, tiếp tục ở lại và là một trong hai cư dân duy nhất còn lại trong làng Little Starhorodivka.

Nhà văn Ukraine Andrey Kurkov và cuốn tiểu thuyết Grey Bees.

Khi các trận chiến ngày càng quần thảo và khoản dành dụm đã gần cạn kiệt, Sergeyich nghĩ đến sinh kế duy nhất - nuôi ong. Từ lâu đây là đam mê của ông, nhưng giờ đây nó đã phát triển thành một nhu cầu thiết yếu. Thời gian trôi qua ông cố chống chọi, như rồi cuối cùng cũng phải quyết định rời đi khi nhận thấy những con ong đang tạo ra mật đắng - bởi thứ thuốc súng từ trong chiến tranh đã làm ô nhiễm phấn hoa mà chúng thu được.

Đóng gói tổ ong vào chiếc Lada bầm dập, ông lái xe đến khu vực Zaporizhzhia lân cận và sau đó là đến Crimea, nơi ông định gặp một người bạn tốt mà mình đã quen trước đây trong một hội nghị về ong, Akhtem. Khi Sergeyich đến được nơi đó, ông mới biết từ vị hôn phu của Akhtem rằng ông đã bị bắt giữ, và bà đã không nghe được tin gì về ông ấy trong hai năm nay.

Trong phần hỏi đáp sau cuộc thảo luận, một người đồng hương trẻ tuổi đã hỏi Kurkov liệu ông có kế hoạch dịch cuốn tiểu thuyết này sang tiếng Ukraine không. Ông đã nói không, một cách lịch sự nhưng chắc chắn. Sau đó ông đã nói riêng với những người bạn thân cận của mình: “Khi bạn không sử dụng tiếng Ukraine, bạn thực sự không phải là người Ukraine. Hơn nữa, nó dường như bỏ qua tinh thần của cuốn sách này”. Bởi lẽ bất kể nguồn gốc Nga, Sergeyich đã trở thành bạn thân với một người Ukraine, và đó là điều cần thiết nhất lúc này. Tuy nhiên Sergeyich là một người Nga, và việc cho nhân vật này nói tiếng Ukraine là không cần thiết.

THUẬN NGÔ

Dịch theo The Guardian và The New York Times

VNQD
Thống kê
Bài đọc nhiều nhất
Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Vòng quay ra con số vòng xoay ra phận đời

Tôi nhớ cho đến đầu năm lớp 9, một đêm Dưỡng đạp xe qua nhà tôi cho lại bộ sách rất mới. Dưỡng bảo nghỉ học. Chỉ vậy thôi rồi Dưỡng đi... (TỐNG PHƯỚC BẢO)

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Cây thốt nốt quỳ trên núi Tưk-cot

Tôi được nhiều lần sang Campuchia cùng các đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hi sinh qua các thời kì chiến tranh... (HỒ KIÊN GIANG)

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Nguyên mẫu trong hai truyện vừa đầu tay viết cho thiếu nhi của tôi

Khi viết cuốn Những tia nắng đầu tiên tôi đã hóa thân vào các em nhỏ học sinh lớp 6 của năm học 1969 - 1970 ở Hà Nội... (LÊ PHƯƠNG LIÊN)

Bà Minh của tôi

Bà Minh của tôi

Sống ở Hà Nội, trở thành một công dân có hộ khẩu đến nay đã hơn hai thập kỉ, nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác mình thuộc về Hà Nội... (ĐỖ BÍCH THÚY)