Mùa xuân dường như bao giờ cũng đến sớm hơn với người chiến sĩ, nhất là chiến sĩ Biên phòng. Xuân biên cương đoàn kết vững mạnh thế trận lòng dân chính là đường đi, đích đến xuyên suốt của Bộ đội Biên phòng. Trong bài khai xuân số Tết Quý Mão 2023, Văn nghệ Quân đội đã có cuộc đối thoại với Trung tướng Lê Đức Thái - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng với những nét đặc sắc về người chiến sĩ quân hàm xanh.
Bài đối thoại mang tên Xuân biên cương đoàn kết vững mạnh thế trận lòng dân sẽ mở đầu tạp chí số này.
Văn nghệ dân tộc thiểu số là tiếng nói tâm hồn, tình cảm, tư tưởng, thẩm mĩ, ý thức công dân của các văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số. Hơn ai hết, họ là người phát ngôn trung thực nhất cho dân tộc, cộng đồng mình, từ đó góp phần lưu giữ và lan tỏa hệ giá trị tốt đẹp của đồng bào các dân tộc anh em vào sự phát triển chung của đất nước. Dịp này, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã có cuộc trò chuyện với nhạc sĩ Nông Quốc Bình, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam để có thêm những góc nhìn về đề tài này. Bài trò chuyện mang tên Những mảnh ghép giàu bản sắc của nền văn học nghệ thuật Việt Nam.
Đặc biệt, trong số này, VNQĐ công bố Kết quả Cuộc thi thơ 2021-2022 trên tạp chí và Tặng thưởng năm 2022 cho các tác phẩm xuất sắc trong năm qua.
Phần Văn xuôi với những sự xuất hiện ấn tượng.
Truyện ngắn Bích họa trần gian của nhà văn Trung Sỹ khắc họa những gian khổ, khốc liệt, buồn vui của những người lính nơi chiến trường Campuchia. Qua bức bích họa của Trung, từng gương mặt, từng dáng hình đồng đội và những người anh yêu mến hiện lên. Phải chăng, trong Phật vốn chất chứa muôn nỗi trần gian…
Truyện ngắn Tiếng gọi lúc hoàng hôn của Trần Thị Tú Ngọc gây xúc động cho người đọc bởi tình mẫu tử của loài voi cũng như tình cảm của con người với thiên nhiên hoang dã. Qua đó, chúng ta cũng khắc khoải những xót xa trước những mất mát do con người gây nên cho tự nhiên. “Có tiếng gọi bầy vọng lại giữa hoàng hôn. Những con voi vẫn tiếp tục tìm kiếm cánh rừng đã mất…”
Truyện ngắn Khuy áo đỏ của nhà văn Tống Ngọc Hân là câu chuyện đẹp giữa Mắn và Khấu. Như một bản nhạc êm dịu được cất lên xua tan những u ám, tù túng của đời sống. Sự éo le của số phận, sự khắc nghiệt của mưu sinh không làm cho con người mất đi tình yêu, niềm tin và hi vọng vào những điều tốt đẹp đang tới…
Truyện ngắn Giao thừa của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy cuốn hút người đọc bởi những tình tiết hấp dẫn, sinh động, lối viết tự nhiên, sâu sắc. Một phạm nhân nữ trở dạ vào đúng thời khắc giao thừa. Trong bối cảnh đặc biệt ấy, những con người đặc biệt và tưởng như chỉ là bất-đắc-dĩ nhưng đã cùng nhau trải qua một giao thừa đáng nhớ để chào đón một công dân ra đời.
Bên cạnh đó, phần Văn xuôi còn có ghi chép Những ngọn lửa biên thuỳ của tác giả Nguyễn Hội; ghi chép Lần đi thăm tết cuối cùng của Bác Hồ của tác giả Trình Quang Phú; kí ức lính Tết của lính Vị Xuyên của tác giả Nguyễn Quốc Hùng; bài viết của nhà văn Khuất Quang Thụy Từ ngôi nhà số 4…; bút kí Nam Du của Trương Chí Hùng; tản văn Cỗ thang cuốn của Nguyễn Anh Vũ.
“Truyện ngắn hay tác giả tự chọn” giới thiệu tác phẩm Con mèo lông gio của nhà văn Trần Văn Thước.
Phần thơ số Tết là sự xuất hiện của những nhà thơ tên tuổi đã góp phần làm nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam trong nhiều năm qua như: Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Quần Phương, Vương Trọng… và nhiều tác giả khác đang góp mình vào dòng chảy thi ca đương đại hôm nay. Mỗi bài thơ là một góc nhìn độc đáo, sâu sắc, riêng biệt. Sự phong phú của đề tài, đa dạng của thể loại làm cho những trang thơ mùa xuân sinh động, ấm áp và gợi mở nhiều cảm xúc…
“VNQĐ giới thiệu” là chân dung tác giả Nguyễn Đăng Độ cùng chùm thơ ấn tượng.
“Thơ trong những tập thơ” là bài viết Thơ chọn con đường lộng gió thanh tân của nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa giới thiệu về tập thơ Đêm hoạ mi của tác giả Lê Anh Phong.
Văn học nước ngoài giới thiệu truyện ngắn Sợi dây nhỏ của nhà văn Pháp Guy de Maupassant.
Phần Bình luận văn nghệ với sự tham gia của các tác giả: Tôn Phương Lan, Nguyễn Khắc Phê, Ngô Vĩnh Bình, Lê Phong, Phùng Gia Thế, Phạm Minh Quân, Trịnh Đặng Nguyên Hương, Trần Hồng Giang, Nguyễn Mạnh Hùng.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội không chỉ là một địa chỉ thân thuộc để anh em văn nghệ “đi về” mà còn là cái nôi ươm mầm, đào tạo nên những nhà văn lớn của nền văn học cách mạng. Hơn 60 năm qua, một đội ngũ hùng hậu nhà văn mặc áo lính, với rất nhiều giải thưởng danh giá, đã làm nên văn hiệu của Tạp chí, trong đó có 8 nhà văn được Giải thưởng Hồ Chí Minh. Bài viết Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những nhà văn chiến sĩ sẽ khắc hoạ rõ hơn chân dung văn chương của các nhà văn này.
Hình ảnh người mẹ ngóng chờ con vào mỗi dịp lễ tết nơi quê nhà lâu nay luôn là một nỗi ám ảnh, một cảm thức mãnh liệt trong mỗi tâm hồn người Việt. Nó còn là cả một kho tàng cảm xúc để cho các nhà văn nhà thơ khai thác, tạo nên những tình tiết đặc sắc, những sắc thái rung động trong văn chương nghệ thuật nói chung, thi ca nói riêng. Và hình ảnh ấy qua những bài thơ của nhà thơ Trần Mạnh Hảo lại như càng tăng thêm những cung bậc cảm xúc xa xót quằn quại đến thắt lòng. Bài viết Hình ảnh mẹ và tết quê trong thơ Trần Mạnh Hảo của tác giả Trần Hồng Giang sẽ có những phân tích sâu sắc về chủ đề này.
Vẻ đẹp và hệ thống biểu tượng phong phú của mùa xuân đã khiến nó trở thành chủ đề yêu thích của các nghệ sĩ trong suốt dòng chảy lịch sử nghệ thuật. Bài viết Những âm ba của mùa xuân sẽ nói về đề tài mùa xuân trong một số tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu.
Còn nhiều bài viết được đông đảo bạn đọc quan tâm, các vấn đề của đời sống hôm nay, chân dung nhân vật qua cái nhìn của văn nghệ sĩ... cũng được phản ánh một cách sinh động và thuyết phục...
Tạp chí VNQĐ số 1004 + 1005 dày 200 trang, dự kiến phát hành ngày 10/1/2023. Thân mời các bạn đón đọc!
Văn
VNQĐ Xuân biên cương đoàn kết vững mạnh thế trận lòng dân 3. Ban Biên Tập Những “văn bản tâm hồn” cất lên từ đời sống 12. Trung Sỹ Bích họa trần gian 18. Nguyễn Hội Những ngọn lửa biên thùy 26. Trần Văn Thước Con mèo lông gio 45. Trình Quang Phú Lần đi thăm tết cuối cùng của Bác Hồ 56. Nguyễn Quốc Hùng Tết của lính Vị Xuyên 61. Trần Thị Tú Ngọc Tiếng gọi lúc hoàng hôn 78. Tống Ngọc Hân Khuy áo đỏ 93. Khuất Quang Thụy Từ ngôi nhà số 4… 102. Lý Hữu Lương Nhạc sĩ Nông Quốc Bình: Những mảnh ghép giàu bản sắc của nền văn học nghệ thuật Việt Nam 122. Nguyễn Xuân Thủy Giao thừa 130. Trương Chí Hùng Nam Du 140. Nguyễn Anh Vũ Cỗ thang cuốn 155.
Thơ
Hữu Thỉnh Ghi ở Cù Lao Chàm 33. Thanh Thảo Suối cạn 34. Anh Ngọc Bay trên mái nhà của mẹ 35. Nguyễn Đức Mậu Que diêm cuối cùng trong hộp diêm 36. Vũ Quần Phương Vườn trưa căng gió 37. Vương Trọng Bàn tay mùa chàm 38. Ngọc Bái Những cơn mưa 39. Lê Thành Nghị Rượu Mù Cang Chải 40. Nguyễn Trác Nho Quế trong sương 41. Hoàng Vũ Thuật Mùa xuân và chim én 42. Pờ Sảo Mìn Trên dãy núi Vi Mô 43. Nguyễn Thanh Kim Thung sương reo nhạc ngựa 44. Phan Hoàng Mây và núi 65. Hữu Việt Ông lão vườn cây 66. Dương Khâu Luông Em đi đâu mà sao không đến hội 67. Nguyễn Văn Khôi Hoa trên đá 68. Trần Văn Lợi Đào giấy biết lòng mình rất tết 69. Dương Kỳ Anh Đào tháng ba còn chát 70. Đinh Công Thủy Mở mắt là thấy núi 71. Đoàn Mạnh Phương Em 72. Nguyễn Quang Hưng Người phụ nữ gốm 73. Nguyễn Minh Cường Đi đón xuân về 74. Người Biên Tập Thi tứ mùa xuân 75. VNQĐ Giới thiệu thơ Nguyễn Đăng Độ Cố hương; Xóm nhỏ mờ xa 88. Hoàng Đăng Khoa Thơ chọn con đường lộng gió thanh tân (Đọc Đêm họa mi của Lê Anh Phong) 90. Nguyễn Linh Khiếu Chiếc ghế 110. Nguyễn Quang Thiều Gửi một người không biết tên 111. Nguyễn Việt Chiến Màu Kinh Bắc, sắc Đông Hồ 112. Trần Anh Thái Con đường 113. Nguyễn Hữu Quý Thì đây tôi vẫn cũ càng 114. Lê Huy Mậu Viết trước giao thừa 115. Trần Quang Đạo Sơn hạ hỏa 116. Hồng Thanh Quang Qua những xa xôi 117. Trần Hùng Dấu chân xa lắm 118. Võ Sa Hà Tìm sơn nữ xứ ngàn hoa 119. Đặng Vương Hưng Mẹ ơi quê có lạnh không? 120. Văn Công Hùng Tây Nguyên ngày không tuổi 121. Nguyễn Thúy Quỳnh Đồng hành 160. Trần Thị Huyền Trang Khoảnh khắc 161. Minh Hạ Đồng chiều 162. Vi Thùy Linh Nhờ người chơi phong cầm 163. Hoàng Thụy Anh Bài ca tháng giêng 164. Trần Hoàng Thiên Kim Khoảnh khắc 165. Lê Vi Thủy Hẻm nhỏ 166. Ngô Thanh Vân Ai đã đem mùa xuân đến đây 167. Vũ Thiên Kiều Lửa chữ 168. Lê Nguyễn Yên Phong Đại dương, con sóng bạc đầu 169.
Văn học nước ngoài
Guy de Maupassant
Sợi dây nhỏ (Trần Ngọc Hồ Trường dịch từ nguyên bản tiếng Pháp) 148.
Bình luận văn nghệ
Tôn Phương Lan Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những nhà văn chiến sĩ 106. Nguyễn Khắc Phê Người “tiền trạm” Hội nghị Paris lại về với Huế 170. Ngô Vĩnh Bình Bác sĩ Trần Duy Hưng trong Rong chơi giữa dòng đời 175. Lê Phong Tốt bụng hay “tốt mồm”? 178. Phùng Gia Thế Nhìn lại văn xuôi Việt 2022 181. Phạm Minh Quân Những âm ba của mùa xuân 186. Trịnh Đặng Nguyên Hương Những bông hoa mùa xuân trong văn học thiếu nhi 191. Trần Hồng Giang Hình ảnh mẹ và tết quê trong thơ Trần Mạnh Hảo 195. Nguyễn Mạnh Hùng Hoa dành dành trắng và những kí ức đời lính 198.
Minh hoạ, ảnh
Bìa: Quý Mão Tranh của hoạ sĩ Tào Linh
Thành Chương, Nguyễn Vân Chung, Đỗ Dũng, Lê Trí Dũng, Nguyễn Văn Đức, Phạm Hà Hải, Hải Kiên, Nguyễn Đăng Phú, Nguyễn Anh Vũ, PV…
VNQD